Vì Tân Sơn Nhất là sân bay điểm tụ nên Vietnam Airlines có rất nhiều thuận lợi, các đơn vị làm thủ tục, cung ứng suất ăn, kho hàng, xăng dầu … đều là các đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam (có thể tham khảo thêm ở phần phụ lục). Do vậy sự phối hợp hoạt động mang đến sự đồng bộ và quan trọng là giảm được chi phí khai thác cho Vietnam Airlines. Hơn thế nữa các đơn vị này còn có trách nhiệm phục vụ luôn cho các hãng hàng không khác một mặt tạo ra nguồn thu cho Tổng công ty, nâng cao trình độ cho nhân viên mặt khác sẽ giảm các chi phí khai thác mặt đất của Vietnam Airlines tại các sân bay quốc tế nước ngoài bởi các hợp đồng phục vụ mặt đất chéo giữa các hãng. Đối với đường bay TPHCM-Bangkok, Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS) – một đơn vị của Vietnam Airlines sẽ phục vụ mặt đất cho các chuyến bay của Thai Airways và một số hãng hàng không khác tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngược lại nhân viên mặt đất của Thai Airways sẽ cung cấp các dịch vụ cho Vietnam Airlines tại sân bay Bangkok. Chính vì thế Vietnam Airlines đã tạo ra tính tự chủ cho mình trên đường bay TPHCM-Bangkok (xem thêm phụ lục 4).
o Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ phi hành đoàn
Phi hành đoàn là đội ngũ nhân sự đặc biệt quan trọng, có điều kiện đào tạo và làm việc đặc thù, có thể coi là bộ mặt của hãng vận chuyển và là hình ảnh văn hoá của quốc gia bao gồm phi công (Cockpit crew) và tiếp viê n (cabin attendance)
Hiện tại Vietnam Airlines đã có khả năng về trình độ, kinh nghiệm và công nghệ và các yêu cầu khác để đào tạo từ căn bản, nâng cao và chuyển loại cho đội ngũ tiếp viên tại trung tâm huấn luyện bay. Do đó đội ngũ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines cho các đường bay trong đó có đường bay TPHCM-Bangkok tương đối đủ[25] (xem thêm ở phụ lục 9).
Tuy nhiên đối với phi công, thì vẫn sử dụng phần lớn là thuê và khả năng đào tạo chỉ dừng ở mức cơ bản nên vẫn chưa có tính chủ động cao trong quá trình khai thác. Do vậy tương lai Vietnam Airlines đang có nhiều kế hoạch đầu tư lớn cho sự hạn chế này.
o Dịch vụ bảo dưỡng và nguồn cung cấp vật tư phụ tùng máy bay
Hiện tại Vietnam Airlines có 2 xưởng sữa chửa và bảo dưỡng máy bay là xí nghiệp A75 và xí nghiệp A76 chuyên sửa chữa vào bảo dưỡng cho đội của Vietnam Airlines và đơn vị thành viên VASCO (công ty bay dịch vụ) tại Việt nam. Đội ngũ kỹ thuật này thường được chính nhà sản xuất máy bay đào tạo và cấp chứng chỉ theo từng cấp theo hợp đồng thuê hay mua máy bay. Ngoài ra 2 xí nghiệp trên còn ký được hợp đồng sửa chữa ở mức độ nhất định cho các hãng hàng không khác (trong đó có Thai Airways). Ở sân bay Bangkok thì đội ngũ làm việc này là thuộc về hãng Thai Airways theo hợp đồng giữa cung cấp dịch vụ mặt đất giữa Vietnam Airlines và Thai Airways.
Vì hầu hết các loại máy bay do Vietnam Airlines khai thác đều là mua hay thuê khô dài hạn nên thường có các phụ tùng thay thế kèm theo. Theo ước tính của các nhà quản lý, cứ 1 loại máy bay đang khai thác thì đi kèm với một kho phụ tùng và các xưởng sửa chữa (hangar) có giá trị bằng 2/3 giá trị của máy bay. Vì thế Vietnam Airlines đã chủ động được về mặt nhân sự và phụ tùng trong các trường hợp bị hỏng hóc ở mức độ nhất định. Tuy nhiên trong các kiểm tra định kỳ khi hết giờ bay hay hết số lần cất hạ cánh thì máy bay của Vietnam Airlines vẫn phải ra nước ngoài bảo dưỡng theo hợp đồng với bên cho thuê hay bán máy bay.
