2.1.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn cán bộ, công chức ở tỉnh Nghệ An trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chương sau.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả không chỉ nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mà nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các cơ chế
chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực cấp xã, chỉ ra vị trí và vai trò của nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được thể hiện trong nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mang tính phổ biến không chỉ riêng một một huyên, thành, thị nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của cả tỉnh, cả nước và thể hiện mối quan hệ giữa nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã. Áp dụng quan điểm này để xây dựng quan điểm toàn diện trong công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, các phương tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác.
Nguyên lý về tính phát triển được thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi
phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhưng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.
2.1.2. Phương pháp cụ thể
2.1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp để thực hiện luận văn được lấy từ 2 nguồn chủ yếu là: (i) số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ Nghệ An, Niên giám thống kê; các báo cáo về tình hình tổ chức, bộ máy, chất lượng cán bộ, công chức, các báo cáo về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở qua các năm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành ở Nghệ An; (ii) các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web của các cơ quan, tổ chức có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. Cụ thể:
+ Các bài viết của các nhà nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng, các loại sách báo, các trang web trong nước để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức, một số tư liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh, Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực cán bộ, công chức… quá trình phân tích đánh giá để biết được rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm như thế nào về đội ngũ cán bộ, công chức, đánh giá như thế nào về phát triển nguồn cán bộ, công chức cấp xã để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An được tiếp cận một cách liên ngành và cụ thể.
+ Các văn kiện hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, các báo cáo kinh tế xã hội, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An các năm từ năm 2010 đến năm 2015. Tình hình thực tiễn phát triển nguồn nhân lực cấp xã những năm qua nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền tỉnh, quá trình
triển khai về cơ sở qua các thời kỳ để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm, phương hướng và giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức ở Nghệ An.
2.1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu, tài liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong
cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận được sử dụng để phân tích những nhân tố điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã và thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An trong những năm vừa qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 4 để phân tích những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng
hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.
Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chương 3, từ việc phân tích nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.
Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Ở chương 1, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng quan tài liệu nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu các tài liệu trước. tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã
- Phương pháp thống kê, mô tả:
Ở chương 3, phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng qua việc sử
dụng dữ liệu thu được để lập bảng biểu, từ đó minh chứng cho các nhận định về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp xử lý số liệu:
Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phương pháp tính toán để tính ra được tỷ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, tôn giáo...
Phương pháp này xem xét, trình bày quá trình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An theo một cách trình tự liên tục từ năm 2010 đến 2015 và khả năng phát triển đến năm 2020. Từ đó đưa ra các giải pháp tại chương 4 để phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An.