Tiếp xúc với thế giới nhân vật trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, chúng tôi nhận thấy những nhân vật tĩnh trong tập truyện ngắn này rất phong phú. Những nhân vật có tên như: Hường, Hưng, Hoà, Thương, Hậu, Huệ, Liên, bà Ngan, Loan... và nhiều nhân vật chỉ được gọi bằng nghề nghiệp như: một nhà văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, người thợ cắt tóc và những người đàn bà, lũ trẻ con ở một vùng quê nghèo hay trong một khu tập thể nào đó... mỗi người đều có đời sống riêng của mình. Nhưng cái riêng của họ được khắc họa qua những mối quan hệ nhằng nhịt, phức tạp của cuộc sống đời thường như một dòng sông không phẳng lặng. Nhìn từ phương diện cấu trúc hoàn cảnh của tác phẩm, đó là những mối quan hệ bổ sung (trực tiếp hay gián tiếp) của hệ thống nhân vật tĩnh với nhân vật động.
Trước hết là trong quan hệ với nhân vật động, nhân vật tĩnh làm nổi bật hoàn cảnh của nhân vật động.
Trong tác phẩm Bên đường chiến tranh, hai nhân vật Hưng và Hường xuất hiện làm nổi bật tính cách và hoàn cảnh của Thụy và Hạnh. Nếu Hưng và Hường tíu tít, sôi nổi, hồn nhiên, cười nói ríu rít như chim sẻ, tiếng cười tưng
bừng... thì Thụy kín đáo “những người lính thông tin phụ trách làm sao biết được những ý nghĩ và tâm sự thầm kín của người chỉ huy vào lúc bấy giờ” [6. 168]. Hường là cô gái bồng bột, chóng quên, chính cô cũng nhận thấy “chóng quên anh chàng lái máy bay trực thăng đến thế, sau khi Hưng, người lính trinh sát chỉ dừng chân vài lần trong nhà cô” [6. 157]. Trong khi đó Hạnh (mẹ cô) lại luôn kín đáo, chung thủy với tình yêu. Suốt ba mươi năm bà chờ đợi sự trở lại của người yêu. Vậy mà khi gặp lại, họ cũng vẫn phải ghìm nén lại, phút giây hội ngộ lặng lẽ mà vẫn vô cùng cảm động “Người đàn bà chủ nhà trong một phút cứ để mặc cho tất cả nỗi xao động về mối tình đầu từ thưở còn xa lắc trong quá khứ và không bao giờ quên được tự do chiếm đoạt lấy tâm hồn mình, phủ lên người đàn ông đã già mặc quân phục dã chiến đứng im lặng trước mặt trong một cái nhìn đầy âu yếm rồi vội vã đưa bàn tay gạt một giọt nước mắt tự nhiên cứ ứa ra, đoạn lấy cái dáng thong thả, bình thản quay trở vào nhà” [6. 161]... để rồi trong bữa cơm sau đó bà Hạnh chỉ nhủ thầm với người yêu, gửi cảm xúc trong ánh mắt "bao bọc lấy người yêu cũ trong một ánh mắt nồng nàn”. Hường thấy chiến tranh “chẳng có gì ghê gớm cả, lại còn vui vẻ dễ chịu”, trong khi mẹ cô hiểu hơn ai hết cái mất mát của tình yêu, sự thiệt thòi của đời người trong chiến tranh và hạnh phúc của bà chỉ là một “vùng tưởng tượng huyền ảo”... Nhân vật tĩnh có vai trò tạo dệt hoàn cảnh trong tác phẩm này cũng cần phải nói đến ông Phác (chồng bà Hạnh), là một con người kín đáo, nhẫn nhịn. Ông biết bà Hạnh chỉ dành cho mình một nửa trái tim, nhưng chẳng bao giờ trách móc, mà rất tôn trọng, yêu mến bà... Những câu khen vợ trong bữa ăn, sự say sưa luận giải về lí thuyết nấu ăn của ông đã làm cho bầu không khí sinh hoạt gia đình trở nên thân mật hơn. Chính cái đó cũng là cách để ông giấu cái sự nghi ngờ của mình với vợ... Và chính ông đã nói với Thụy “Cả hai chúng ta chẳng ai có lỗi cả. Hạnh cũng vậy” [6. 168]. Nhân vật ông Phác đã tạo nên không khí thân mật, gần gũi cho Thụy và
Hạnh. Sự độ lượng, tốt bụng của ông cùng với Thụy, Hạnh tạo nên không khí thân mật, ấm cúng và cũng góp phần tạo nên cơ chế vị tha, nhẫn nhịn trong cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật của tác phẩm này...
