Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 44)

2.1.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn cán bộ, công chức ở tỉnh Nghệ An trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chương sau.

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả không chỉ nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mà nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các cơ chế

chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực cấp xã, chỉ ra vị trí và vai trò của nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được thể hiện trong nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mang tính phổ biến không chỉ riêng một một huyên, thành, thị nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của cả tỉnh, cả nước và thể hiện mối quan hệ giữa nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã. Áp dụng quan điểm này để xây dựng quan điểm toàn diện trong công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, các phương tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác.

Nguyên lý về tính phát triển được thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi

phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhưng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

2.1.2. Phương pháp cụ thể

2.1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp để thực hiện luận văn được lấy từ 2 nguồn chủ yếu là: (i) số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ Nghệ An, Niên giám thống kê; các báo cáo về tình hình tổ chức, bộ máy, chất lượng cán bộ, công chức, các báo cáo về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở qua các năm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành ở Nghệ An; (ii) các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web của các cơ quan, tổ chức có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. Cụ thể:

+ Các bài viết của các nhà nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng, các loại sách báo, các trang web trong nước để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức, một số tư liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh, Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực cán bộ, công chức… quá trình phân tích đánh giá để biết được rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm như thế nào về đội ngũ cán bộ, công chức, đánh giá như thế nào về phát triển nguồn cán bộ, công chức cấp xã để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An được tiếp cận một cách liên ngành và cụ thể.

+ Các văn kiện hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, các báo cáo kinh tế xã hội, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An các năm từ năm 2010 đến năm 2015. Tình hình thực tiễn phát triển nguồn nhân lực cấp xã những năm qua nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền tỉnh, quá trình

triển khai về cơ sở qua các thời kỳ để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm, phương hướng và giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức ở Nghệ An.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu, tài liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong

cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận được sử dụng để phân tích những nhân tố điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã và thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An trong những năm vừa qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 4 để phân tích những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng

hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chương 3, từ việc phân tích nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.

Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Ở chương 1, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng quan tài liệu nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu các tài liệu trước. tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã

- Phương pháp thống kê, mô tả:

Ở chương 3, phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng qua việc sử

dụng dữ liệu thu được để lập bảng biểu, từ đó minh chứng cho các nhận định về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phương pháp tính toán để tính ra được tỷ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, tôn giáo...

Phương pháp này xem xét, trình bày quá trình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An theo một cách trình tự liên tục từ năm 2010 đến 2015 và khả năng phát triển đến năm 2020. Từ đó đưa ra các giải pháp tại chương 4 để phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm: Địa bàn tỉnh Nghệ An - Thời gian: Từ năm 2010 - 2015

2.3. Các công cụ được sử dụng

Tác giả sử dụng các số liệu, báo cáo thu thập được từ các cơ quan, đơn vị có liên quan như: nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo…

Nguồn số liệu đó được thu thập từ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở… và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành.

Chủ yếu nguồn số liệu thực tế được thu thập thông qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, một số địa phương liên quan có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã...

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu

Bước 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu như các báo cáo, các công trình nghiên cứu… để lấy các số liệu thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bước 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu đã thu thập được.

Bước 3: Áp dụng các phương pháp đánh giá nhằm phân tích các số liệu cũng như dữ liệu thu thập được để đánh giá kết luận của đề tài ( sử dụng một số phần mềm word, excel,...)

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã 3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An nằm ở khu vực trung tâm Bắc miền Trung, có tọa độ địa lý từ 18035' đến 200 vĩ độ Bắc và từ 103050' đến 1050 kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 297 km về phía Bắc, cách Huế 360 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 419 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km.

Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội không những trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện để Nghệ An học hỏi kinh nghiệm các tỉnh, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công chức về tình hình địa phương cũng như bình diện cả nước và khu vực, từ đó học tập những cái tốt, cái được để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phương mình đang công tác.

Tuy nhiên, do nằm ở vị trí địa lý nêu trên nên Nghệ An có nhiều xã miền núi, biên giới. Đây là những xã có điều kiện đi lại khó khăn, trình độ nhận thức của cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều yếu tố lạc hậu, chịu nhiều tác động tiêu cực của thiên tai, thời tiết nên ảnh hưởng đến đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức cấp xã.

3.1.1.2. Địa hình

Nghệ An có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống núi đồi, sông suối. Địa - kinh tế Nghệ An rất đa dạng, hội đủ các miền sinh thái: có vùng núi cao, có vùng núi thấp, có vùng đồng bằng, đô thị, có vùng ven biển, có cả biên giới và hải đảo. Địa bàn rộng và địa hình phức tạp với ¾ diện tích là vùng núi cao, sông suối nhiều nên ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, đối phó với thiên tai cũng mất khá nhiều thời gian cho cán bộ, công chức (mưa thì lo bão, lũ, nắng lại lo khô hạn mất mùa, cháy rừng) nên cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động

Nghệ An có hơn 3 triệu người (lớn thứ 4 sau Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa), nhìn chung dân số trẻ, khoảnh 40% có độ tuổi dưới 14 với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phân bố không đều giữa các vùng: có 85% dân số (chủ yếu là người kinh) sống tập trung ở đồng bằng và đô thị, 15% dân số chủ yếu là các dân tộc còn lại (Thái, H'Mông, Thổ, Khơ mú, Ơ đu, Đan Lai) sống rải rác ở khu vực miền núi, vùng cao. Nghệ An có 9,6% đồng bào theo đạo theo đạo Công giáo.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh rất cao, tạo cho tỉnh một nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Tuy nhiên, là một tỉnh có dân số đông, chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền, vì vậy khi tạo

nguồn, bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ khó đạt tiêu chuẩn đặt ra, gây ra một sức ép lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh sau này. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần được tập trung giải quyết như: việc làm, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)