cảnh
Trong nhiều tác phẩm, mâu thuẫn, xung đột được bật lên thông qua sự đối chọi giữa các tính cách. Ở Sắm vai, mâu thuẫn xảy ra không ồn ào, không bùng nổ mà nó âm ỉ trong hai tính cách trái ngược nhau. Nhà văn T vốn giản dị, ưa sự yên tĩnh còn vợ anh cầu kì, ưa sôi nổi, chải chuốt, vui vẻ, trẻ trung… Sống với vợ, nhà văn T phải hoá trang thành một người khác, đánh mất mình. “Khuôn mặt anh T bây giờ như vừa bị chia đôi ra: một bên đầy suy nghĩ và lơ đễnh của người nghệ sĩ sáng tạo, một phía bên kia lại hết sức vui vẻ, trẻ trung như một người còn đang hoá trang dở chưa xong” [6. 393]. Những mâu thuẫn trong tính cách đó tạo ra hoàn cảnh đầy bi hài của nhà văn T. Và rồi cuối cùng chỉ chưa đầy một tháng anh đã nhận ra không thể sống khác mình như vậy lâu dài được. Quyết định trở về với con người thật của mình nhưng - trong dự báo của người đọc - bi kịch gia đình anh chắc chắn sẽ xảy ra vì cô vợ không thể chấp nhận một người chồng như vậy…
Đi vào thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy nhà văn đã phát hiện ra mâu thuẫn, xung đột ngay trong mối quan hệ ruột thịt nhất. Đó là mâu thuẫn giữa Phác và cha nó. Thấy bố đánh mẹ, nó đã lao tới với “sự giận dữ căng thẳng” và sau đó “nhẩy sổ vào cái lão đàn ông” và hành động thật quyết liệt “nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt” vào ngực bố nó. Người đàn bà “vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã” và đã có những hành động không kìm nén được với thằng bé “Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.” [6. 501]. Lúc này “thằng nhỏ như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà làm rỏ xuống những giọt nước mắt” [6. 501]. Chưa hết, Phác còn định giết bố nếu như chị gái nó
không ngăn kịp “đứa con gái đã rút ra được từ trong cạp quần đùi của thằng bé một vật sáng loáng. Trời ơi đó là một con dao găm” [6. 504]. Và mâu thuẫn giữa Phác với bố ngày càng căng thẳng, khó hoà giải được dù rằng mẹ đã gửi nó lên rừng với ông ngoại, nhưng ý định trừng phạt bố của nó thì vẫn chưa hết “Nhưng hễ rời ra là nó trốn về. Thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” [6. 514]. Phác càng thương mẹ, càng căm thù bố. Mâu thuẫn ấy làm bộc lộ sự rạn vỡ của những quan hệ ruột thịt trong gia đình, tạo nên một hoàn cảnh đầy căng thẳng…Nhà văn không giải quyết nà bỏ ngỏ mâu thuẫn ấy để người đọc cùng nhận thức được những bức tranh hiện thực đời sống còn nhiều ngang trái, éo le, cùng trăn trở, lo lắng, đồng cảm với nhà văn về số phận con người trong hoàn cảnh sống đầy bất trắc...