Đường bay TPHCM-Bangkok thường sử dụng Airbus A321 (184 ghế) là những máy bay mới sản xuất đầu những năm 2000, là loại máy bay thân hẹp phù hợp với đường bay ngắn (tuy nhiên tùy theo thời điểm thì Vietnam Airlines có
thể tăng tải bằng các máy bay Boeing B777, trên dưới 300 ghế). Và những loại máy bay này đang được bảo dưỡng thường xuyên bởi các đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài của 2 xí nghiệp cùng các phụ tùng thay thế được cung cấp bởi chính hãng sản xuất hay các đại lý do nhà sản xuất chỉ định.
o Các nhà cung cấp máy bay
Như đã trình bày ở phần trên, hầu hết máy bay khai thác chặng TPHCM- Bangkok của Vietnam Airlines là A321. Những máy bay này đều là máy bay trẻ được thuê (và tương lai vài năm nữa là mua theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và tập đoàn Airbus dưới sự bảo trợ của chính phủ Pháp) dài hạn, đi kèm là việc đào tạo phi công, tiếp viên và thợ kỹ thuật. Những máy bay này là những máy bay thế hệ mới có chỉ số kinh tế kỹ thuật rất cao, tiện nghi cho hành khách.
Hiện tại thị trường cung cấp máy bay khá căng thẳng do thị trường Trung Quốc và Aán Độ rất nóng. Tuy nhiên được sự quan tâm sát sao của chính phủ Việt Nam và tình hình vị thế của Chính phủ Việt nam ngày càng tăng trên thị trường quốc tế do vậy các nhà cung cấp máy bay lớn như Boeing và Airbus luôn luôn chú ý đến Vietnam Airlines như một khách hàng tiềm năng và luôn dành cho Vietnam Airlines một chính sách ưu đãi rất cao không chỉ ở giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian và địa điểm giao máy bay mà còn ở các chương trình đào tạo, bảo dưỡng và chuyển giao dần các công nghệ đi kèm.
Các đối thủ cạnh tranh
o Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Hiện tại trên đường bay TPHCM – Bangkok có 6 hãng vận chuyển đang khai thác trực tiếp gồm Vietnam Airlines (mã của quốc tế trong khai thác thương mại là VN), Thai Airways Internatinal Public Company Limited (TG), Thai Air Asia (FD), Air France (AF), Duetsche Lufthansa AG (LH), Bangkok Airways Co. Limited (PG). Ngoài ra còn có Jetstar Pacific Airlines (BL) mua chỗ của Bangkok Airways Co. Limited.
Sau đây là một số tiêu chí đánh giá vị trí các hãng trên thị trường hàng không quốc tế.
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá các hãng hàng không trên thị trường hàng không quốc tế
Tiêu chí PG TG AF LH VN FD
Số lượng máy bay 15 88 383 341 48 13
Số điểm bay đến 23 78 182 192 38 (+ 21 ld) 48
Nội địa 8 13
182 192 14 (+ 4 ld) 48
Quốc tế 15 65 24 (+17 ld)
Quốc gia 7 34 98 78 18 10
Skytrax (star) [6] 4 4 4 4 3 Công ty
mẹ Air Asia được xếp 3 sao theo LCC Hạng nhất n/a 4 4 4 n/a
Hạng thương gia n/a 4 4 4 4 Trên phổ thông n/a 4 n/a n/a Be assessed
Hạng phổ thông 4 4 3 3 3
(nguồn tổng hợp từ internet đến hết tháng 5/2008[6][7][9][11][12][13][14] ).
Nhìn chung Vietnam Airlines thua rất xa so với Thai Airways, Air France, Duetsche Lufthansa về mọi mặt và dường như chỉ trên được Bangkok Airway Co. Limited và Thai Air Asia. Tuy nhiên theo xếp hạng chất lượng dịch vụ do công ty Skytrax (xem thêm phụ lục 10) thì Vietnam Airlines chỉ được 3 sao còn Bangkok Airway lại được 4 sao.
