ĐẶC ĐIỂM CỦA THAM THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 79)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THAM THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

2.4.1. Đặc điểm chung của các loại tham thoại chức năng

Khảo sát TT trong tác phẩm DMPLK, có được tổng cộng 192 TT (gồm các loại TT hồi đáp, TT dẫn nhập, TT hẫng)

Các loại TT trong tác phẩm DMPLK có thể được xem xét như sau:

2.4.1.1. Đặc điểm của tham thoại dẫn nhập

Trong DMPLK có 103 TT dẫn nhập/ 192 TT.

Sau đây là bảng số liệu thống kê số lượng các TT dẫn nhập với các chức năng khác nhau trong tác phẩm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn STT Tần số trong tác phẩm Chức năng Số lƣợng Tỉ lệ 1 Hỏi 47 45,63% 2 Đề nghị 27 26,2% 3 Bày tỏ 11 10,67% 4 Khẳng định 8 7,76% 5 Thông tin 4 3,88% 6 Mời mọc 3 2,91% 7 Rủ rê 3 2,91% Tổng số 103 100%

Nhận xét: Trong DMPLK, TT dẫn nhập được ưa dùng nhất là TT có

chức năng hỏi, (47/103 TT, chiếm 46 % tham thoại dẫn nhập nói chung), tiếp theo là TT có chức năng thông báo, kế đến là TT cầu khiến và bày tỏ, còn các TT có chức năng khác có tần số xuất hiện không đáng kể, là khẳng định, mời mọc, rủ rê... Điều này cũng tương ứng với việc HV hỏi được sử dụng rất nhiều, và nhân vật hay sử dụng TT hỏi cũng như HV hỏi nhiều nhất trong tác phẩm, chính là hiệp sĩ Dế Mèn. Phải chăng tính chất cuộc phiêu lưu, đến những vùng đất mới, gặp những con người mới với bao điều mới mẻ cần khám phá, chính là lí do để hành vi hỏi xuất hiện ở những nhân vật này nhiều hơn cả? Tính chất của cuộc phiêu lưu mang tính hiệp sĩ với cái tôi “ngang tàng” của cặp Dế Mèn - Dế Trũi, phải chăng cũng khiến cho sự mời mọc rủ rê ít gặp?

2.4.1.2. Đặc điểm của tham thoại hồi đáp

Theo lí thuyết, đây là những TT có chức năng phản hồi lại dẫn nhập. Điều quan trọng của sự hồi đáp là phải ở mức độ đáp ứng như thế nào, đáp ứng đến đâu các yêu cầu hay đòi hỏi do TT dẫn nhập đặt ra. Theo đó sẽ có hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức độ thoả mãn các yêu cầu, đó là sự hồi đáp tích cực, và hồi đáp tiêu cực. Sự hồi đáp tiêu cực của TT thường là dấu hiệu của sự tiến triển hội thoại, trái lại sự hồi đáp tích cực là điềm báo sự “đóng cửa” CT và sự ngưng trệ trong hội thoại. Chẳng hạn:

Thày đồ Cóc: Biết rồi, ta biết rồi, đây vào đến vùng Rùa Rùa còn xa một

phiên chợ. Ngày trƣớc ta đã... Trũi sẵng tiếng ngắt lời :

- Không, tôi không đến vùng Rùa Rùa! [tr.206]

Thống kê trong tác phẩm, chỉ gặp 26 TT hồi đáp tiêu cực/ 103 TT hồi đáp. Như vậy cũng có nghĩa trong tác phẩm này, loại TT hồi đáp tích cực được Tô Hoài ưa sử dụng hơn, chiếm một số lượng tương đối lớn: 77/ 103 TT. Cũng như CT tích cực đã nói ở trên, các TT hồi đáp tích cực với số lượng lớn như vậy.