Có những nhân vật tĩnh xuất hiện trong tác phẩm như là một cái cớ để tạo nên hoàn cảnh của nhân vật động. Người chiến sĩ - người thợ cắt tóc trong
Bức tranh là một kiểu nhân vật tạo hoàn cảnh như vậy. Dù bị người họa sĩ từ chối vẽ chân dung (mặc dù anh đã tha thiết thỉnh cầu) nhưng anh chỉ “lẳng lặng” không trách cứ. Chính anh sau đó đã trở thành người thồ tranh cho họa sĩ (nhân vật tôi) và cứu người họa sĩ khỏi bị cuốn trôi. Vừa thồ tranh vừa dìu người họa sĩ đi trong rừng... Anh đã làm cho người họa sĩ hối hận về cách xử sự của mình lúc trước. Người họa sĩ đã hăng hái vẽ chân dung của anh với tất cả cảm xúc biết ơn và ăn năn. Họa sĩ còn hứa chắc chắn sẽ gửi bức tranh đó cho người mẹ già của anh ở hậu phương... Sau này, khi là người thợ cắt tóc, nhận ra người họa sĩ năm xưa nhưng anh cũng không trách móc, không tỏ thái độ căm ghét mà rất nhã nhặn, lịch sự. Chính điều đó làm cho người họa sĩ không thể yên ổn, lúc nào lương tâm cũng bị giày vò và luôn phải có những cuộc đấu tranh tinh thần căng thẳng. Trong tác phẩm này cũng phải nhắc đến người mẹ già mù lòa, người vợ anh cắt tóc - dù chỉ xuất hiện thoáng qua với vài câu nói nhưng có sự tác động tâm lí tới người họa sĩ rất rõ. Anh nhận thấy chính mình là người đã làm cho bà mẹ anh trở nên mù lòa (bởi nếu anh giữ đúng lời hứa thì “không khéo bà cụ không bị lòa mà còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra”). Lời nói vô tình của một người khách trong quán nước “có người tốt vậy, có đứa đểu cáng lật lọng hết chỗ nói” chắc chắn tác động tới nhận thức và lương tâm của người họa sĩ. Câu nói vô tình của nhân vật không tên ấy chính là sự cố tình của nhà văn trong việc tạo dựng môi trường hoàn cảnh cho nhân vật đi vào chiều sâu ý thức. Từ đó, nhân vật họa sĩ càng thêm day dứt và quyết định không thể lẩn tránh, không cho phép mình chạy trốn... Thái
độ bình tĩnh, lời nói rụt rè, ân cần của người thợ cắt tóc đã góp phần thể hiện bản chất con người anh giàu sự vị tha, độ lượng (đấy cũng là một yếu tố thể hiện cơ chế vị tha, bao dung trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh).
Mối quan hệ giữa nhân vật động và nhân vật tĩnh tạo nên những hoàn cảnh sinh động đặc biệt phải kể đến các nhân vật Quỳ, Hòa, Hậu, Thương, Ph... trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. “Nếu các truyện ngắn trong tập như là những lát cắt ngang cuộc sống nhân vật thì truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã dõi theo các số phận trong một quãng đời dài” [15. 152]. Những quan hệ chằng chéo của bốn nhân vật trên tạo nên những mảng hoàn cảnh làm nổi bật số phận và tính cách nhân vật chính. Có thể minh họa mối quan hệ ấy qua sơ đồ sau:
Nhìn từ phương diện cấu trúc của hòan cảnh nghệ thuật thì Quỳ là nhân vật động còn những nhân vật kia là tĩnh (trong tác phẩm những nhân vật kia hiện lên qua dòng hồi tưởng của Quỳ). Mỗi nhân vật tĩnh mang đến những phản ứng tâm lí và tạo ra những hoàn cảnh khác nhau của nhân vật động. Hòa xuất hiện với “cặp mắt điềm tĩnh... ánh mắt không hề chớp lạnh lẽo như một ánh thép” điều đó đã gây cảm giác bất ngờ cho Quỳ. Và điều kì lạ là Quỳ lại bị “đánh gục” trước Hòa “Lúc lòng tự ái bị xúc phạm cũng là lúc tôi nhận ra
Ph Thương Hoà Hậu Tình yêu Đ ơn phư ơng Ch ủ động Đơn phương Quỳ
