Giới thiệu tổng quát về Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng khai thác đường bay Tp HCM – Bangkok của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam (Trang 35 - 42)

4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1 Giới thiệu tổng quát về Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam

(Vietnam Airlines) [24]

Ngành Hàng không Dân dụng Việt Nam ra đời theo nghị định số 666 ngày 15/01/1956 của Chính phủ và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Năm 1976, sau khi đất nước thống nhất , Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam đã được thành lập và đội bay của ngành lúc đó có một số loại như: Li2, IL14, IL18, AN2, DC-4, DC-6, Tu134…

Tháng 4/1993 đánh dấu một sự kiện quan trọng của ngành Hàng không Dân dụng là Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines chính thức được thành lập. Ngày 27/05/1996, Thủ tướng Chính phủ đẽ ký quyết định thành lập Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines Corporation tren cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không do Vietnam Airlines làm nòng cốt.

Trải qua 15 năm xây dựng, phát triển, Vietnam Airlines đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện đ ại… Vietnam Airlines đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) và đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn khai thác hàng không IOSA (IATA Operational Safety Audit). Đây là bộ tiêu chuẩn được đánh giá vô cùng khắc khe do tổ chức AQS (Aviation Quality Services) được IATA chỉ định thực hiện. Sự kiện này đã góp phần khẳng định đẳng cấp quốc tế của chất lượng dị ch vụ mà hãng đang cung cấp cho khách hàng.

Những năm gần đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển, mở thêm nhiều đường bay mới và hiện đang khai thác và hợp tác khai thác đến 18 thành phố trong nước và 41 điểm đến trên thế giới ở cà Châu Âu, châu Á, Châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2007, Vietnam Airlines đã vận chuyển trên 8 triệu khách , tăng

16%, trong đó vận chuyển nội địa tăng 21% và vận chuyển quốc tế tăng 6,2% so với năm 2006.

Hiện tại Vietnam Airlines là một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ, hiện đại nhất khu vực với tổng số 48 máy bay gồm 10 chiếc Boeing 777 – 200ER, 4 chiếc Airbus A330, 12 chiếc Airbus A321, 10 chiếc A320, 10 chiếc ATR-72 và 2 chiếc Fokker-70. Đặc biệt Vietnam Airlines đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) mua thêm một loạt máy bay thế hệ mới, sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí là A350 -900 và Boeing B787-8. Dự kiến đến năm 2020, đội máy bay của Vietnam Airlines sẽ tăng lên 110 chiếc, trong đó có 28 máy bay Boeing B787-8 và 24 máy bay Airbus A350 - 900. đây sẽ là tiền đề quan trọng để Vietnam Airlines mở rộng mạng đường bay, nâng cao chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh trên thị trường hàng không.

Với mục đích làm cho sản phẩm ngày một đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hàng khách, Vietnam Airlines đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các chương trình hợp tác, liên danh trao đổi chổ, chia chặng đặc biệt, sử dụng hệ thống đặt giữ chổ Gabriel II; đồng thời tham gia các hệ thống phân phối toàn cầu như AMADEUS, ABACUS, INFINI… Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước , góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản, đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá, làm chủ công nghệ mới, Vietnam Airlines phấn đấu trở thành một hãng hàng không tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu qủa kinh doanh.

Hình ảnh Vietnam Airlines với biểu tượng Bông Sen Vàng ngày càng phát triển lớn mạnh và vững bước trên con đường hội nhập cùng hàng không thế giới.

2.2 Thực trạng trong hoạt động của Vietnam Airlines trên đường bay TPHCM – BANGKOK

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô

Yếu tố kinh tế.

Về môi trường kinh tế, nhà nước Việt Nam tiếp tục có những chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư của các công ty đa quốc gia; khuyến khích thúc đẩy phát triển du lịch, chuyển từ kinh doanh du lịch khám phá sang xây dựng ngành công nghiệp du lịch thật sự, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Bằng nhiều hình thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập , nhằm tăng cường đa phương và song phương trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của kinh tế thế giới. Môi trường đầu tư tại Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện, nhằm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng như tăng cường sự hợp tác, liên doanh và mở rộng sự cạnh tranh trên mọi thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Dự báo đến năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng trưởng 5-7% /năm; du lịch Việt Nam đạt 5-6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 20-25 triệu lượt khách du lịch nội địa vào năm 2010. kinh tế Việt Nam trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá (GDP tăng từ 7-7,5%/năm), cơ cấu kinh tế và lao động dịch chuyển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa[2]… những vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng không nói chung và đường bay TPHCM đi Bangkok nói riêng phát triển.

Trong khi đó Thái Lan là một điểm đến để khám phá, an dưỡng du lịch và thương mại vào bậc nhất trong khu vực (trong 10 điểm đáng được đến nhất ở châu Á thì Thái Lan có 2 là Bangkok và Phu ket).

