Dùng tình thái từ

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 106 - 108)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2.2.8. Dùng tình thái từ

Trong tất cả các phương tiện ngôn ngữ được các nhân vật của DMPLK sử dụng trong chiến lược lịch sự âm tính và dương tính, thì tình thái từ và từ ngữ xưng hô được dùng nhiều hơn cả. Xấp xỉ 160 lần các nhân vật dùng tình thái từ trong các hội thoại, với nhiều kiểu dạng khác nhau: hỏi, biểu đạt sự cầu khiến, biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan, gọi đáp... Cùng với trợ từ, các tình thái từ này có tác dụng lớn trong việc biểu đạt tính lịch sự, làm mềm phát ngôn, làm cho phát ngôn linh hoạt uyển chuyển, góp phần xoá đi ranh giới, khoảng cách, tăng mối thiện cảm giữa đôi bên, làm giảm đi sự đe doạ thể diện. Ở DMPLK các nhân vật sử dụng tình thái từ trong những hành vi sau để đạt được lịch sự âm tính. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dế Mèn: Đƣợc, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. [tr.170]

Bác Xiến Tóc: A Dế Mèn! Đi đâu thế? Xuống đây đã nào! Có phải Dế

mèn đấy không? [tr.224 ]

Yếu tố nào đứng cuối câu cầu khiến trong phát ngôn trên làm tính chất

cầu khiến giảm nhẹ đi, để ngỏ sự lựa chọn, tính dồn ép không cao (không ra lệnh phải thực hiện), nhưng vẫn bộc lộ ý nguyện của người nói muốn người nghe tán đồng và thực hiện nó. Qua khảo sát, cũng nhận thấy đa số những phát ngôn hỏi được tác giả sử dụng tình thái từ kết hợp với trợ từ và từ ngữ xưng hô làm câu hỏi bớt hoặc không gay gắt, đồng thời tạo được sự thân mật gần gũi. Ví dụ:

Dế Mèn: Làm sao mà khóc đƣờng khóc chợ thế kia, em? [tr.186]

Nhà Trò: Anh ơi!Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy? [tr.190]

Bác Xiến Tóc: Thế ra bộ râu chú mình không mọc nữa nhỉ?[tr.224]

Những tiểu từ tình thái được dùng ở trên vừa có tác dụng tạo lập, đánh

dấu hànhvi hỏi. Hỏi vốn có tính dồn ép vì đặt người nghe vào nhiệm vụ phải

trả lời, dễ gợi nên cách hiểu vi phạm tính lịch sự. Nhưng từ: nhỉ, ƣ, phải

chăng..., không chỉ có chức năng tạo lập hành vi hỏi , mà còn có tác dụng làm cho các phát ngôn mang sắc thái thân mật gần gũi, hành vi hỏi vì thế mà trở nên nhẹ nhàng, lịch sự hơn.

Để cho người nghe đỡ cảm thấy mình bị áp đặt trong việc phải chấp nhận ý kiến người nói đưa ra, các nhân vật đã sử dụng những tình thái từ,

đặc biệt tình thái từ biểu thị thang độ tin cậy, e ngại: có thể, có lẽ, hình

nhƣ, chắc, cho rằng, nghĩ..., cốt làm dịu đi sự khẳng định mang tính chủ quan. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dế Mèn: () Nhƣng em ơi ! Tử sinh là lẽ thƣờng mà mạng em cũng

nhƣ mạng anh, đều quý cả. Huống chi, chẳng lẽ chúng ta chịu nằm chết đói trên mặt nƣớc này ? Dù thế nào cũng không bao giờ nản chí... [tr.200,201]

Dế Mèn: Đừng lo. Xem mây vẩn trời, đêm nay có cơ đổi gió. Anh thấy

hình như có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia. Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa

đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là tốt rồi. [tr.200]

Bác Xiến Tóc: Họ có hẹn đi một vòng cánh đồng bên kia rồi họ sẽ trở

lại, qua đây sang phía tây. Anh cứ ở đây mà đợi, chắc sẽ gặp. Trũi không hề gì đâu. [tr.227]

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)