hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã 3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An nằm ở khu vực trung tâm Bắc miền Trung, có tọa độ địa lý từ 18035' đến 200 vĩ độ Bắc và từ 103050' đến 1050 kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 297 km về phía Bắc, cách Huế 360 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 419 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội không những trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện để Nghệ An học hỏi kinh nghiệm các tỉnh, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công chức về tình hình địa phương cũng như bình diện cả nước và khu vực, từ đó học tập những cái tốt, cái được để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phương mình đang công tác.
Tuy nhiên, do nằm ở vị trí địa lý nêu trên nên Nghệ An có nhiều xã miền núi, biên giới. Đây là những xã có điều kiện đi lại khó khăn, trình độ nhận thức của cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều yếu tố lạc hậu, chịu nhiều tác động tiêu cực của thiên tai, thời tiết nên ảnh hưởng đến đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức cấp xã.
3.1.1.2. Địa hình
Nghệ An có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống núi đồi, sông suối. Địa - kinh tế Nghệ An rất đa dạng, hội đủ các miền sinh thái: có vùng núi cao, có vùng núi thấp, có vùng đồng bằng, đô thị, có vùng ven biển, có cả biên giới và hải đảo. Địa bàn rộng và địa hình phức tạp với ¾ diện tích là vùng núi cao, sông suối nhiều nên ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, đối phó với thiên tai cũng mất khá nhiều thời gian cho cán bộ, công chức (mưa thì lo bão, lũ, nắng lại lo khô hạn mất mùa, cháy rừng) nên cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
Nghệ An có hơn 3 triệu người (lớn thứ 4 sau Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa), nhìn chung dân số trẻ, khoảnh 40% có độ tuổi dưới 14 với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phân bố không đều giữa các vùng: có 85% dân số (chủ yếu là người kinh) sống tập trung ở đồng bằng và đô thị, 15% dân số chủ yếu là các dân tộc còn lại (Thái, H'Mông, Thổ, Khơ mú, Ơ đu, Đan Lai) sống rải rác ở khu vực miền núi, vùng cao. Nghệ An có 9,6% đồng bào theo đạo theo đạo Công giáo.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh rất cao, tạo cho tỉnh một nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Tuy nhiên, là một tỉnh có dân số đông, chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền, vì vậy khi tạo
nguồn, bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ khó đạt tiêu chuẩn đặt ra, gây ra một sức ép lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh sau này. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần được tập trung giải quyết như: việc làm, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội, thiên tai... do đó, sự tập trung của tỉnh cho phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã có mặt chưa tốt.
3.1.2.2. Các đơn vị hành chính
Nghệ An có 21 huyện, thành phố, thị xã, trong đó có 5 huyện vùng núi cao, 5 huyện vùng núi thấp, 7 huyện đồng bằng, 1 thành phố loại 1 trực thuộc thuộc tỉnh và 3 thị xã. Có 480 xã, phường, thị trấn, trong đó có 116 xã thuộc vùng cao; 128 xã vùng núi thấp và 229 xã thuộc vùng đồng bằng.
Số lượng đơn vị hành chính cấp xã lớn, quy mô từng đơn vị hành chính không đồng đều. Các xã vùng miền núi, vùng cao thường có diện tích rất lớn nhưng dân số ít. Các xã vùng đồng bằng thì ngược lại có diện tích nhỏ nhưng dân số lại đông. Số xã có dân số từ 10.000 người trở lên là 50 xã (chiếm 1,04%). Số xã có diện tích tự nhiên từ 10.000 ha trở lên là 43 xã (chiếm8,96%). Điều này dẫn đến khối lượng, độ phức tạp trong quản lý, điều hành của từng đơn vị cấp xã không giống nhau. Do đó, trong hoạch định chính sách của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh cũng gặp khó khăn, đòi hỏi phải phải mất nhiều thời gian khảo sát, nghiên cứu để có những quy định, chính sách phù hợp áp dụng cho từng loại loại xã.
3.1.2.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa
Nghệ An là vùng đất có nền văn hóa lâu đời và nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Khắp nơi trên xứ Nghệ, ở đâu cũng ghi đậm dấu ấn về truyền thống, lịch sử, văn hóa, in đậm những phong tục, tập quán với bản sắc văn hóa độc đáo. Có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó, con người xứ Nghệ
cần cù, mộc mạc nhưng cũng rất cởi mở, chân thành, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.
