+ Căn cứ theo các chứng từ thanh toán, NHTT tự động phân bổ số tiền tương ứng từ TK TTGDCK TV của thành viên vào các TK TGTTBT GDCK của thành viên (Tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh) Tại NHTT.
+ NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền thanh toán bù trừ đa phương từ TK TTGDCK TV của thành viên sang TK TGTTBT GDCK của thành viên và/hoặc của khách hàng của thành viên (Mẫu 12/TTBT) và Báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ tiền (Mẫu 13/TTBT)
+ Căn cứ Báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK phân bổ số CK tương ứng từ TK TTBT CKGD của thành viên vào TK CKGD của thành viên (tài khoản Tự doanh hoặc Môi giới).
+ Trường hợp thu hồi chứng khoán hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng hay thành viên bên cho vay, hỗ trợ:
Căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, thành viên bên cho vay, hỗ trợ, TTLK sẽ chuyển số chứng khoán tạm giữ từ TK CKGD tự doanh của thành viên bên vay, nhận hỗ trợ. Nếu số chứng khoán tạm giữ chưa đủ, TTLK sẽ tiếp tục tạm giữ số tiền được nhận trên tài khoản tự doanh của thành viên cho
vay, hỗ trợ, TTLK sẽ tiếp tục tạm giữ số tiền được nhận trên tài khoản tự doanh của thành viên vay, nhận hỗ trợ chứng khoán.
Căn cứ đơn đề nghị (mẫu 06/TTBT) của đồng thời khách hàng hoặc thành viên bên cho vay, hỗ trợ và thành viên bên vay, nhận hỗ trợ chứng khoán, TTLK sẽ giải tỏa số chứng khoán, tiền tạm giữ.
+ Trường hợp tạm giữ chứng khoán để đảm bảo hoàn tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán hoặc hoàn trả vay nợ theo yêu cầu của NHTT.
+ TTLK sẽ chuyển số chứng khoán được nhận của thành viên bên vay tiền (phần tự doanh) vào tài khoản chứng khoán tạm giữ của chính thành viên bên vay.
+ Trường hợp giá trị của số chứng khoán được nhận của thành viên bên vay (phần tự doanh) không đủ để đảm bảo cho khoản tiền vay, TTLK sẽ tiếp tục chuyển số chứng khoán lưu ký khác trên tài khoản tự doanh của thành viên bên vay vào tài khoản lưu ký chứng khoán tạm giữ của thành viên bên vay.
+ Căn cứ vào Đơn đề nghị (Mẫu 07/TTBT) của đồng thời NHTT và thành viên bên vay tiền, TTLK sẽ thực hiện giải tỏa số chứng khoán tạm giữ.
QUY TRÌNH SỬA LỖI SAU GIAO DỊCH
I. QUY TRÌNH SỬA LỖI SAU GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN1. TRUNG TÂM GDCK HÀ NỘI 1. TRUNG TÂM GDCK HÀ NỘI
1.1. Lỗi phát hiện trước khi kết thúc thời gian giao dịch
Sau khi xác nhận kết quả khớp lệnh trong hệ thống, nếu phát hiện lỗi do sai sót với lệnh của khách hàng, đại diện giao dịch thực hiện như sau:
- Trường hợp là bên bán, đại diện giao dịch lập Đơn xin phép sửa giao dịch thoả thuận
(Mẫu 2) gồm 02 liên kèm theo bản sao Phiếu lệnh gốc của khách hàng gửi TTGDCK
Hà Nội.
- Trường hợp là bên mua, đại diện giao dịch thông báo để đại diện giao dịch bên bán thực hiện báo cáo như trên.
Sau khi TTGDCK Hà Nội chấp thuận cho sửa lệnh giao dịch thoả thuận, đại diện giao dịch thực hiện huỷ lệnh trên hệ thống; nhập và thực hiện lại giao dịch thoả thuận theo nguyên tắc bên bán thực hiện trước và bên mua xác nhận.
Trường hợp Trung tâm giao dịch không cho phép sửa/huỷ lệnh, lệnh giao dịch sẽ chuyển sang xử lý theo quy trình lỗi phát hiện sau giờ khớp lệnh.
1.2. Lỗi phát hiện sau khi kết thúc thời gian giao dịch hoặc phát hiện trước khi kết thúc thời gian giao dịch nhưng không được TTGDCKHN chấp thuận cho kết thúc thời gian giao dịch nhưng không được TTGDCKHN chấp thuận cho sửa:
1.2.1. Phòng giao dịch Công ty:
- Khi phát hiện lỗi sau giao dịch Chi nhánh báo cáo kịp thời Công ty để có hướng giải quyết.