Theo lí thuyết, mỗi TT có thể nằm trong quan hệ trao đáp theo những hướng khác nhau, có thể vừa là TT hồi đáp cho một CT này, lại vừa đóng vai trò dẫn nhập cho CT khác, kiêm nhiệm đồng thời hai chức năng, vì thế được gọi là TT hồi đáp - dẫn nhập (TT có chức năng kép).

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện của các tham thoại với tính chất tích cực và tiêu cực trong tác phẩm: STT Tần số trong tác phẩm Tính chất hồi đáp Số lƣợng Tỉ lệ 1 Tích cực 77 75 % 2 Tiêu cực 26 25 % Tổng số 103 100%

2.4.1.3. Tham thoại hồi đáp- dẫn nhập

Thống kê trong DMPLK, thấy có 71 TT hồi đáp- dẫn nhập. Các ví dụ: Lũ trẻ: Á à! Này !

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lũ trẻ: Cái gì

Lũ trẻ: Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh

Lũ trẻ: Ờ ờ đúng. Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn. Lại vết chân cu cậu

mới ra vào còn nhẵn thin thín. Bé ơi! Đƣa dao đây để tớ khoét lỗ, đằng ấy đi xách nƣớc đi. Nhanh lên. [tr.174]

Ở ví dụ trên, tham thoại “Cái gì ?” vừa là hồi đáp cho TT dẫn nhập

Này!”, vừa có chức năng dẫn nhập để mở ra một cặp thoại tiếp theo. Đồng

thời, tham thoại “Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh!”, vừa là TT hồi đáp

cho TT “Cái gì?” trước đó, lại có chức năng dẫn nhập để làm cơ sở cho sự

hình thành của TT hồi đáp tiếp theo.

Khảo sát TT trong tác phẩm DMPLK, còn có thể thấy một hiện tượng nữa, tuy ít gặp nhưng đáng chú lưu ý. Đó là khi một lượt lời chứa hai hay nhiều TT (có TT hồi đáp cho TT dẫn nhập ở CT trước nó, lại có TT dẫn nhập cho TT hồi đáp ở CT tiếp theo). Trong tác phẩm, có đến 14 lượt lời kiểu này. Ví dụ:

Dế Mèn 1: Anh ơi! Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy?

Anh hai 1: (a)Chú nói be bé chứ không có anh váng cả đầu. Không anh

không ốm, Tạng ngƣời anh thế.(b) Bấy lâu chú đi làm ăn đâu mà những đứa độc mồm độc miệng bảo chú chết rồi.

Dế Mèn 2: (a) Em chết làm sao đƣợc! (b) Đi xa thích lắm. Em về chuyến

này, trƣớc thăm mẹ và các anh, sau rủ anh cùng đi xa.

Anh hai 2: Đi đâu? [tr.191]

Trong ví dụ trên, trong lượt lời của Anh hai 1, có (a) là TT hồi đáp cho TT dẫn nhập Dế Mèn 1, tạo thành CT: Dế Mèn 1, Anh hai 1(a); tiếp đến Anh hai 1(b) lại là TT dẫn nhập cho TT Dế Mèn 2(a), tạo thành CT: Anh hai 1(b), Dế Mèn 2(a). Rồi tiếp đến TT Dế Mèn 2(b) lại là TT dẫn nhập để tạo thành CT: Dế Mèn 2(b), Anh hai 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Cấu trúc của tham thoại trong Dế Mèn phiêu lƣu ký

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc của tham thoại trong DMPLK: STT Tần số trong tác phẩm Kiểu cấu trúc Số lƣợng Tỉ lệ 1 Chủ hướng 80 41,66 % 2 Phụ thuộc- chủ hướng 34 17,7 % 3 Chủ hướng- phụ thuộc 19 9,89 % 4 Chủ hướng1 - chủ hướng 2 18 9,37 %

5 Chủ hướng - phụ thuộc - phụ thuộc... 17 8,85 %

6 Phụ thuộc - phụ thuộc...chủ hướng 13 6,77%

7 Phụ thuộc - phụ thuộc...chủ hướng - phụ

thuộc - phụ thuộc... 9

4,68%

8 Chủ hướng 1 - chủ hướng 2 - phụ thuộc... 2 1,04 %

9 Chủ hướng 1 - phụ thuộc...phụ thuộc...chủ

hướng 2...