Chặng bay TPHCM – Bangkok là một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt và có sự tham gia của nhiều hãng với nhiều mốc phát triển trong một năm gần đây:
Trước 1 tháng 7 năm 2007 chỉ có 4 hãng là Vietnam Airlines, Thai Airways, Air France (AF), Duetsche Lufthansa AG (LH) với tần suất chung là 31 chuyến/tuần.
Từ qúy 2/2007, Bangkok Airways tham gia với tần suất 3 chuyến tuần.
Từ 28 tháng 10 năm 2007, Bangkok Airways tăng tần suất 7 chuyến/tuần với hạng dịch vụ duy nhất là hạng phổ thông và có sự tham gia liên doanh
của Pacific Airlines (bay giờ là Jetstar Pacific Airlines). Q1/2008 bắt đầu triển khai khai thác thêm hạng dịch vụ thương gia.
Từ 1 tháng 4 năm 2008, Thai Airways tăng tần suất từ 17 chuyến lên 18 chuyến/tuần.
Từ 5 tháng 4 năm 2008, hãng hàng không giá rẻ Thai Air Asia tham gia khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần và đến ngày 28 tháng 4 thì tăng tần suất lên 4 chuyến một tuần.
Như vậy hiện tại tổng chung của các hãng là khai thác 43 chuyến tuần với trung bình khoảng 6 chuyến/ngày (xem thêm ở phụ lục 3), tóm gọn như sau [14] [16][17]:
o Thai Airways hiện khai thác 18 chuyến/tuần trong đó chủ nhật, thứ 2 và thứ 3 khai thác 2 chuyến/ngày
o Vietnam Airlines khai thác 1 chuyến/ngày
o Bangkok Airways Co. Limited khai thác 7 chuyến 1 tuần. Mỗi chuyến bay Bangkok Airways bán cho Jetstar Pacific Airlines 20 chỗ hạng phổ thông theo hợp đồng liên doanh giữa 2 hãng.
o Thai Air Asia khai thác 4 chuyến tuần là hãng duy nhất kinh doanh theo tiêu thức hàng không giá rẻ (low cost carrier)
o Air France khai thác 4 chuyến tuần vào thứ 3, 5, 7 và Chủ nhật. Tuy nhiên mục tiêu chính của hãng này là từ TPHCM đi Pairs (Pháp) và Bangkok đi Paris (Pháp), còn chặng TPHCM đi Bangkok là sản phẩm phụ trong khai thác. o Duetsche Lufthansa AG khai thác 3 chuyến tuần vào ngày thứ 3, 6 và Chủ nhật, Cũng như Air France, mục tiêu chính của hãng này là từ TPHCM đi Frankfurt (Đức) và Bangkok đi Frankfurt (Đức), còn chặng TPHCM đi Bangkok là sản phẩm phụ trong khai thác (thương quyền 5 – phụ lục 12).
Sau đây là tổng thị trường và tải cung ứng của chặng bay TPHCM – Bangkok từ 01/07/2007 đến 31/05/2008 (nguồn tổng hợp từ hệ thống làm thủ tục SDCS của Vietnam Airlines, màn hình giám sát của Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân Sơn Nhất, Bộ phận thống kê sản lượng của Tr ung tâm Kiểm Soát Khai Thác Tân Sơn Nhất, thống kê sản lượng của Tổng công ty Khai thác ga Miền nam)
Bảng 2.5 [15][18][19][20]: Tổng thị trường và tải cung ứng của chặng bay TPHCM – Bangkok từ 01/07/2007 đến 31/05/2008 (tham khảo thêm tạiphụ lục 6)
Qúy2 & 3/2007 Qúy 1/2008 Th 4/2008 Th 5/2008
Số chuyến bay (cb) 910 492 176 190 Lượng khách (pax) 142122 91626 28304 26148 Số khách/ch bay 156.18 186.23 160.82 137.62 Tổng tải (cap – số chỗ) 180732 104303 36582 39434 Số chỗ/ch bay 198.607 212.00 207.85 207.55 Loadfactor(% pax/cap) 78.64% 87.85% 77.37% 66.31%
(Lưu ý: tải TPHCM – Bangkok của Duetsche Lufthansa và Air France được tính theo tỷ lệ của khách TPHCM – Bangkok so với khách TPHCM đi Frankfurt và Paris)
Qua bảng trên ta thấy dường nhu tải cung ứng đang vượt quá nhu cầu của thị trường vì số khách bình quân trên một chuyến bay giảm trong khi đó số chỗ trên một chuyến bay thì dường như không giảm nhiều. Từ đó số ghế được lấp (chỉ tiêu loadfactor) chỉ đạt 66.31% (trong tháng 5/2007) trong đó Vietnam Airlines đạt 66.69%, Thai Airways đạt 73.00%, Thai Air Asia đạt 81.32%, Air France đạt 35.95%, Duetsche Lufthansa đạt 59.42%, Bangkok Airways bao gồm cả Jetstar Pacific đạt 60.58% (có thể tham khảo thêm phần phụ lục).
