Đặc điểm của tham thoại hồi đáp

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 80 - 84)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

2.4.1.2. Đặc điểm của tham thoại hồi đáp

Theo lí thuyết, đây là những TT có chức năng phản hồi lại dẫn nhập. Điều quan trọng của sự hồi đáp là phải ở mức độ đáp ứng như thế nào, đáp ứng đến đâu các yêu cầu hay đòi hỏi do TT dẫn nhập đặt ra. Theo đó sẽ có hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức độ thoả mãn các yêu cầu, đó là sự hồi đáp tích cực, và hồi đáp tiêu cực. Sự hồi đáp tiêu cực của TT thường là dấu hiệu của sự tiến triển hội thoại, trái lại sự hồi đáp tích cực là điềm báo sự “đóng cửa” CT và sự ngưng trệ trong hội thoại. Chẳng hạn:

Thày đồ Cóc: Biết rồi, ta biết rồi, đây vào đến vùng Rùa Rùa còn xa một

phiên chợ. Ngày trƣớc ta đã... Trũi sẵng tiếng ngắt lời :

- Không, tôi không đến vùng Rùa Rùa! [tr.206]

Thống kê trong tác phẩm, chỉ gặp 26 TT hồi đáp tiêu cực/ 103 TT hồi đáp. Như vậy cũng có nghĩa trong tác phẩm này, loại TT hồi đáp tích cực được Tô Hoài ưa sử dụng hơn, chiếm một số lượng tương đối lớn: 77/ 103 TT. Cũng như CT tích cực đã nói ở trên, các TT hồi đáp tích cực với số lượng lớn như vậy.

Theo lí thuyết, mỗi TT có thể nằm trong quan hệ trao đáp theo những hướng khác nhau, có thể vừa là TT hồi đáp cho một CT này, lại vừa đóng vai trò dẫn nhập cho CT khác, kiêm nhiệm đồng thời hai chức năng, vì thế được gọi là TT hồi đáp - dẫn nhập (TT có chức năng kép).

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện của các tham thoại với tính chất tích cực và tiêu cực trong tác phẩm: STT Tần số trong tác phẩm Tính chất hồi đáp Số lƣợng Tỉ lệ 1 Tích cực 77 75 % 2 Tiêu cực 26 25 % Tổng số 103 100%

2.4.1.3. Tham thoại hồi đáp- dẫn nhập

Thống kê trong DMPLK, thấy có 71 TT hồi đáp- dẫn nhập. Các ví dụ: Lũ trẻ: Á à! Này !

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lũ trẻ: Cái gì

Lũ trẻ: Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh

Lũ trẻ: Ờ ờ đúng. Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn. Lại vết chân cu cậu

mới ra vào còn nhẵn thin thín. Bé ơi! Đƣa dao đây để tớ khoét lỗ, đằng ấy đi xách nƣớc đi. Nhanh lên. [tr.174]

Ở ví dụ trên, tham thoại “Cái gì ?” vừa là hồi đáp cho TT dẫn nhập

Này!”, vừa có chức năng dẫn nhập để mở ra một cặp thoại tiếp theo. Đồng

thời, tham thoại “Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh!”, vừa là TT hồi đáp

cho TT “Cái gì?” trước đó, lại có chức năng dẫn nhập để làm cơ sở cho sự

hình thành của TT hồi đáp tiếp theo.

Khảo sát TT trong tác phẩm DMPLK, còn có thể thấy một hiện tượng nữa, tuy ít gặp nhưng đáng chú lưu ý. Đó là khi một lượt lời chứa hai hay nhiều TT (có TT hồi đáp cho TT dẫn nhập ở CT trước nó, lại có TT dẫn nhập cho TT hồi đáp ở CT tiếp theo). Trong tác phẩm, có đến 14 lượt lời kiểu này. Ví dụ:

Dế Mèn 1: Anh ơi! Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy?

Anh hai 1: (a)Chú nói be bé chứ không có anh váng cả đầu. Không anh

không ốm, Tạng ngƣời anh thế.(b) Bấy lâu chú đi làm ăn đâu mà những đứa độc mồm độc miệng bảo chú chết rồi.

Dế Mèn 2: (a) Em chết làm sao đƣợc! (b) Đi xa thích lắm. Em về chuyến

này, trƣớc thăm mẹ và các anh, sau rủ anh cùng đi xa.

Anh hai 2: Đi đâu? [tr.191]

Trong ví dụ trên, trong lượt lời của Anh hai 1, có (a) là TT hồi đáp cho TT dẫn nhập Dế Mèn 1, tạo thành CT: Dế Mèn 1, Anh hai 1(a); tiếp đến Anh hai 1(b) lại là TT dẫn nhập cho TT Dế Mèn 2(a), tạo thành CT: Anh hai 1(b), Dế Mèn 2(a). Rồi tiếp đến TT Dế Mèn 2(b) lại là TT dẫn nhập để tạo thành CT: Dế Mèn 2(b), Anh hai 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Cấu trúc của tham thoại trong Dế Mèn phiêu lƣu ký

Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc của tham thoại trong DMPLK: STT Tần số trong tác phẩm Kiểu cấu trúc Số lƣợng Tỉ lệ 1 Chủ hướng 80 41,66 % 2 Phụ thuộc- chủ hướng 34 17,7 % 3 Chủ hướng- phụ thuộc 19 9,89 % 4 Chủ hướng1 - chủ hướng 2 18 9,37 %

5 Chủ hướng - phụ thuộc - phụ thuộc... 17 8,85 %

6 Phụ thuộc - phụ thuộc...chủ hướng 13 6,77%

7 Phụ thuộc - phụ thuộc...chủ hướng - phụ

thuộc - phụ thuộc... 9

4,68%

8 Chủ hướng 1 - chủ hướng 2 - phụ thuộc... 2 1,04 %

9 Chủ hướng 1 - phụ thuộc...phụ thuộc...chủ

hướng 2...

1 0,52 %

Tổng số 192 100 %

Nhận xét: Theo lí thuyết thì các kiểu cấu trúc từ 1 đến 7 là kiểu đơn giản, trong đó mỗi tham thoại chỉ có một hành vi chủ hướng. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: Trong tác phẩm này, Tô Hoài hay dùng những tham thoại có cấu trúc đơn giản. Trong những tham thoại đơn giản này thì Tô Hoài lại hay dùng kiểu cấu trúc chỉ có một hành vi chủ hướng.

Vậy điều gì đã làm cho tham thoại trong DMPLK phần lớn có cấu trúc đơn giản?

Thứ nhất :Thường đoạn thoại có đích là kể lể, tường trình, thanh minh, giãi bày..., thì mới cần viện đến những tham thoại có cấu trúc phức tạp. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DMPLK, chủ yếu là những đoạn thoại có đích trao đổi, bàn bạc, thông tin, giao nhiệm vụ, cảnh cáo, thách thức..., vì thế tham thoại thường có cấu trúc đơn giản.

Thứ hai: Thường những nhân vật “nhiêu khê” mới thích thể hiện và hay dùng những câu dài như thày đồ Cóc, Ếch Cốm... Nhưng kiểu nhân vật này không nhiều: Trong DMPLK thường gặp những con người bộc trực, ngay thẳng, quan điểm rõ ràng như Dế Mèn, Dế Trũi, Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, nên tham thoại thường ngắn gọn, đơn giản.

2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG DẾ MÈN PHIÊU

LƢU KÝ

Khi khảo sát các đặc điểm của HV ngôn ngữ trong hội thoại của tác phẩm DMPLK, được chú ý là: HV có hiệu lực ở lời, HVMR và liên kết HV.

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)