1 0,52 %

Tổng số 192 100 %

Nhận xét: Theo lí thuyết thì các kiểu cấu trúc từ 1 đến 7 là kiểu đơn giản, trong đó mỗi tham thoại chỉ có một hành vi chủ hướng. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: Trong tác phẩm này, Tô Hoài hay dùng những tham thoại có cấu trúc đơn giản. Trong những tham thoại đơn giản này thì Tô Hoài lại hay dùng kiểu cấu trúc chỉ có một hành vi chủ hướng.

Vậy điều gì đã làm cho tham thoại trong DMPLK phần lớn có cấu trúc đơn giản?

Thứ nhất :Thường đoạn thoại có đích là kể lể, tường trình, thanh minh, giãi bày..., thì mới cần viện đến những tham thoại có cấu trúc phức tạp. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DMPLK, chủ yếu là những đoạn thoại có đích trao đổi, bàn bạc, thông tin, giao nhiệm vụ, cảnh cáo, thách thức..., vì thế tham thoại thường có cấu trúc đơn giản.

Thứ hai: Thường những nhân vật “nhiêu khê” mới thích thể hiện và hay dùng những câu dài như thày đồ Cóc, Ếch Cốm... Nhưng kiểu nhân vật này không nhiều: Trong DMPLK thường gặp những con người bộc trực, ngay thẳng, quan điểm rõ ràng như Dế Mèn, Dế Trũi, Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, nên tham thoại thường ngắn gọn, đơn giản.

2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG DẾ MÈN PHIÊU

LƢU KÝ

Khi khảo sát các đặc điểm của HV ngôn ngữ trong hội thoại của tác phẩm DMPLK, được chú ý là: HV có hiệu lực ở lời, HVMR và liên kết HV.

2.5.1. Hành vi có hiệu lực ở lời

Trong DMPLK, có 192 HV có hiệu lực ở lời. Các HV rất đa dạng về kiểu loại và khác nhau về tần số xuất hiện trong tác phẩm.

HV thuộc lớp miêu tả, xác tín (HV khẳng định (10); HV nhận xét; HV

giải thích(4); HV kể(12); HV phủ định(4); HV xác nhận (8); HV thông báo(18), chê (1), trách (1), từ chối (6))

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV điều khiển (HV hỏi (59); HV đề nghị

(21); HV khuyên(10); HV xin (4); HV cấm (1); HV nhờ, rủ (1), xin phép (1), mời (2), thách (6))

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV cam kết: HV hứa hẹn (2), cam đoan(4)

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV biểu cảm (HV an ủi (3); HV đe doạ (3);

HV cảm ơn(2); HV cảm thán (4); HV xin lỗi; HV khen (6); HV chào(1); HV châm biếm(3 )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện HV ở các lớp khác nhau trong tác phẩm: STT Tần số trong tác phẩm Lớp hành vi Số lƣợng Tỉ lệ 1 Điều khiển 96 50 % 2 Miêu tả xác tín 64 33,33% 3 Biểu cảm 22 11,45 % 4 Cam kết 8 4,16 % 5 Tuyên bố 2 1,04% Tổng số 192 100%

Nhận xét: Như vậy, nhóm HV thuộc lớp HV điều khiển chiếm số

lượng nhiều hơn cả 96/ 192 HV, trong đó HV hỏi lại chiếm số lượng

nhiều hơn trong nhóm HV điều khiển này (59/ 9).Tiếp theo đó, là HV đề nghị. Các ví dụ:

Dế Mèn: Có gì mà ngồi! Làm sao khóc nào?[tr.186]