mình đã yêu anh ấy” [6. 221]. Nhân đây cũng phải nói rằng Nguyễn Minh Châu rất hay miêu tả ánh mắt, khuôn mặt, bàn tay của các nhân vật. Đó là những hệ thống tín hiệu thẩm mỹ tô đậm cá tính, bản sắc riêng của nhân vật (nhân vật Hạnh trong Bên đường chiến tranh với “ánh mắt đau đáu đầy vẻ dò hỏi” đã ám ảnh Thụy hơn ba mươi năm. Nhân vật họa sĩ tự thú với bức tranh vẽ khuôn mặt người “và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải bồn chồn, đầy nghiêm khắc đang nhìn vào nội tâm” [6. 198], bà mẹ người hoạ sĩ có “khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ”, “bàn tay dăn deo” (Bức tranh)”.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, lão chồng có “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, thằng Phác “vẫn nhìn tôi bằng con mắt âm thầm giấu kín đầy một sự thù ghét”. Lão Khúng được miêu tả với đôi bàn tay “đầy những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [6. 553]… Quang trong Cơn giông có “cái mặt hắn vàng như trát nghệ, và tròng mắt cũng vàng rực và trở nên long lanh như mắt một con mèo hoang” [6. 319]… Loan trong Sống mãi với
cây xanh có “khuôn mặt xinh đẹp đầy trong sáng, ánh mắt đằm thắm” [6. 638]…) còn trong tác phẩm này, Quỳ với “khuôn mặt hơi gầy, bàn tay búp măng”, Hoà với khuôn mặt và “ánh mắt lạnh lẽo như ánh thép”, Thương với “khuôn mặt điển trai” và “cặp mắt mệt mỏi” Ph với “khuôn mặt xương xương... cặp mắt như của một người đã chết rồi” (trong cả tác phẩm hình ảnh
bàn tay được nhắc tới 35 lần, cặp mắt 18 lần, khuôn mặt 24 lần)... Chính hình ảnh bàn tay, đôi mắt, khuôn mặt của Hòa đã ám ảnh Quỳ từ khi gặp mặt đến khi yêu và cả đến khi Hòa hi sinh… Bàn tay và nụ cười của anh như một miền kí ức thiêng liêng quý giá nhất trong cuộc đời mình và tình yêu với anh ấy ám ảnh dai dẳng đến hết cuộc đời Quỳ...
Tình yêu đơn phương của bác sĩ Thương dành cho Quỳ cũng làm cho cô xiết bao xúc động. Anh thầm lặng yêu Quỳ dù biết Quỳ yêu Hòa, yêu âm thầm theo những mối tình của chị... anh sẵn sàng chờ đợi đến ngày hòa bình
để ngỏ lời cầu hôn. Hiện lên trong tác phẩm với hình ảnh người bác sĩ tận tụy, người yêu chân thành, kiên nhẫn đầy lịch sự, Thương đã để lại cho người đọc bao ấn tượng tốt đẹp, tiếc nuối. Chính Quỳ cũng đã khóc, đã tiếc nuối vô cùng khi phải quyết định từ chối anh “sẽ chẳng bao giờ tôi còn đánh mất đi một cái gì lớn hơn, quý báu hơn... Tôi cũng sắp phải từ chối và đánh mất tất cả hạnh phúc tình yêu của tôi” [6. 297]... để đến với Ph. Mất Thương là Quỳ mất một người tình tha thiết bao dung... Còn Hậu - lại một người yêu Quỳ đơn phương mãnh liệt, nhưng kín đáo đến không ngờ. Chỉ riêng với Hậu là Quỳ không hề biết và cũng không hề có cảm xúc yêu thương khi anh còn sống. Khi anh hi sinh, Quỳ mới biết anh yêu mình “bằng tình yêu của tất cả những người yêu tôi cộng lại” [6. 263]. Một chuỗi những cảm xúc không thể ngờ, sững sờ, một sự hối hận về những hành động vô tâm của mình với Hậu đã làm cho Quỳ khóc “những giọt nước mắt cuối cùng”... (Nhiều nhân vật của Nguyễn Minh Châu đã khóc, nhưng Quỳ là nhân vật khóc nhiều hơn cả, những giọt nước mắt của Quỳ đã tô đậm những hoàn cảnh ngang trái éo le trong cuộc đời đa đoan của cô và góp phần tạo ra sức truyền cảm mạnh mẽ cho tác phẩm). Ở đây, chúng ta cũng phải lưu ý tới chi tiết: Quỳ phát hiện ra trong ba lô của những người lính liệt sĩ (mà Quỳ chưa biết tên, biết mặt) có những trang nhật kí ghi lại tình yêu thầm lặng, đơn phương của họ với cô như thế nào. Sự xuất hiện những dòng nhật kí của những người lính vô danh ấy cũng là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo để bộc lộ hoàn cảnh của Quỳ “những giờ phút đặc biệt làm thay đổi cuộc đời và cái nhìn của chị, cách sống của chị”. Tình yêu âm thầm của những người lính đã ngã xuống kia cũng góp phần tạo nên không khí buồn bã, tiếc nuối cho hoàn cảnh nghệ thuật của tác phẩm. Với Hậu, nhà văn một lần nữa lại chọn cái khốc liệt nhất của chiến tranh; đó là cái chết. Cái chết mang đi tình yêu và cũng làm cho tình yêu bất tử! làm cho những người còn sống nhận ra giá trị của tình yêu... Khi Quỳ yêu Hòa, cô mơ
