Một số kiến nghị đề xuất đối với cấp trên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 101 - 110)

Qua nghiên cứu công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An, tác giả kiến nghị đề xuất với Trung ương một số vấn đề cụ thể sau:

Một là, cần tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể các chính

có sự chồng chéo hoặc bất hợp lý. Ban hành đồng bộ các chính sách từ khâu tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi… nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi để các chính sách sớm đi vào cuộc sống. Bởi trên thực tế, một số chính sách đối với CBCC cấp xã còn thiếu tính thống nhất. Một số quy định trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành ở trung ương và địa phương còn có sự chồng chéo, thiếu thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Điều này làm cho việc triển khai thực hiện ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, sự không thống nhất giữa Nghị định số 121/2003/NĐ- CP với Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ khi quy định về chế độ đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự ở cấp xã; giữa Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và các quy định về bảo hiểm xã hội đối với CBCC cấp xã.

Hai là, cải tiến chế độ tiền lương theo hướng cán bộ chuyên trách cấp

xã giữ các chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ cũng được hưởng theo ngạch bậc như công chức và được hưởng thêm hệ số phụ cấp chức vụ như CBCC cấp trên. Khắc phục tình trạng bất hợp lý như hiện nay, nhiều cán bộ chủ chốt ở cấp xã có quá trình công tác nhiều năm, có nhiều đóng góp cho địa phương, đã có trình độ đại học song mức tiền lương được hưởng thấp hơn một chuyên viên trẻ mới được tuyển dụng vào làm việc.

Ba là, về tuổi nghỉ hưu của CBCC cấp xã. Việc quy định tuổi nghỉ hưu

của CBCC cấp xã còn chưa thật sự phù hợp. Với điều kiện địa bàn hoạt động khó khăn và phức tạp ở nhiều cơ sở, song quy định tuổi nghỉ hưu của cán bộ cấp xã hiện nay như CBCC cấp trên (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) là chưa tạo điều kiện nâng cao chất lượng, thu hút được những người trẻ tuổi được đào tạo cơ bản chuyên môn, nghiệp vụ về công tác ở cơ sở; trong khi đó lại đặt ra yêu cầu cơ cấu cán bộ công chức cấp xã cần phải được trẻ hóa như cấp

trên. Do vậy đề xuất nên quy định tuổi nghỉ hưu của CBCC cấp xã như Nghị định số 09/1998/NĐ-CP trước đây (nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi), để tạo điều kiện nâng cao chất lượng, thu hút được những người trẻ tuổi được đào tạo cơ bản chuyên môn, nghiệp vụ về công tác ở cơ sở, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Bốn là, một số quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP có sự phân

biệt không cần thiết giữa cán bộ cấp xã và công chức cấp xã như việc xếp lương, phụ cấp. Theo đó, công chức cấp xã không được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính như cán bộ cấp xã là thiếu công bằng vì tất cả cán bộ, công chức đều công tác trong cùng một địa bàn nhưng trong thực hiện chính sách lại có sự phân biệt. Đối với cán bộ đảng, mặt trận, đoàn thể và công chức cấp xã không được hưởng 30% phụ cấp như cán bộ đảng, mặt trận, đoàn thể cấp huyện trở lên là thiếu bình đẳng, có sự phân biệt đối xử trong hệ thống hành chính 4 cấp. Chính vì vậy đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh những nội dung này.

Năm là, cần quy định người đảm nhiệm chức danh Văn phòng đảng ủy

xã, phường, thị trấn là công chức cấp xã. Văn phòng đảng ủy xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn giúp việc cho cấp ủy, ban thường vụ đảng ủy xã, thị trấn. Văn phòng đảng ủy có nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị nội dung các cuộc họp, quản lý tài chính, ngân sách đảng, hồ sơ đảng viên, văn thư lưu trữ... Nhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng đảng ủy phải có đủ năng lực, trình độ, sáng tạo trong công việc, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, hiện tại chức danh văn phòng đảng ủy vẫn chỉ là chức danh không chuyên trách, làm việc dưới hình thức hợp đồng, thu nhập phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên khi tuyển dụng và thường không đủ đáp ứng yêu cầu đảm bảo cuộc sống. Cán bộ làm văn phòng đảng ủy thường là cán bộ

kiêm nhiệm thêm các chức danh khác. Bên cạnh đó, UBND xã, phường, thị trấn có những bộ phận giúp việc như: văn phòng, văn hóa - xã hội, tài chính - kế hoạch, tư pháp - hộ tịch… có đến 2 chỉ tiêu biên chế, trong khi đó, văn phòng đảng ủy dù trách nhiệm nặng nề nhưng lại không có chỉ tiêu biên chế. Đây là một bất cập. Thực trạng nói trên đã làm cho công tác xây dựng đảng ở cơ sở gặp không ít khó khăn, làm hạn chế nhất định vai trò, hiệu quả hoạt động lãnh đạo toàn diện của cấp ủy tại địa phương. Thiết nghĩ, cần quy định người đảm nhiệm chức danh văn phòng đảng ủy xã, thị trấn là công chức.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. Trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, có vai trò nền tảng trong hệ thống đó. Đây là cấp giữ vị trí hết sức quan trọng, là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân sinh sống, nơi trực tiếp diễn ra mọi hoạt động của đời sống x hội. Đặc biệt, xã, phường, thị trấn là nơi gần dân, hiểu dân nhất; nơi vận động và tổ chức cho nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ cấp trên giao; phát huy sức mạnh đoàn kết và quyền làm chủ của nhân dân, cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, đây là nơi cung cấp những kinh nghiệm, phát hiện, kiến nghị góp phần tích cực vào việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nơi tạo nguồn cung cấp cán bộ cho các cấp. Để xây dựng HTCT ở cấp xã của tỉnh Nghệ An vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần phát triển nguồn nhân lực CBCC có đức, có tài, năng động, sáng tạo, có phương pháp và phong cách làm việc khoa học.

2. Thời gian qua, sự phát triển của nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An đã và đang vận động theo xu hướng ngày càng tiến bộ. Nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt ở cơ sở, cùng với Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh làm nên những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế,

văn hoá- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Số đông cán bộ, công chức giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh gắn bó với nhân dân.

3. Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh vẫn còn nhiều khuyết điểm hạn chế như: công tác cán bộ chưa toàn diện và còn chậm so với phát triển kinh tế - xã hội; chính sách, môi trường làm việc của cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ, công chức; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều mặt yếu; cơ cấu còn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý; thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ, công chức có trình độ cao, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh.

4. Để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An theo hướng đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp chủ yếu cần tập

trung giải quyết là: Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ; Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh đi đôi với đổi mới việc tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã; Nâng cao trình độ đi đôi với sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã;

Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã; Đề cao vai trò tự học tập, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh & xã

hội, 2010. Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-Ban Tổ chức-BLĐTBXH hướng dẫn thưc hiện 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

2. Bộ Nội vụ, 2012. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

3. Chính phủ, 2010. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp

4. Chính phủ, 2013. Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 08/3/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

5. Nguyễn Hữu Dũng, 2003. Sử sụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động - xã hội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, .

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Nguyễn Thị Thu Hà, Luận văn thạc sỹ, 2014. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm Bồi dưỡng

Chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XI, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

10. Nguyễn Quốc Đạt, Luận văn thạc sỹ, 2014. "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, thị trấn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp". Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 11. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XV, 2010. Nghị quyết số

124/2010/HĐND-XV ngày 17/7/2010 về bố trí cán bộ các xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy, xã biên giới, xã có trên 10.000 dân

12. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVI, 2013. Nghị quyết số 86/2013/HĐND-XVI ngày 17/12/2013 về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

13. Nguyễn Thị Hương, Luận văn thạc sỹ, 2010. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. Trường Đại học Kinh tế quốc dân

14. Lê Đình Lý, Luận văn thạc sỹ, 2006. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Lê Thị Lý, Luận văn thạc sỹ, 2007. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa. Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Bùi Đình Phong, 2002. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Hà Nội: Nxb Lao động.

17. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Quốc hội, 2003. Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/3/2003 về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

19. Quốc hội, 2008. Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về cán bộ, công chức.

20. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông, 2003. Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiên nay. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc Gia.

21. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm, 2003. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

22. Tỉnh ủy Nghệ An, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2011 – 2015, Nghệ An.

23. Tỉnh ủy Nghệ An, 2014. Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới công tác xây dựng Đảng ngày 20/3/2014.

24. Tỉnh ủy Nghệ An, 2014. Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát hệ thống chính trị cơ sở ngày 15/3/2014.

25. Tỉnh ủy Nghệ An, 2015. Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2010. Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 về ban hành Quy định một số chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2009. Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 về chế đô phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn và khối, xóm, bản.

28. Lê Đình Vỹ, Luận văn thạc sỹ, 2005. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay. Trường Đại học Luật Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)