Dế Mèn: Đứa nào? Đứa nào bắt nạt em?[tr.186]

Dế Mèn: Nhện nào ? Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm

sao mà cứu đƣợc chứ![tr.187]

Bé: Đem thằng dế này quẳng ra ao cho "xừ” vịt bầu của chúng mình "xực" một bữa, Nhớn ạ.[tr.177]

Sau các HV thuộc lớp điều khiển, là các HV thuộc lớp miêu tả, xác tín: 64/ 192, các loại HV nói chung. Và đối với lớp HV miêu tả và xác tín này, Tô

Hoài có phần ưa dùng HV thông báo và HV kể hơn. Chiếm số lượng ít nhất

phải kể đến các HV thuộc lớp tuyên bố.

Ngoài ra, do đa số hoàn cảnh giao tiếp trong DMPLK mang tính chất xã giao thông thường, nên trong tác phẩm thường xuất hiện lớp hành vi điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khiển, trong đó có các hành vi như cấm, đề nghị, khuyên, xin, thách... Điều này trái ngược với thực tế được gặp trong hoàn cảnh nghi thức thường đòi hỏi sự chuẩn mực và quy uớc, để thể hiện thái độ lịch sự, khiêm nhường, ít “điều khiển” nhau hơn.

Hơn nữa, điều vừa nói có thể còn do vai giao tiếp và vị thế giao tiếp trong thực tế DMPLK chi phối: Trong tác phẩm, đa số là vai người nói cao hơn vai người nghe, nên có thể vì thế trong DMPLK có lớp hành vi điều khiển nhiều hơn.

Trong thực tế tác phẩm, nhân vật Dế Mèn sử dụng hành vi thuộc lớp điều khiển nhiều nhất: 47/96 hành vi theo diễn biến của cuộc phiêu lưu, càng ngày tần số xuất hiện của các HV điều khiển càng thưa, cũng càng về sau càng xuất hiện nhiều đoạn thoại Dế Mèn ở thế thụ động trong giao tiếp: với Xiến Tóc, với Chim Trả. Vì thế, lời thoại của Dế Mèn càng sau càng ít, chủ yếu là lời kể của tác giả về Dế Mèn, lời các nhân vật khác nói về Dế Mèn, phần nào người đọc thấy tính cách biết tự sửa mình, càng về sau càng khiêm tốn...

2.5.2. Hành vi mở rộng

Theo lí thuyết, HV là yếu tố chủ yếu tạo nên phần cốt lõi của TT. Bên cạnh phần cốt lõi (HVCH, HVPT), ta còn thấy xuất hiện những HV ít hoặc không có mối liên hệ nào về cấu trúc với TT, không đóng góp gì về nội dung miêu tả hiện thực TT, mà chỉ là chất phụ gia, xúc tác, còn gọi là chức năng “liên nhân”, phục vụ cho việc thực hiện chức năng của các HV cốt lõi, nên gọi là HV mở rộng của TT

Qua ngữ liệu khảo sát trong tác phẩm DMPK, có thể nhận thấy tần số xuất hiện của loại HV mở rộng này khá cao và cũng rất phong phú về kiểu dạng. Đó là các hành vi với các chức năng như sau:

a, Hô đáp/ gọi đáp, ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b, Thưa gửi, ví dụ:

Nhà Trò: Em chào anh, mời anh ngồi chơi.[tr.186]

c, Thể hiện nghi thức xƣng hô, chào hỏi, làm quen, ví dụ:

Nhà Trò: Thƣa anh, bọn Nhện. Anh cứu... Hu...hu...[tr.186]

d, Rào đón, ví dụ:

Dế Choắt: Hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói ...Anh đã nghĩ thƣơng em nhƣ thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...[tr.170]

e, Đánh giá, nhận định, bác bỏ, ví dụ:

- Trời với đất, cậu với cháu, chỉ vớ vẩn ! Nói thẳng thừng là muốn ăn

mà chỉ ngửa tay thế thì kêu đến sái cổ, gãy răng, gãy hàm nữa cũng chẳng quả sung nào rụng trúng vào mồm đâu.

g, Cảm thán, biểu thái, ví dụ:

Dế Trũi: Ô i ! ối ! Anh Mèn ư ! Trũi đây ! Em Trũi đây...[tr.234] HV (cảm thán, biểu thái) này thường đứng đầu phát ngôn, nên còn được gọi là “yếu tố tiền dẫn nhập”, với chức năng khái quát là phát tín hiệu “đánh động và khởi động”, thu hút sự chú ý rào đón, “lót ổ” hay “tháo ngòi nổ”... cho những phát ngôn mệnh đề.

Khảo sát trong DMPLK có đến 80 HVMR loại này.Việc xuất hiện số lượng lớn các HVMR như vậy, phải chăng là do các nhân vật trong tác phẩm ưa dùng lối nói đưa đẩy, rào đón, có thành phần phụ trợ đi kèm (cách nói có bù đắp mà không phải là “nói trắng” ra) để giảm thiểu sự đe doạ cho đối ngôn, để tạo sự liên kết gần gũi giữa các nhân vật trong giao tiếp, góp phần tăng tính lịch sự trong tác phẩm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.3. Liên kết hành vi

Trong DMPLK, có thể gặp những kiểu quan hệ liên kết sau: cùng tiến, cùng lùi, hoặc vừa có tiến, vừa có lùi (Khi các hành vi phụ thuộc đứng trước

và bổ sung cho hành vi chủ hướng đứng sau, ta có chức năng liên HV tiến.

Khi các hành vi phụ thuộc đứng sau, và cùng “quay về” phục vụ cho hành vi

chủ hướng ta có liên HV lùi, có khi là cả tiến cả lùi)

Sau đây là các ví dụ trong tác phẩm: a, Cùng tiến:

Nhớn: Không phải nó đau dạ dày đâu(a), thằng dế này đánh nhau

nhiều quá đến nỗi kiệt sức, nên bây giờ mắc bệnh ho lao (b). Chúng mình chả nên nuôi một thằng dế ốm (c). Thả nó đi, Bé ạ (d). [tr.184]

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVPT (a) HVPT (b) HVPT (c) HVCH (d)

b, Cùng lùi:

Dế Mèn: Đừng lo (a). Xem mây vẩn, trời đêm nay có cơ hội đổi gió ba

(b). Anh thấy hình nhƣ có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia (c). Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là sống rồ (d). [tr.200]

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) HVPT (d) Hoặc

Lũ trẻ: Ờ ờ đúng (a) . Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn (b). Lại vết

chân cu cậu mới ra vào còn nhẵn thin thín (c).[tr.178] Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) c, Vừa tiến vừa lùi, ví dụ:.

Dế Bé: Em lạy bác, em lạy bác(a), bác tha cho em (b). Bác là ngƣời lớn, bác đã có răng có càng to rồi (c), còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua đƣợc mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà.(d) [tr.180]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ của quan hệ này là:

HVCH (a) HVPT (b) HVPT (c) HVPT (d)

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện những cách liên kết hành vi trong các tham thoại của tác phẩm:

STT Tần số trong tác phẩm

Cách liên kết Số lƣợng Tỉ lệ

1 Cùng tiến 39 44,82 %

2 Cùng lùi 32 36,78 %

3 Vừa tiến vừa lùi 16 18,3 %

Tổng số 87 100 %

Nhận xét: Liên kết hành vi trong các TT trong DPLK chủ yếu ở hai dạng:

cùng tiến, cùng lùi. Điều này phần nào phù hợp với đích các cuộc thoại, phần nhiều là lập luận. Khi cần bàn bạc, trao đổi, thậm chí tranh cãi, rất cần lối biện

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)