- Phòng giao dịch báo cáo Ban Giám đốc Công ty trong ngày T+1 lập phương án sửa lỗi giao dịch.
- Chậm nhất 10h00 trước ngày thanh toán 01 ngày đối với các giao dịch thanh toán bù trừ đa phương và song phương và chậm nhất là 13h30 ngày giao dịch đối với các giao dịch thanh toán trực tiếp, Phòng Giao dịch lập hồ sơ sửa lỗi giao dịch bao gồm các chứng từ:
+ Giấy đề nghị sửa lỗi giao dịch (theo Mẫu...)
+ Thông tin sổ nhận lệnh in từ hệ thống giao dịch của Thành viên tại sàn giao dịch. + Phiếu lệnh của khách hàng.
+ Hợp đồng hỗ trợ chứng khoán.
- Gửi cho Phòng Kế toán - Lưu ký toàn bộ hồ sơ sửa lỗi.
- Thông báo phương án sửa lỗi đã được phê duyệt cho các phòng có liên quan và đại diện giao dịch để thực hiện báo cáo lỗi giao dịch với TTGDCK.
1.2.2. Phòng Kế toán - Lưu ký:
- Lập yêu cầu chuyển khoản (trường hợp cần phải hỗ trợ chứng khoán) từ khách hàng của OSC.
- Báo cáo xác nhận thanh toán giao dịch (theo Mẫu...)
- Gửi toàn bộ hồ sơ sửa lệnh vào TTGDCK HN chậm nhất 10h00 trước ngày thanh toán 01 ngày đối với các giao dịch thanh toán bù trừ đa phương và song phương, và chậm nhất là 13h30 ngày giao dịch đối với các giao dịch thanh toán trực tiếp.
- Sau khi Trung tâm GDCK HN đồng ý sửa lỗi giao dịch, Phòng Kế toán - Lưu ký nhận các chứng từ sửa lỗi.
+ Thông báo sửa lỗi sau giao dịch (05 liên - theo Mẫu...)
+ Thông báo điều chỉnh thanh toán tiền gửi NHCĐTT (02 liên - theo Mẫu...).
+ Báo cáo bù trừ và thanh toán chứng khoán theo TVLK (đã điều chỉnh) (02 liên - Mẫu...).
- Phòng Kế toán - Lưu ký và Phòng Giao dịch phối hợp để liên hệ với các đối tác: + Nếu thì đề nghị đối tác lập yêu cầu chuyển khoản để nhận chứng khoán hỗ trợ. + Nếu vay của Ngân hàng Chỉ định thanh toán thì lập Hợp đồng vay hỗ trợ thanh toán .
1.3. Vào ngày thanh toán
1.3.1. Phòng Kế toán - Lưu ký:
- Thực hiện TTBT tiền theo Báo cáo tổng hợp bù trừ và thanh toán tiền đã điều chỉnh. - Đồng thời, hạch toán sửa lỗi giao dịch trên phần mềm SBA theo Tờ trình của Phòng Giao dịch.
- Hoàn trả chứng khoán hỗ trợ được thực hiện theo thoả thuận của hai bên trong "Hợp đồng hỗ trợ chứng khoán".
- Hoàn trả tiền cho Ngân hàng Chỉ định thanh toán theo Hợp đồng vay hỗ trợ thanh toán.
Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi, Phòng Giao dịch báo cáo kết quả sửa lỗi và gửi bán thanh lý hợp đồng hỗ trợ chứng khoán cho TTGDCK Hà Nội.
2. TRUNG TÂM GDCK HỒ CHÍ MINH2.1. Lỗi phát hiện trước thời điểm khớp lệnh 2.1. Lỗi phát hiện trước thời điểm khớp lệnh
2.1.1. Đối với đại diện giao dịch
Sau khi nhập lệnh giao dịch vào hệ thống, nếu phát hiện lỗi trong quá trình nhập lệnh, đại diện giao dịch thực hiện như sau:
- Đại diện giao dịch thông báo lỗi giao dịch và đề nghị bộ phận giao dịch tại Công ty và/hoặc chi nhánh chuyển lệnh giao dịch gốc cho Đại diện giao dịch.
- Đại diện giao dịch lập báo cáo lỗi giao dịch theo quy định của Trung tâm giao dịch. Sau khi được trung tâm giao dịch chấp thuận. Đại diện giao dịch huỷ lệnh nhập sai và nhập lệnh đúng vào hệ thống (mẫu thông báo trong Quy chế đại diện Giao dịch).
- Trường hợp Trung tâm giao dịch không cho phép sửa/huỷ lệnh, lệnh giao dịch sẽ chuyển sang xử lý theo quy trình lỗi phát hiện sau giờ khớp lệnh.
- Đại diện giao dịch thực hiện báo cáo lỗi giao dịch theo định kỳ tuần (mẫu báo cáo trong Quy chế đại diện Giao dịch).
2.1.2. Đối với phòng Giao dịch tại Công ty và chi nhánh
- Bộ phận giao dịch thực hiện thông báo cho Đại diện giao dịch lỗi giao dịch phát sinh trong quá trình nhận lệnh và gửi kèm lệnh gốc. Đại diện giao dịch có thể đưa phương án sửa lệnh thay thế bằng việc chỉnh sửa số tài khoản và/hoặc lập sẵn mẫu thông báo sửa lỗi giao dịch cho Trung tâm giao dịch.
- Bộ phận giao dịch Báo cáo cho Lãnh đạo công ty (bằng điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp) để quyết định phương án xử lý lỗi.
- Trường hợp Đại diện giao dịch và Lãnh đạo Công ty chưa có phương án xử lý bằng lệnh thay thế, Đại diện giao dịch thực hiện thông báo lỗi cho Trung tâm giao dịch và đề nghị sửa lỗi.
- Khi được trung tâm giao dịch chấp thuận sửa lỗi, Đại diện giao dịch thực hiện huỷ lệnh cũ và nhập lệnh đúng vào hệ thống.
- Trường hợp Trung tâm giao dịch không chấp nhận cho sửa lỗi, thì phải thực hiện chuyển lỗi giao dịch đó sang lỗi phát hiện sau giờ khớp lệnh.
2.2. Lỗi phát hiện sau thời điểm khớp lệnh
Sau khi có kết quả khớp lệnh, các bộ phận có liên quan thực hiện đối chiếu và kiểm tra các kết quả giao dịch để nhằm xác định tính chính xác của lệnh giao dịch và đồng thời phát hiện ngay lỗi giao dịch (nếu có).
- Đại diện giao dịch: Kiểm tra giữa các lệnh đã nhập vào hệ thống với lệnh do Bộ phận giao dịch tại Công ty hoặc chi nhánh chuyển.
- Bộ phận giao dịch: Kiểm tra kết quả giao dịch do Đại diện giao dịch thông báo và Lệnh/ Số lệnh giao dịch do Bộ phận giao dịch lập.
Bộ phận phát sinh lỗi giao dịch (Đại diện giao dịch hoặc bộ phận giao dịch tại Công ty và/hoặc Chi nhánh) thực hiện báo cáo lỗi giao dịch và đề xuất phương án xử lý.
Giám đốc quyết định phương án xử lý lỗi. Lệnh giao dịch được phát hiện có thể đã hoặc chưa được khớp lệnh. Việc xử lý lỗi giao dịch sẽ được chia thành.
+ Trường hợp lệnh giao dịch đã được khớp lệnh. + Trường hợp lệnh giao dịch chưa được khớp lệnh.
2.2.1. Trường hợp lệnh giao dịch đã được khớp
- Đối với lỗi giao dịch phát sinh và đã được khớp lệnh, việc xử lý lỗi giao dịch có thể thực hiện theo các phương án sau:
+ Phương án I: Đàm phán với khách hàng để khách hàng thực hiện thanh toán
theo kết quả khớp lệnh và thực hiện bồi thường cho khách hàng theo thoả thuận (nếu có). Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận hoặc chỉ chấp thuận thanh toán theo lệnh đặt của khách hàng, phần giao dịch còn lại sẽ chuyển sang thanh toán vào kết quả của Giao dịch tự doanh và thực hiện thanh toán theo các phương án II.
+ Phương án II: Xử lý lỗi giao dịch môi giới chuyển thành giao dịch tự doanh.
Theo phương án này, có thể xảy ra những trường hợp sau:
Trường hợp Tài khoản tự doanh của Công ty có đủ số dư để thực hiện.
Trường hợp tài khoản tự doanh của Công ty không có hoặc không đủ để thực hiện thanh toán giao dịch, Công ty sẽ phải thực hiện xử lý theo hướng dùng từ quỹ hỗ trợ thanh toán và/hoặc vay chứng khoán từ bên ngoài (Vay hoặc mua của thành viên lưu ký khác hoặc khách hàng).
*Ghi chú:
Trường hợp nhầm lệnh do sai số tài khoản, việc xử lý lỗi giao dịch chỉ thực hiện điều chỉnh tại Công ty và không phát sinh thanh toán liên quan giữa tài khoản tự doanh và tài khoản môi giới do đó chỉ thực hiện xử lý trong nội bộ công ty.