Hànhvi có hiệu lực ở lời

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 84 - 86)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

2.5.1. Hànhvi có hiệu lực ở lời

Trong DMPLK, có 192 HV có hiệu lực ở lời. Các HV rất đa dạng về kiểu loại và khác nhau về tần số xuất hiện trong tác phẩm.

HV thuộc lớp miêu tả, xác tín (HV khẳng định (10); HV nhận xét; HV

giải thích(4); HV kể(12); HV phủ định(4); HV xác nhận (8); HV thông báo(18), chê (1), trách (1), từ chối (6))

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV điều khiển (HV hỏi (59); HV đề nghị

(21); HV khuyên(10); HV xin (4); HV cấm (1); HV nhờ, rủ (1), xin phép (1), mời (2), thách (6))

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV cam kết: HV hứa hẹn (2), cam đoan(4)

Có HV ngôn ngữ thuộc lớp HV biểu cảm (HV an ủi (3); HV đe doạ (3);

HV cảm ơn(2); HV cảm thán (4); HV xin lỗi; HV khen (6); HV chào(1); HV châm biếm(3 )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện HV ở các lớp khác nhau trong tác phẩm: STT Tần số trong tác phẩm Lớp hành vi Số lƣợng Tỉ lệ 1 Điều khiển 96 50 % 2 Miêu tả xác tín 64 33,33% 3 Biểu cảm 22 11,45 % 4 Cam kết 8 4,16 % 5 Tuyên bố 2 1,04% Tổng số 192 100%

Nhận xét: Như vậy, nhóm HV thuộc lớp HV điều khiển chiếm số

lượng nhiều hơn cả 96/ 192 HV, trong đó HV hỏi lại chiếm số lượng

nhiều hơn trong nhóm HV điều khiển này (59/ 9).Tiếp theo đó, là HV đề nghị. Các ví dụ:

Dế Mèn: Có gì mà ngồi! Làm sao khóc nào?[tr.186]

Dế Mèn: Đứa nào? Đứa nào bắt nạt em?[tr.186]

Dế Mèn: Nhện nào ? Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm

sao mà cứu đƣợc chứ![tr.187]

Bé: Đem thằng dế này quẳng ra ao cho "xừ” vịt bầu của chúng mình "xực" một bữa, Nhớn ạ.[tr.177]

Sau các HV thuộc lớp điều khiển, là các HV thuộc lớp miêu tả, xác tín: 64/ 192, các loại HV nói chung. Và đối với lớp HV miêu tả và xác tín này, Tô

Hoài có phần ưa dùng HV thông báo và HV kể hơn. Chiếm số lượng ít nhất

phải kể đến các HV thuộc lớp tuyên bố.

Ngoài ra, do đa số hoàn cảnh giao tiếp trong DMPLK mang tính chất xã giao thông thường, nên trong tác phẩm thường xuất hiện lớp hành vi điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khiển, trong đó có các hành vi như cấm, đề nghị, khuyên, xin, thách... Điều này trái ngược với thực tế được gặp trong hoàn cảnh nghi thức thường đòi hỏi sự chuẩn mực và quy uớc, để thể hiện thái độ lịch sự, khiêm nhường, ít “điều khiển” nhau hơn.

Hơn nữa, điều vừa nói có thể còn do vai giao tiếp và vị thế giao tiếp trong thực tế DMPLK chi phối: Trong tác phẩm, đa số là vai người nói cao hơn vai người nghe, nên có thể vì thế trong DMPLK có lớp hành vi điều khiển nhiều hơn.

Trong thực tế tác phẩm, nhân vật Dế Mèn sử dụng hành vi thuộc lớp điều khiển nhiều nhất: 47/96 hành vi theo diễn biến của cuộc phiêu lưu, càng ngày tần số xuất hiện của các HV điều khiển càng thưa, cũng càng về sau càng xuất hiện nhiều đoạn thoại Dế Mèn ở thế thụ động trong giao tiếp: với Xiến Tóc, với Chim Trả. Vì thế, lời thoại của Dế Mèn càng sau càng ít, chủ yếu là lời kể của tác giả về Dế Mèn, lời các nhân vật khác nói về Dế Mèn, phần nào người đọc thấy tính cách biết tự sửa mình, càng về sau càng khiêm tốn...

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)