Bảng 2.1: Bảng thống kê khách đến Thái Lan 2 năm 2006 và 2007 [8]

Khách đến từ / Năm 2006 2007

Lượng khách % Lượng khách %

Châu Âu 3.490.779 25,26 3.905.271 27,00

Châu Mỹ 923.382 06,68 920.366 06,36

Châu Đại Dương 651.262 02,84 764.072 05,28

Châu Phi 110.511 0,80 116.677 0,81 Trung Đông 392.416 02,84 436.100 03,02 Nam Á 631.208 04,57 709.811 04,91 Đông Á 7.6222.244 55,15 7.611.931 52,63 Việt Nam 227.134 01,64 237.676 01,64 Tổng 13.821.802 100 14.464.228 100 Nguồn: www2.tat.or.th/

Kinh tế Thái lan phát triển khá năng động, các doanh nghiệp của Thái Lan có cách thức kết hợp hài hòa và quản lý rất linh hoạt, những yếu tố này làm cho kinh tế của người dân Thái Lan ở vào mức cao hơn trung bình khá xa (tham khảo bảng dưới).

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan Đơn vị: USD

Năm 2005 2006 2007 2008 (dự đoán)

Thu nhập bình quân đầu người 2709,5 3166,4 3736,8 4104

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của IMF Theo nghiên cứu, thì khi thu nhập của người dân đạt khoảng 400 USD/tháng thì xuất hiện nhu cầu du lịch quốc tế [3]. Vì thế lượng hành khách Việt Nam đi du lịch quốc tế sẽ tăng nhanh và điểm du lịch quốc tế đầu tiên và ưa thích nhất của người Việt Nam là Thái Lan.

Tuy nhiên yếu tố giá xăng dầu thế giới tăng đã tác động rất lớn đến chi phí đầu vào ở tất cả các lĩnh vực, các hãng hàng không nói chung và Vietnam

Airlines không nằm ngoài ngoại lệ. Theo tổng kết 5 tháng đầu năm tổn g chi phí tăng 220 triệu USD, trong đó chi phí xăng dầu chi vượt 1412 tỷ VND cho toàn mạng bay [22] . Chi phí xăng dầu chiếm 48% trong cơ cấu chi phí năm 2008 so với 33% năm 2007. Điều này buộc các hãng hàng không cộng các phụ phí vào giá vé và hậu quả là hạn chế nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân vì họ sẽ bắt đầu hạn chế chi tiêu vì các yếu tố lạm phát có sự góp phần của tăng cao của giá xăng dầu [23].

Yếu tố chính trị – pháp luật và chính sách của nhà nước.

Trong những năm qua, tình hình chính trị – xã hội trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến vận tải hàng không thế giới. Song tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định và được coi là điểm đến an toàn của khu vục và thế giới [2].

Môi trường pháp luật ở Việt Nam ngày càng cải thiện theo kịp các nước trong khu vực; đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp và phục vụ cho đường lối hội nhập của Việt Nam.

Về chính sách không tải, Nhà nước Việt nam đã bãi bỏ kiểm soát chính sách giá của các đường bay quốc tế, tiếp tục cho các hãng hàng không các nước khai thác tới thị trường Việt Nam phù hợp với các thương quyền quốc tế một cách hợp lý để vừa tạo tính cạnh tranh lành mạnh, vừa không để các hãng hàng không lớn trên thế giới “vùi dập” các hãng hàng không nhỏ bé trong nước. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ Hãng hàng không Vietnam Airlines trong việc phát triển tàu bay, đội bay. Ngoài ra pháp luật Việt Nam không hạn chế các quyền tự do đi lại, đi ra nước ngoài của người Việt nam hay luôn tạo điều kiện cho các doan h nghiệp làm ăn chân chính hay các du khách nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu con người, văn hóa và thắng cảnh Việt nam ra vào Việt nam (trừ một số ít trường hợp có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia) do đó tạo điều kiện cho phá t triển các đường bay trong nước nối với mạng bay quốc tế [2].

Trong khi đó ở Thái Lan tình hình chính trị lại diễn biến khá phức tạp tại các tỉnh miền nam, nơi có những xung đột tôn giáo gây thiệt hại khá nặng về kinh tế và uy tín du lịch của Thái Lan. Trong khi đó ngay tại Bangkok sự tranh giành quyền lực của các đảng, của cả các thế lực quân sự đã làm cho chính

trường Thái Lan phải chao đảo trong một thời gian. Tuy nhiên bản thân người Thái cũng nhanh chóng quên đi những biến động này và cùng hướng vào mục tiêu khác tốt hơn cho quốc gia. Các công ty du lịch Thái vẫn tổ chức tốt và quảng bá mạnh du lịch. Thái lan vẫn là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất, và du khách Việt Nam vẫn đến Thái ngày càng nhiều. Bảng dưới thể hiện số lượng du khách Việt Nam sang du lịch Thái Lan trong 3 năm 2005 – 2007(08)

Bảng 2.3: Số lượng du khách VN du lịch Thái Lan trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 (tham khảo thêm tại phụ lục 8) Đvt: Khách

