Theo nhƣ trao đổi các nông hộ cho biết so với sản xuất lúa thì dừa có những thuận lợi:
Dừa là cây trồng đặc biệt có thể chống chịu đƣợc với khí hậu khắc nghiệt và tình trạng đất bị nhiễm mặn trên địa bàn huyện hiện nay. Chính vì thế, dừa đƣợc coi là sự lựa chọn tốt nhất cho sự canh tác.
64,2% 35,8%
Đặc biệt, loài cây trồng này không đòi hỏi nhiều phân thuốc, chỉ cần thu hoạch một đợt trái là đủ chi phí cho cả năm và có thể dùng phân chuồng bón cho cây thay thế phân vô cơ.
Tạo lao động nhàn rỗi đây đƣợc coi là thuận lợi thứ 3. Theo báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre của Trần Tiến Khai (2011, trang 36) cho thấy: “ Nếu hộ canh tác dừa với diện tích bình quân 1 ha/hộ thì với số lao động 1 – 2 ngƣời có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất dừa tại địa phƣơng”.
Kết hợp trồng xen và nuôi xen rất có hiệu quả. Thông thƣờng sau 5 năm trồng dừa sẽ bắt đầu cho trái ổn định. Trong khoảng thời gian đó ngƣời ta tận dụng những khoảng đất trống để trồng cỏ chăn nuôi bò hoặc trồng xen một số loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề này rất quan trọng, vì nó có thể giúp nông hộ có thu nhập và bù đáp chi phí đầu tƣ bỏ ra trong 5 năm đầu tiên. Thu nhập từ cây trồng xen tập trung trong 3 năm đầu, chiếm đến 89,8% thu nhập từ cây trồng xen. Thu nhập từ cây trồng xen chiếm từ 45 – 60% chi phí đầu tƣ cho vƣờn dừa. Nhƣ vậy, khả năng tạo ra nguồn thu nhập từ cây trồng xen có thể bù đắp ít nhất ½ chi phí đầu tƣ bỏ ra tƣơng ứng hàng năm (Trần Tiến Khai, 2011).
Thuận lợi trong việc tìm kiếm thƣơng lái. Theo nhƣ các nông hộ cho biết mỗi tháng thƣơng lái đều đến tận vƣờn để thu hoạch, ngƣời dân không cần tốn bất kỳ khoản chi phí nào cho việc thu hoạch. Hầu hết đây là những đầu mối quen biết nên ngƣời dân không sợ bị ép giá.
Khó khăn lớn nhất đối việc sản xuất dừa là giá dừa tăng giảm không ổn định. Đây vốn dĩ cũng là chuyện rất bình thƣờng trong ngành nông nghiệp nƣớc ta, nơi mà ngay cả những mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ lúa gạo, thủy sản, trái cây… cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nếu nhƣ cuối năm 2010 đầu năm 2011 giá dừa trên địa bàn huyện tăng liên tục từ 35.000 – 40.000 đồng/chục lên gần 100.000 đồng/chục và đạt mức kỷ lục vào tháng 10/2011 là từ 140.000 – 160.000 đ/chục. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, giá dừa có xu hƣớng giảm mạnh, giá dừa thời điểm tháng 01/2012 giảm xuống còn từ 50.000 – 60.000 đ/chục, giảm hơn 50% so với thời điểm cuối năm 2010. Giá dừa tiếp tục rơi tự do trong những tháng tiếp theo, giá dừa đƣợc thƣơng lái thu mua vào tháng 6/2012 chỉ còn 10.000 – 12.000 đồng/chục, giảm hơn 10 lần so với thời điểm tháng 10/2011. Đến năm 2013, đặc biệt là trong những tháng gần đây, giá dừa trái trên thị trƣờng lại đang có xu hƣớng tăng cao, do lƣợng dừa nguyên liệu khan hiếm, là tín hiệu đáng vui mừng cho ngƣời nông dân trồng dừa.