Hànhvi nói gián tiếp

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 99 - 101)

2 .1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ

3.2.2.4. Hànhvi nói gián tiếp

Trên thực tế, bất kì hành vi ngôn ngữ nào cũng tiềm ẩn nguy có đe doạ thể diện âm tính và dương tính của cả người nói và người nghe. Vì vậy, người nói còn có cả biện pháp sử dụng lối nói gián tiếp. Lối nói này có thể ở cả hành vi cầu khiến trong DMPLK.Ví dụ:

Dế Mèn: Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không? [tr.171]

Lời đề nghị này được Dế Mèn khôn khéo thực hiện dưới hình thức câu hỏi, nhờ vậy đã làm dịu đi tính áp đặt. Việc sử dụng câu hỏi gián tiếp còn làm cho Dế Choắt có cảm giác Dế Mèn dường như đang để ngỏ sự lựa chọn cho mình, không bắt buộc phải “vui đùa cùng tớ”.

Ngoài hành vi cầu khiến, lời đe doạ hoặc thách thức, nếu được nói theo lối gián tiếp cũng phần nào làm giảm đi sự nặng nề vốn có. Ví dụ:

Cậu dế nhà bên: Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức,

chịu nổi nửa cái đá song phi của ta không? [tr.178]

Trong tình huống trên chàng dế nọ đã thách thức Dế Mèn trong một cuộc ẩu đả. Ở đây rõ ràng không cần viện đến chiến lược lịch sự, nhưng chàng dế đó vẫn nói bằng một giọng rất “sách vở rườm rà”, nên sự xúc phạm của lời đe doạ dù là rất lớn, nhưng không hề thấy sự thô lỗ, bặm trợn, trái lại rất “bề trên hiệp sĩ kẻ cả”.

Thế mới biết, chỉ trường hợp đặc biệt, còn hầu hết các nhân vật trong DMPLK khi nói với nhau dù tình huống nào, trường hợp nào, quan hệ nào và cảm xúc ra sao thì cũng cố gắng nói ở mức độ lịch sự nhất có thể, dù là mỉa mai, dù là lời thách thức, dù là đe doạ, hay thậm chí cả câu mắng chửi, người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đọc vẫn thấy sự “kiểu cách” cố giữ lễ ở các nhân vật. Chính điều này đã góp phần tạo nên không khí của một thế giới nhiều trang hiệp sĩ đồng quê như trong DMPLK.

Khuyên cũng có thể can thiệp sâu vào quyền tự do của người đối thoại. Vì vậy, khi đưa ra một hành vi khuyên, ngoài việc sử dụng những cách như rào đón, vuốt ve thì người nói còn sử dụng hình thức gián tiếp. Ví dụ:

Dế Mèn: Thƣa anh, em cũng biết nhƣ anh, và em còn biết khác anh. Em

cũng biết rằng trên đời này muốn mở mang trí óc thì phải bƣớc chân đi ra bốn phƣơng “một ngày đàng một sàng khôn", tổ tiên ta dạy thế chứ các cụ không khuyên ta ngồi xó đâu(...)[tr.194]

Rõ ràng Dế Mèn đang “khuyên”, đúng hơn đang “dạy” lại kẻ kiêu căng, ngạo mạn, gia trưởng, thích dạy đời là anh cả. Trong lời khuyên có sắc thái mỉa mai, có thái độ coi thường nhưng vẫn không hề gay gắt căng thẳng, nhẹ nhàng mà lại thâm thuý, lễ độ, vẫn làm cho người nghe phải suy nghĩ, phần nào do người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Chê được xem là hành vi đe doạ thể diện dương tính nặng nề, làm người nghe cảm thấy mình không được tôn trọng, thừa nhận, tán đồng. Để giảm thiểu sắc thái xấu cho hành vi này, các nhân vật đã sử dụng lối chê gián tiếp dưới dạng cảm thán.Ví dụ:

Dế Mèn: Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá nhƣ thế ! Nhà cửa đâu mà

tuềnh toàng(...)[tr.170]

Hay khi thực hiện hành vi trách móc, các nhân vật trong DMPLK đã khôn khéo tận dụng các yếu tố ngôn ngữ, trong đó có hành vi nói gián tiếp để giảm nhẹ. Ví dụ:

Kiến Chúa: Chúng tôi xƣa nay chỉ biết làm ăn, sao các ông độc ác đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở trên, Kiến Chúa ý muốn trách Dế Mèn, nhưng lại khôn khéo dùng cách nói gián tiếp dưới dạng hành vi hỏi, vừa thể hiện được chủ ý của mình, vừa làm cho lời trách trở nên nhẹ nhàng hơn, ít gây bực dọc cho người nghe. Ngay cả khi bực tức nhất, dễ nổi nóng nhất và có thể có những câu nói xúc phạm nặng nề nhất, thì các nhân vật vẫn có thể tỏ ra từ tốn, cố kiềm chế, để lời nói của mình có xúc phạm đến đối ngôn nhưng ở mức độ thấp nhất có thể. Ví dụ:

Anh cả: Hừ, chú bảo chú nhớ anh mà lại vào nhà thằng hai trƣớc khi đến

đây, thế thì phỏng thử chú coi gia giáo nhà ta ra cái gì, đuôi lộn lên đầu hử?

[tr.193]

Rõ ràng khi nói những điều trên, anh cả rất bực tức. Với cách nhìn thiển cận, óc gia trưởng, lại thích ra oai, thì những lời trách ấy rất có thể sẽ vô cùng nặng nề. Nhưng ông anh rất chú trọng đến lễ nghĩa này đã sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp làm lời trách phần nào bớt đi sự nặng nề, và làm cho Dế Mèn tuy tức bực thật, nhưng không đến mức nổi xung mà có những hành vi vô lễ với anh.

Một phần của tài liệu Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký” (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)