tới một thánh nhân, còn khi đến với Ph, Quỳ mơ ước làm một thánh nhân. Con người có nhiều ham hố ấy đã tự tạo ra hòan cảnh cho mình khi cô quyết định đi tìm Ph, đến với Ph. Mặc dù, trong lần đầu gặp gỡ Quỳ có những cảm xúc ghê tởm, căm ghét, mỉa mai... và chị thấy trong mắt Ph “có cặp mắt của một người như chết rồi, chết từ lâu lắm rôì, mi mắt vẫn mỏng, cặp lòng đen vẫn đưa đẩy nhưng một nỗi tuyệt vọng ghê gớm đã xâm chiếm trọn vẹn lấy mọi tia nhìn” [6. 283]. (Mỗi người đã để lại cho Quỳ những ấn tượng riêng về cặp mắt: Hòa là cái nhìn lạnh lẽo như ánh thép, bác sĩ Thương là cặp mắt mệt mỏi, Hậu là “cái nhìn đau đáu đến là khó hiểu” Ph là “cặp mắt như đã chết”)... Nhưng lần sau, khi Ph vắng mặt thì Quỳ lại: “tôi nhận ra ở trong tôi đang có một cơn khát ghê gớm, cơn khát của sự hồi sinh của mọi tài năng. Nhất quyết tôi phải đưa cái người đàn ông tội lỗi ra khỏi tình trạng chán chường tuyệt vọng hiện tại, trả anh ta trở về với công việc của anh ta, tôi phải làm sống lại một khả năng và trí tuệ đang chết” [6. 288]. Chính Ph, với chút lòng tự trọng còn lại đã cho Quỳ càng quyết tâm thực hiện ý định cứu vớt một con người. Từ chối lòng cao thượng của bác sĩ Thương, nhưng Quỳ lại đem lòng cao thượng của mình dành cho Ph. ... Chính những mối quan hệ qua lại, phức tạp của các nhân vật đã làm nổi bật bản chất, tính cách từng con người, thể hiện hoàn cảnh nghệ thuật, đồng thời tạo ra những bầu không khí, cảm giác sinh động cho hoàn cảnh ấy... Trong hệ thống nhân vật tĩnh tạo hoàn cảnh của tác phẩm không thể không nhắc đến một nhân vật đặc biệt: đó là bức tượng gỗ ngàn mắt ngàn tay trong một ngôi chùa mà Quỳ tình cờ gặp trên một chặng dừng chân. Trong những phút giây ngắn ngủi trước bức tượng (mà Quỳ cứ linh cảm chính là anh ấy), biết bao phản ứng tâm lí đã diễn ra ở Quỳ: “tôi chợt nghĩ ra, cả con người tôi bỗng run rẩy vì sung sướng,... chợt tự nhiên khám phá ra,... ngạc nhiên đến sững sờ,... kính cẩn tiến lại gần,... sợ hãi lùi ra xa,... hoảng hốt,... sực hiểu,... chợt tìm ra được bí mật,...”. Cuộc gặp gỡ
tình cờ pho tượng ấy giúp Quỳ nhận ra được cái nụ cười bí ẩn đọng lại trên môi Hòa khi anh vĩnh biệt chị, giúp chị giác ngộ “Hóa ra cuộc sống từ bao đời đã là như thế, con người là một sự kết tinh của những tinh hoa: hóa ra thời nào cũng có những con người như anh ấy... trí tuệ và niềm mơ ước của nhân dân là không bao giờ mất đựơc, là bất tử” [6. 241]. Sự xuất hiện của nhân vật này là một “gài gắm” rất khéo léo, tạo hoàn cảnh để nhà văn khai thác những biến chuyển tâm lí đa dạng, tinh tế của nhân vật, tạo ra không khí hư hư thực thực hấp dẫn cho hoàn cảnh truyện, thể hiện quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn...
Quang trong Cơn giông cũng là nhân vật làm nổi bật hoàn cảnh tính cách nhân vật Thăng. Quang là nhân vật tĩnh có tính chất đối lập với Thăng. Sự phản bội của Quang làm chói sáng phẩm chất trung thành của Thăng. Cái hèn hạ của Quang (trong tình yêu với Hân) lại làm bật lên sự vị tha, cao thượng của Thăng. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Thăng và Quang (khi Quang đã chạy sang hàng ngũ địch) đã diễn ra thật căng thẳng, đầy kịch tính. Thăng bị thương nặng sau khi đã bắn cháy xe tăng của Quang và Quang cũng bị thương. Quang cùng với bọn địch đã dùng những lời lẽ ngọt ngào, hoa quả