3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
Thứ nhất, quy mô đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tăng lên qua các năm. Số lượng nhân lực tiếp tục tăng qua các năm đáp ứng được việc tăng
cường công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở. Chất lượng ngày càng được nâng lên không chỉ về năng lực, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức mà quan trọng hơn, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức đã thoát khỏi tư duy bao cấp, làm việc theo cơ chế xin cho sang hoạt động theo hướng phục vụ, thực sự là công bộc của dân, do dân và vì dân.
Chính sách tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện, hàng năm thu hút được nhiều cán bộ trẻ, có chất lượng, được đào tạo có hệ thống, đặc biệt là công chức công chức cấp xã, góp phần trẻ hoá và từng bước nâng chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai, công tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ bước đầu được
chuẩn hoá, quy trình hoá đi vào nề nếp và khá đồng bộ từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ đảm nhận các chức vụ, chức danh trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Từng bước quan tâm đến việc đánh giá cán bộ trên cơ sở lấy kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu; quy hoạch để có đủ nguồn kế cận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ khi hội tụ các điều kiện tạo ra đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có chất lượng; có cơ chế sàng lọc những người năng lực yếu, không đủ trình độ...., góp phần nâng cao chất lượng nguồn cán bộ công chức để sử dụng có hiệu quả.
Thứ ba, công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức được chú trọng và đẩy mạnh. Công tác đào tạo phát triển được quan tâm thường
xuyên; phát huy nội lực tự đào tạo là chính với hình thức, nội dung, đối tượng đào tạo khá phong phú, đồng bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư, hoạt động duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng phong phú. Từ thực hiện tốt các chính sách tiền lương, phụ cấp lương,
phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp công vụ, bảo hiểm xã hội… theo đúng quy định của nhà nước. Người lao động còn được tham gia vào các phong trào văn hoá, thể thao, các diễn đàn phụ nữ, thanh niên, sinh hoạt đoàn thể…đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức.
Tóm lại,trong thời gian qua, các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Nguyên nhân của những thành tự trên là do:
Một là, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số chủ trương,
cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đảm bảo đúng hướng, chọn đúng vấn đề trọng tâm, cấp bách trong công tác cán bộ để giải quyết, đó là vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí cán bộ, công chức cấp xã.
Hai là, các huyện, thành, thị đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo,
quyết tâm cao trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của cấp trên về xây dựng và phát triển đội cán bộ, công chức cấp xã. Vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức
đúng hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của cấp xã; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Từ đó, có sự quan tâm hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện và đầu tư về mọi mặt để phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.
Bốn là, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền các cấp, để đạt được những kết quả trên cần phải kể đến sự nỗ lực tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu vươn lên của chính bản thân mỗi người cán bộ, công chức cấp xã. Đa số cán bộ, công chức được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có ý thức tự học tập, phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.