o Các sản phẩm thay thế
3.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân sự đảm bảo tốt nhất cho đường bay TPHCM –
BANGKOK.
Vietnam Airlines có lợi thế là phi hành đòan và nhân viên khai thác sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, do vậy việc đảm bảo yếu tố này chính là luôn luôn củng cố chất lượng cũng như số lượng những nhân viên Vietnam Airlines có tính nhiệt tình đối với hành khách và tư duy làm việc chuyên nghiệp.
Một trong những điểm yếu cuả Vietnam Airlines hiện nay là chất lượng và số lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp tại các phòng vé, sân bay cũng như phi hành đoàn trên các chuyến bay cho cả mạng bay chứ không chỉ riêng cho đường bay Tp HCM đi Bangkok. Như vậy, khi đội ngũ nhân viên phát triển mọi mặt trên toàn mạng bay thì đường bay TP HCM - Bangkok sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác.
Hiện tại một hiện trạng rất đáng buồn đó là sự chảy máu chất xám của Vietnam Airlines sang các hãng hàng không khác thậm chí sang các đối tác của Vietnam Airlines như các đại lý bán vé, các công ty du lịch… Điều này có thể giải thích là áp lực công việc cao (ví dụ một chuyên viên kiểm soát chuyến bay tại Trung tâm Kiểm soát Khai thác Tân Sơn Nhất phải trực ít nhất khoảng 4 chuyến bay/ca trực 8 tiếng, trong khi đó các hãng hàng không nước ngoài lại đến 3- 4 nhân viên trực/1 chuyến – không nhất thiết phải làm 8h/ngày), và chế độ lương bổng lại phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước trong khi các nơi khác, các hãng hàng không khác tại TP HCM lại linh hoạt hơn nên so ra thu nhập của nhân viên Vietnam Airlines hầu như thấp hơn hết so với các Hãng hàng không khác đang khai thác tại TP HCM.
Ngay cả quy trình tuyển chọn và đào tạo của Vietnam Airlines vẫn còn nhiều bất cập vì hệ thống giáo dục của Việt Nam thường không hoà nhịp với thực tế. Học viên tốt nghiệp từ Trường Hàng Không (nay là Học Viện Hàng Không) thường được đào tạo với giáo trình không theo kịp với thay đổi của thực tế, vì thế hầu như không được ưu tiên trong quá trình tuyển chọn. Tất cả những
người trúng tuyển đều được đánh giá như từ đầu như nhau và được đào tạo lại từ đầu, gây lãng phí cho xã hội.
Chính vì điều này, nên có một số đề xuất như sau:
Bộ phận đào tạo thuộc các đơn vị của Vietnam Airlines nên kết hợp với Học viện Hàng Không đào tạo cơ bản ở và sau các kỳ kiểm tra sẽ tuỳ theo kết qủa đánh giá sẽ phân bổ về các bộ phận phù hợp và được đào tạo chuyên sâu tại các nơi này.
Không nên đánh đồng giữa các nhân viên làm việc trực tiếp với các nhân viên làm việc gián tiếp, nên có một sự ưu đãi nhất định, thường “chảy máu chất xám” thường xảy ra ở các nhân viên làm trực tiếp. Nếu không có những ưu đãi hợp lý để giữ chân những người có năng lực thì Vietnam Airlines mãi mãi chỉ là “trường đào tạo tốt” cho các đối thủ vốn có năng lực về tài chính.
Hiện tại Vietnam Airlines là thành viên chính thức của Hiệp hội các hãng vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), do vậy chi phí đào tạo các mức chuẩn quốc tế sẽ có nhiều ưu đãi, do vậy Vietnam Airlines nên nắm lấy các cơ hội lựa chọn những người có năng lực về nghiệp vụ, ngoại ngữ và sư phạm (đặc biệt đang công tác tại các vị trí then chốt, làm việc ở các công đoạn trực tiếp) để gửi đào tạo cập nhật hằng năm nhằm thành giáo viên thực thụ, có mức lương và ưu đãi thật cao, điều kiện hợp đồng ràng buộc chặt chẽ để nâng cao chất lượng cho các nhân viên còn lại.
Tiếp tục nâng cấp các cơ sở vật chất đặc thù, năng lực cho đào tạo phi hành đoàn, thợ máy để có thể đào tạo ngay trong nước nhằm tiết kiệm chi phí phải đào tạo ở nước ngoài. Hơn nữa đào tạo trong nước thì số lượng sẽ mở rộng hơn rất nhiều, giải quyết được vấn đề thiếu lao động lành nghề.
Xây dựng đội ngũ nhân viên từ khâu bán vé đặt chỗ đến khi trả khách và hành lý tại điểm đến theo tiêu chí đậm đà bản sắc Việt Nam, thể hiện sự nhiệt tình, tôn trọng khách hàng và có tính chuyên nghiệp