Về thị phần, quan sát 4 sơ đồ tương ứng theo các thời kỳ nghiên cứu.
(Nguồn tổng hợp từ hệ thống làm thủ tục SDCS của Vietnam Airlines, màn hình giám sát của Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân Sơn Nhất, Bộ phận thống kê sản lượng của Trung tâm Kiểm Soát Khai Thác Tân Sơn Nhất, thống kê sản lượng của Tổng công ty Khai thác ga Miền nam)
Đồ thị 2.1: Thị phần đường bay Tp HCM đi Bangkok 6 tháng cuối năm 2007
Đồ thị 2.3: Thị phần đường bay Tp HCM đi Bangkok tháng 4 năm 2008
Qua các giai đoạn ta thấy, Thai Airways là đối thủ mạnh nhất, chiếm thị phần nhiều hơn tất cả các đối thủ còn lại cộng lại (từ 50 đến 60% tuỳ thời điểm). Vietnam Airlines đứng thứ 2 nhưng kém rất xa (chỉ chiếm từ 15 -20% thị phần). Các hãng còn lại hầu hết chỉ chiếm dưới 10% thị phần.
Thai Airways với lợi thế là hãng có nhiều chuyến bay nhất trải dài trong ngày, có sân nhà (HUB – có thể gọi là điểm tụ) Bangkok mạnh nên chiếm ưu thế về khách nối chuyến và đã biến Bangkok thành cửa ngõ của Đông Nam Á nói chung và Việt Nam (trong đó có TPHCM và Hà Nội) với thị trường thế giới. Theo số liệu phân tích 6 tháng cuối năm 2007, khách nối chuyến tại Bangkok khởi hành từ TPHCM là 43137 khách (chiếm 30.35% tổng khách TPHCM- Bangkok), thì trong đó Thai Airways có 40175 khách -chiếm 93.13% khách nối chuyến của toàn thị trường và chiếm 44.37% lượng khách TPHCM-Bangkok của hãng này, điều này có nghĩa là cứ 2 khách của Thai Airways đi Bangkok thì gần như trong đó có 1 khách không “đến” Bangkok.