Năm 2005 2006 2007

Số lượng du khách 150.012 185645 192666

Nguồn: www2.tat.or.th

Quan hệ 2 chính phủ Việt Nam – Thái Lan vẫn nồng ấm. Chính phủ Việt Nam luôn luôn tôn trọng các vấn đề mang tính nội bộ của chính phủ Thái lan. Việc miễn thị thực cho công dân 2 nước lẫn nhau đã góp phần thúc đẩy rất mạnh sự phát triển hàng không giữa hàng không giữa Việt nam và Thái lan (trong đó có đường bay TPHCM đi BKK và ngược lại)

Yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ hiện nay phát triển nhanh chóng và sẽ có những bước tiến nhảy vọt. Ứng dụng những thành tựu của công nghệ hóa dầu, điện tử, vật liệu mới… sẽ cho ra đời các loại máy bay ít tốn nhiên liệu hơn, thân thiện với môi trường, tiện nghi và an toàn hơn. Hiện tại ở đường bay TPHCM đi Bangkok các hãng hàng không đều sử dụng các loại máy bay mới như Airbus A321, A32 0, A340… hay Boeing 737… chính vì thế tính an toàn và tiện dụng đối với hành khách là rất bảo đảm. Từ 1989 đến nay chưa có một sự cố nào gây thiệt hại đối với đường bay TPHCM đi Bangkok và ngược lại.

Về lĩnh vực thương mại, việc kết nối internet và các hệ thống phân phối toàn cầu (GDS – Global Distribution System) đã giúp cho hành khách có thể mua vé máy bay nhanh chóng và dễ dàng từ khắp nơi trên thế giới. Mạng bán của các hãng không ngừng được mở rộng. Việc điều chỉnh các hạng ghế của từng chuyến bay được cập nhật từng phút dựa trên những phân tích của các phần mềm máy tính chuyên dụng. Điều này giúp cho hành khách có thêm nhiều lựa

chọn cho bản thân, và các hãng vận chuyển cũng tối đa hóa được doanh thu, giảm thiểu được các chi phí trung gian; vé điện tử (Electronic ticket) là một ví dụ tiêu biểu. Nếu trước kia, giá thành của một vé giấy truyền thống (paper - ticket) khi xuất xưởng là khoảng 5 – 7 USD thì hiện tại vé điện tử bao gồm cả các chi phí hệ thống thì chưa tới 1USD [3].

Về lĩnh vực khai thác thì các hệ thống làm thủ tục xuyên chặng (through – check in) và các cổng kết nối của các sân bay cho phép hành khách có thể ở một sân bay có thể làm thủ tục cho cả hành trình bay nhiều chặng hay các hệ thống làm thủ tục hàng không có thể tự động sắp xếp hành khách nhằm phù hợp với các yếu tố cân bằng trọng tải của chuyến bay hay kết nối với hệ thống tìm kiếm hành lý thất lạc toàn cầu (Sita world tracer)… Điều này sẽ làm giảm sự nhiêu khê thủ tục gây mệt mỏi cho hành khách cũng như nâng cao khả năng phục vụ và kiểm soát chuyến bay của các hãng khai thác.

Hiện tại Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác tham gia khai thác đường bay TPHCM-Bangkok đều cập nhật và sử dụng các yếu tố công nghệ nói trên vào chuyến bay của mình

Điều kiện tự nhiên và các yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa Việt Nam và Thái Lan có nhiều điểm tương đồng của văn hóa lúa nước, cùng khu vực địa lý nên có những nét đặc thù chung. Đó là sự dễ thông cảm, hay chia sẻ và cân cù siêng năng. Chính vì thế du khách hai nước dễ chấp nhận các tập quán và tôn trọng các ứng xử của nhau. Điều này dễ dàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp 2 nước trao đổi thương mại với nhau.

Về mặt địa lý thì cũng tương tự nhau về vĩ độ và cùng múi giờ, khoảng cách từ Bangkok đi TPHCM hay Hà Nội dưới 2 giờ bay. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử đề lại nên Bangkok có những phát triển mạnh hơn so với TPHCM hay Hà Nội. Hiện tại Bangkok đang là một điểm tụ (HUB) rất lớn của khu vực và châu Á. Hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới đều có đường bay đến Bangkok với tần suất lớn. Do vậy có một tỷ trọng khách rất lớn từ Việt nam thường phải quá cảnh tại Bangkok để đi tiếp nước thứ ba khi nước này không có đường bay trực tiếp đến Việt Nam và ngược lại (xem phụ lục 7).

Cũng do có những khác nhau về lịch sử nên văn hóa kiến trúc, kết cấu xã hội của đất nước Thái Lan khác biệt với xã hội Việt nam. Chính đây là những nét hấp dẫn du khách người Việt Nam khi đến Thái Lan.

Ngược lại các phong cảnh đẹp của Việt Nam cũng rất hấp dẫn du khách Thái Lan. Tuy nhiên do trình độ tổ chức và ý thức của người dân Việt Nam về công tác du lịch còn chưa cao nên đã hạn chế rất nhiều việc du lịch của người Thái lan đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng khai thác đường bay Tp HCM – Bangkok của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)