Dùng trợ từ

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 97 - 99)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2.2.3.Dùng trợ từ

Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, trợ từ được xem là thuộc lớp các từ tình thái sử dụng trong phát ngôn để biểu thị: thái độ, tình cảm, sự đánh giá...của người nói, đối với hiện thực, đối với người đối thoại, hoặc tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn.

Trong DMPLK, số lần tác giả sử dụng trợ từ như một phương tiện hỗ trợ tạo nên phép lịch sự chiếm một số lượng tương đối lớn, chỉ đứng thứ hai sau các phương tiện ngôn ngữ khác như các từ ngữ xưng hô. Trong đó, đặc biệt

Tô Hoài lại thường dùng trợ từ hơn cả, sau đó đến trợ từ thì, ngoài ra là

một số ít các trợ từ khác.

Việc sử dụng các trợ từ như mà, thì vào phát ngôn làm cho phát ngôn

uyển chuyển hơn, nhã nhặn hơn, linh hoạt và mềm mại hơn, đặc biệt trong các phát ngôn hỏi hay cầu khiến. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay:

Anh cả: ( ...)Đi lang thang thất thểu thì ai ở nhà trông nom phần mộ tổ

tiên, ai đèn hƣơng cúng giỗ cho các cụ? [tr.197]

Rõ ràng cách diễn đạt có trợ từ thì làm cho phát ngôn nhấn mạnh

vào hiện thực được nói đến, đồng thời “nôm na dế nghe” hơn, dễ đi vào lòng người hơn, và như thế người nghe cảm thấy dễ chịu hơn hoặc tập trung chú ý hơn, khi tiếp nhận câu hỏi, từ sự tiếp nhận thoải mái đó sẽ dẫn đến sự hồi đáp tích cực.

Hay trường hợp phát ngôn cầu khiến sau cũng vậy:

Dế Mèn: Nhện nào? Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm

sao cứu đƣợc chứ! [tr.187]

Bé: Thế thì phải đem ra ao cho vịt bầu ăn. [tr.184]

Giả sử trong phát ngôn trên bỏ đi trợ từ , thì, lời cầu khiến sẽ trở nên

khô cứng hơn, thiếu uyển chuyển hơn, và như thế khó thuyết phục hơn.

Như vậy, việc dùng trợ từ sẽ làm cho phát ngôn uyển chuyển, hướng người nghe vào tiêu điểm thông báo, đồng thời phù hợp với tiêu chí “giảm thiểu sự ác cảm, tăng tối đa mối thiện cảm của người nghe, làm cho người nghe cảm thấy thoải mái dễ tán đồng hơn với người nói.

Việc sử dụng trợ từ trong phát ngôn không chỉ tránh đe doạ cho hành vi hỏi, cầu khiến mà còn có tác dụng đối với cả hành vi từ chối. Ví dụ:

Dế Choắt: Thƣa anh, thế thì, hừ hừ.. em xin sợ. Mời anh cứ đùa một

mình. [tr.172]

Những trợ từ có mặt trong những phát ngôn chứa hành vi chê hay trách móc cũng góp phần tạo ra hiệu quả tương tự. Ví dụ:

Dế Mèn: Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá nhƣ thế ! Nhà cửa đâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chê hay trách thường làm cho người nghe cảm thấy ngượng ngùng, và cảm giác càng rõ rệt hơn khi phát ngôn khô cứng, không chứa thành phần bổ

trợ, có vẻ như nói thẳng vào mặt”. Ở đây trợ từ được sử dụng như chất “bôi

trơn”, góp phần làm bớt nặng nề hơn đối với lời chê trách đó.

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 97 - 99)