Một chút so sánh “sức mạnh HUB” tại TPHCM (đối với Vietnam Airlines) và Bangkok (đối với Thai Airways và Bangkok Airways) dự trên khảo sát hành khách nối chuyến của Vietnam Airlines tại TPHCM và của Thai Airways, Bangkok Airways tại Bangkok trong 6 tháng cuối năm 2007. (nguồn tổng hợp lấy từ hệ thống là làm thủ tục chuyến bay SDCS và tài liệu chuyến bay của Xí nghiệp Thương Mại Mặt Đất Tân Sơn Nhất – TIAGS, có thể tham khảo thêm chi tiết ở phần phụ lục 7)
Bảng 2.6: thống kê khách nối chuyến tại TPHCM và Bangkok của PG, TG, VN [15][19]
Nối chuyến online Nối chuyến interline Tổng Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế
PG 42 93 17 509 661 6.35% 14.07% 2.57% 77.00% TG 1361 31565 253 6960 40139 3.39% 78.64% 0.63% 17.34% VN 639 1002 2 9 1652 38.68% 60.65% 0.12% 0.54%
(nối chuyến online: là nối chuyến đi tiếp cùng hãng vận chuyển, nối chuyến interline là nối chuyến đi tiếp trên hãng vận chuyển khác) Xét về số tuyệt đối thì ta thấy khách nối chuyến tại Bangkok của Thai Airways nhiều gấp 60.72 lần số khách nối chuyến của Bangkok Airway tại Bangkok và 24.3 lần so với Vietnam Airlines tại TPHCM, trong đó đến 78.64% là đi tiếp của hãng trên các chuyến bay quốc tế. Còn Bangkok Airways thì đến 77% hành khách nối chuyến quốc tế đi trên các hãng khác. Đối với Vietnam Airlines thì đến 99.33% là đi tiếp trên Vietnam Airlines, nhưng trong đó đến 38.68% là đi tiếp quốc nội (có thể xem thêm ở phần phụ lục 7). Điều này nói lên rằng:
Mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines quá nhỏ bé so với Thai Airways, tỷ trọng nối chuyến các chuyến nội địa khá cao (vốn được ưu đãi nhiều bởi các hãng nước ngoài không có thương quyền khai thác). Chính sự nối chuyến đi tiếp các đường bay quốc tế của Thai Airways đã tạo ra một sự phong phú về sản phẩm và linh động về chính sách giá và chủ động mở bán chỗ trên toàn cầu.
Tỷ lệ hành khách nối chuyến đi interlines ít của Vietnam Airlines tại TPHCM chứng tỏ TPHCM thật sự không phải là cửa ngõ hấp dẫn các hãng hàng không khác khai thác và khả năng kết nối của Vietnam Airlines với các hãng hàng không khác tại TPHCM là không lớn.
Về khách đi theo đoàn (Group), tổng số khách TPHCM-Bangkok trong 6 tháng cuối năm 2007 là 29411 khách thì Thai Airways (với tần suất bay 17 chuyến/tuần đã có nhiều lựa chọn cho các tour du lịch) tiếp tục dẫn đ ầu 7581 khách (chiếm 30,43%), Vietnam Airlines đứng thứ nhì với tỷ trọng 25,94% và Bangkok Airway thứ 3 với tỷ trọng là 22,95%.
Air France và Lufthansa không lấy Bangkok là điểm tụ là đây chỉ là sản phẩm phụ nên khách nối chuyến tại Bangkok chiếm tỷ trọng 1.03% và 1.34% so với tổng số khách nối chuyến tại Bangkok có điểm xuất phát tại TPHCM. Tuy nhiên cũng 2 hãng này cũng tham gia khai thác khá tốt thị trường khách đoàn và lần lượt có tỷ trọng là 8.04% (đối với Air France) và và 12,63% (đối với Lufthansa)
Thai Air Asia không khai thác khách đoàn và khách nối chuyến vì thực hiện chính sách vận chuyển điểm – điểm (point to point) theo phương thức vận chuyển hàng không giá rẻ.
Riêng thị trường Việt Nam (chủ yếu là TPHCM và các vùng lân cận) thì không có sự chênh lệch về giá bán cho khách lẻ (FIT) giữa các hãng, khảo sát giá từ bảng giá các hãng và trên hệ thống phân phối toàn cầu ABACUS trong lịch bay mùa hè từ 28/10/2007 đến 28/03/2008 cho thị trường Việt Nam (không thể các bảng giá khuyến mãi theo từng thời điểm nhất định), ta thấy:
Bảng 2.7: Bảng giá các hạng ghế các hãng hàng khơng bay TpHCM – Bangkok [16][17]
Hạng dịch vụ PG TG AF LH VN
Nhất 1 lượt n/a n/a n/a 289 n/a
Khứ hồi 549 Thương gia 1 lượt n/a 210 283 237 175 Khứ hồi 375 539 453 340 Cạnh tranh 1
lượt 180 – 205 n/a n/a n/a
Cạnh tranh khứ
hồi 295 - 345 n/a n/a 310
Phổ thông 1 lượt 130 170 197 195 145 Khứ hồi n/a 280 374 393 280 Khứ hồi 7 ngày n/a 140 140 - 170 n/a Khứ hồi 14 ngày 140 170 - 210 170 200 Khứ hồi 1 tháng 215 235 220 n/a 220 - 240 Khứ hồi 2