Tuy vậy, con người xứ Nghệ thường nóng nảy, bảo thủ, mang nặng tư tưởng phong kiến, nho giáo, cục bộ địa phương, làng xã. Đây là một hạn chế của con người xứ Nghệ. Nhiều người đỗ đạt thường đi thoát ly, ít khi ở lại quê hương sinh sống lập nghiệp, cống hiến tài năng góp phần xây dựng quê hương. Mặt khác, tư tưởng cục bộ địa phương cũng gây khó khăn trong việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài về tham gia xây dựng làng xã, quê hương. Nghệ An có nền văn hóa đa dạng phong phú nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, điều đó cũng ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy truyền thống và những tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với cơ chế, chính sách thông thoáng, Nghệ An đã tập trung khai thác nội lực, thu hút ngoại lực tạo nên dấu ấn mới cho xứ Nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH. Tốc độ tăng trường GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,89%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp xây dựng (tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 38,94 năm 2010 lên 43,3% năm 2015, công nghiệp xây dựng từ 31,7% lên 32,5) giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 29,35% xuống cồn 24,2%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ ..% năm 2010 xuống còn 8% năm 2015. Thu ngân sách tăng nhanh, năm 2015 thu ngân sách ước đạt 10.034 tỷ. Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật được đầu tư xây dựng nâng caaps, hệ thống giao thông, thủy lợi ở nông thôn đã từng bước được hoàn thiện.
Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 6 trường đại học, 10 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây
là điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.
Kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã; đội ngũ cán bộ, công chức sẽ rất thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thông qua việc đăng ký xây dựng thôn, ấp, gia đình văn hóa. Đồng thời, với tinh thần được nâng cao, nhân dân sẽ có những ý kiến đóng góp xác thực để cán bộ, công chức sửa chữa những khuyết điểm, đánh giá hoạt động của mình một cách đúng mực, đề ra các giải pháp phát triển có hiệu quả ở địa phương.
Mặc dù kinh tế của tỉnh tuy có bước phát triển quan trọng nhưng nhìn chung Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc nghiên cứu, ban hành các chế độ, chính sách đối cán bộ, công chức cấp xã ngoài quy định của Trung ương còn hạn chế, do đó sẽ khó tạo được bước đột phá trong phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh.
Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế, từ đó tỉnh có điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đồng thời, các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện tốt hơn, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Tóm lại, những điều kiện, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của Nghệ An cho thấy những thuận lợi, cũng như những khó khăn trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế của tỉnh; những điều kiện kinh tế xã hội - đó cũng chính là điều kiện, môi trường sống của cán bộ, công chức cấp xã. Từ đó, để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động, công tác cũng như trong việc phấn đấu rèn luyện, học tập và trưởng thành đối với người cán
bộ, công chức cấp xã. Đây là căn cứ để chúng ta xem xét, đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Nghệ An và trên cớ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp sát đúng, phù hợp, vừa đảm bảo tính đổi mới và tính kế thừa, vừa đảm bảo chế độ, chính sách theo tiêu chuẩn của từng vùng, từng địa phương và từng dân tộc nhằm từng bước phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An
3.2.1. Chủ trương chính sách của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã bộ, công chức cấp xã
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán
bộ giai đoạn 2011 - 2020 là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Quán triệt Nghị quyết của Đảng, tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác tổ chức cán bộ. Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác đào tạo, quy hoạch, đánh giá, bố trí đúng cán bộ. Kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp; xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp.
Trên cơ sở Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa, ban hành nhiều chương trình, đề án về công tác cán bộ để triển khai thực hiện như: Đề án 185 -ĐA/TU ngày 25/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện giai đoạn 2011 - 2015; Đề án số 132/ĐA-TU ngày 25/6/2011
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo cán bộ dân tộc ít người, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ cơ sở giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 13/3/2012 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; Quy định số 314 -QĐ/TU ngày 26/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tuyển dụng, tiếp nhận và điều động cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội; Hướng dẫn số 08 - HD/TU ngày 24/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị và (khóa IX) và Kết luận 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quyết định số 4358-QĐ/TU ngày 30/7/2013 về Ban hành Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ, điều động, luân chuyển cán bộ; Quyết định số 4279-QĐ/TU ngày 28/6/2013 về ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Bên cạnh đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều quy định, hướng dẫn, chủ trương, chính sách về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng cán bộ công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền, nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
3.2.2. Các hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An An
3.2.2.1. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Kết
luận 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã xây dựng Hướng dẫn số 08-HD/TU ngày 24/12/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Trên cơ sở đó Ban Thường vụ các huyện, thành, thị ủy đã xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng quy hoạch cán bộ A1, rà soát, bổ sung quy hoạch A2, A3 hàng năm.
Công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
- Quy hoạch cán bộ được thực hiện đảm bảo quy trình, tuần tự các bước nên tạo được sự thống nhất cao trong cấp ủy và toàn thể cán bộ, công chức ở từng xã, phường, thị trấn. Quy hoạch cán bộ, công chức nhìn chung được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch cán bộ, công chức đã thể hiện được phương châm “động” và “mở”; một chức danh đã quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh.
- Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn đã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch A3 nhiệm kỳ 2015 - 2020 qua đó đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới;