Mục tiêu và quan điểm phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)

4.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An cấp xã ở tỉnh Nghệ An

4.1.1 Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác và phong cách làm việc khoa học. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải được xây dựng đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong thời kỳ mới.

* Mục tiêu cụ thể:

Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành tại đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định mục tiêu cụ thể về phát triển nguồn cán bộ, công chức cấp xã cụ thể như sau:

- Phấn đấu từ nay đến 2020 có khoảng 80 - 90 % cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn quy định.

- Đảm bảo mỗi nhiệm kỳ đại hội đảng bộ cơ sở, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể nhân dân, đổi mới từ 30 % - 40 % số cán bộ và đảm bảo tỷ lệ cơ cấu theo quy định.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Phấn đấu có 75% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học; 100% cán bộ, công

chức cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác.

- Về lý luận chính trị: 80% cán bộ, công chức cấp xã phải có trình độ từ trung cấp lí luận chính trị trở lên. Đến năm 2020, chức danh Bí thư có 50%; các chức danh: Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có 45% và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân có 38% có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

- Cơ cấu độ tuổi: Cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Nghệ An đảm bảo tỷ lệ ở 3 độ tuổi:

+ Từ 30 tuổi trở xuống khoảng : 25 %. + Từ 30 tuổi đến 45 tuổi khoảng: 55 %. + Từ 46 tuổi trở lên khoảng: 20 %.

- Cơ cấu giới tính: Phấn đấu đảm bảo cơ cấu nữ trong đội ngũ CBCC cấp xã trong tỉnh từ 25 - 30 %. Trong đó, có từ 10 - 12 % cán bộ nữ làm Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Đến năm 2020, có 100% CBCC cấp xã biết sử dụng và truy cập mạng Internet trên máy vi tính.

- Hàng năm, đội ngũ CBCT cơ sở có từ 95% trở lên được cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

4.1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã

4.1.2.1. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần coi trọng cả đức lẫn tài

Phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, trên nguyên tắc coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Cán bộ công chức cấp xã cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thách thức và những biến động của tình hình thế giới và trong nước. Có ý thức giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc, sai trái của các thế lực thù địch. Gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước; Có tinh thần đoàn kết nội bộ, không quan liêu, cựa quyền, hách dịch, tham nhũng; Luôn sâu sát quần chúng, tôn trọng nhân dân, chăm lo đến đời sống vậtt chất và tinh thần của nhân dân.

Về trình độ chuyên môn, năng lực công tác: Yêu cầu chung đặt ra đối với cán bộ, công chức cấp xã là hiểu biết pháp luật, nguyên tắc, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước; có năng lực tổ chức, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước.

4.1.2.2. Nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã phải được chuyên nghiệp hóa

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. Mỗi cán bộ công chức vừa được đào tạo một cách toàn diện vừa đảm bảo chuyên sâu một lĩnh vực, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng vị trí, chức vụ công tác; vừa đảm bảo kiến thức lý thuyết vừa chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành của cán bộ, công chức.

Hoạt động trong bộ máy cơ quan nhà nước ở cấp xã là hoạt động mang tính chất thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, lao động của người cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo và công chức là một dạng lao động đặc thù và phức tạo. Cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ không được vi phạm pháp luật, không được phép sai sót. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ một cách bài bản, hệ thống theo hướng chuyên

môn hóa, chuyên nghiệp hóa; đồng thời phải thường xuyên được bồ dưỡng, cập nhật thông tin và tri thức mới để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Ngày nay, cán bộ, công chức cấp xã đã được đặt trong hàng ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Điều đó, một mặt đòi hỏi ở họ những yêu cầu cao hơn cả về ý thức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, chất lượng hoạt động, công tác; mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

4.1.2.3. Trẻ hóa nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải kết hợp với việc trẻ hóa đội ngũ. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, việc trẻ hóa nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã là một vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên trẻ hóa cán bộ, công chức cần phải được thực hiện từng bước, đảm bảo tiêu chuẩn, liên tục, kế thừa và kết hợp hài hòa giữa các độ tuổi nhằm tăng tính năng động, sáng tạo và nâng cao sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

4.1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức ở cấp xã có số lượng và cơ cấu hợp lý

Tính hợp lý trong việc phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã biểu hiện ở việc tinh giản biên chế một cách tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có chất lượng, trong đó mỗi cá nhân cán bộ, công chức phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo cho bộ máy hoạt động thông suốt và hiệu quả. Tính hợp lý còn biểu

hiện ở chỗ số lượng cán bộ, công chức không qúa đông, nếu không sẽ gây dư thừa, lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời cũng không quá ít, vì nó tạo ra sức ép lớn trong công việc, gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng trong cán bộ, công chức.

Phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã phải tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đối giữa các thành phần dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi; sự hợp lý đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tính năng động, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và sự kế thừa, phát triển trong đội ngũ cán bộ, công chức; đặc biệt hiện nay với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thì công tác này sẽ biến chủ trương đó thành kết quả trong thực tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)