GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO KHẢ NĂNG

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70)

CHUYỂN DỊCH CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THẠNH PHÚ

Dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu và tồn tại một số hạn chế ở địa phƣơng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nông hộ nâng cao khả năng chuyển dịch cũng nhƣ hoạt động sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.

- Vận động các nông hộ tích cực tham gia vào hội nông dân trên địa bàn làng, xã; giải thích cho họ thấy đƣợc lợi ích và tầm quan trọng khi họ tham gia vào hội. Qua khảo sát thực tế các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu thì trong số 77 hộ tham gia chuyển đổi thì có 34 hộ tham gia vào hội nông dân, còn đối với 43 hộ không tham gia chuyển đổi thì chỉ có 7 hộ có tham gia vào hội nông dân. Nếu các nông hộ nhận ra lợi ích khi tham gia thì họ sẽ sẵn sàng bỏ ra thời gian để tham gia vào hội. Từ đó, các cán bộ trong hội sẽ dễ dàng cung cấp thông tin và phổ biến những mô hình sản xuất có hiệu quả để ngƣời dân tin tƣởng và chấp nhận.

- Thông tin từ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn: đây là nguồn thông tin có đƣợc nhiều sự tin tƣởng của nông dân. Thông qua các chƣơng trình thời sự truyền hình, trung tâm khuyến nông, thông tin tuyên truyền từ hội nông dân để khuyến khích ngƣời dân tích tụ đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp để họ có thể sống, làm giàu đƣợc từ nông nghiệp, hƣớng đến việc sử dụng đất đai hiệu quả và nâng cao khả năng chuyển dịch trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích ngƣời dân tích cực tham gia chuyển đổi sang trồng dừa ở những vùng đất bị nhiễm phèn nặng hay những vùng đất thƣờng xuyên xảy ra dịch bệnh làm ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ chất lƣợng lúa.

- Quá trình phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây của các Quốc gia trong khu vực và châu Á cho thấy nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với những nƣớc có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân nhƣ nƣớc ta. Một trong những việc cần làm để phát triển nông nghiệp nông thôn đó là tập trung vốn cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Theo nhƣ phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của các nông hộ cho thấy nguồn vốn không có ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi của các nông hộ. Tuy nhiên huyện cũng cần có những chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân trong những năm đầu, đặc biệt là những hộ còn khó khăn hoặc có những chính sách ƣu đãi khi họ có nhu cầu muốn chuyển đổi.

- Các sở ban ngành và chính quyền địa phƣơng cần giúp đỡ nông hộ trong việc tìm kiếm nhiều thị trƣờng tiêu thụ, góp phần ổn định giá dừa nguyên liệu, chủ trƣơng coi ngành dừa của huyện là ngành đem lại thu nhập chính trên địa bàn huyện tạo niềm tin cho ngƣời dân để họ mạnh dạn tham gia vào việc chuyển đổi.

- Nhƣ phân tích ở trên chỉ có 18,2% nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật trồng dừa. Nguyên nhân không phải do ngƣời dân không tham gia mà do công tác tập huấn trên địa bàn huyện hoạt động chƣa đủ mạnh, chỉ có một xã Phú Khánh là ngƣời dân có tham gia tập huấn trồng dừa là khá nhiều. Do đó, chính quyền địa phƣơng cần chú trọng trong việc tấp huấn cho các nông hộ về kỹ thuật canh tác, cách bón phân hợp lý và cách phòng trừ sâu bệnh trên dừa. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng phải tích cực tham gia vào các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội nông dân, hợp tác xã để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.

- Chính quyền địa phƣơng cần tƣ vấn hỗ trợ nông hộ trong vấn đề kỹ thuật trồng trọt. Đối với những hộ có mô hình sản xuất dừa hiệu quả, cán bộ địa phƣơng cần phổ biến các mô hình đó cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ máy móc để phục vụ cho ngƣời dân trong khâu lên liếp trong tình trạng nguồn lao động khan hiếm nhƣ hiện nay.

- Về phía các nông hộ cần phải cải tạo các vƣờn dừa già cõi, không có hiệu quả. Tùy theo vùng đất mà chọn loại cây trồng xen thích hợp nhƣ: dừa xen ca cao, dừa xen chanh, bƣởi Da xanh, quýt, chuối, đặc biệt trồng cỏ xen vƣờn dừa kết hợp với chăn nuôi bò rất có hiệu quả. Nuôi xen tôm càng xanh, cá nƣớc ngọt dƣới mƣơng dừa nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần canh tác dừa bền vững.

- Trong tình trạng giá phân bón tăng cao nhƣ hiện nay, ngƣời dân có thể tận dụng phân chuồng để bón cho dừa để giảm chi phí đầu vào và tăng thêm thu nhập.

- Nông hộ cần chú trọng trong việc tƣới tiêu trong mùa khô để đảm bảo cho dừa phát triển tốt, đặc biệt trong những năm đầu thì nhu cầu về nƣớc là rất cần thiết, cân đối lại chế độ bón phân cho hợp lý. Thƣờng xuyên vệ sinh cổ ngọn thông thoáng để tránh các loại con vật gây hại trên dừa (chuột, bọ cánh cứng, đuông, kiến vƣơng).

Có rất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất dừa của tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng, tuy nhiên không có một giải pháp nào toàn vẹn và giải quyết hết những khó khăn hiện tại nhƣng với giải pháp đề xuất của tác giả từ kết quả nghiên cứu đề tài này là tƣơng đối hợp lý và sát với thực tế hy vọng rằng sẽ góp phần nâng cao khả năng chuyển dịch từ lúa sang dừa sẽ ngày càng hiệu quả hơn và bền vững hơn.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Đề tài này ngoài việc tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của các nông hộ ở huyện Thạnh Phú còn tiến hành phân tích những tồn tại và đề ra một số giải pháp nhằm giúp cho nông hộ nâng cao khả năng chuyển dịch trên địa bàn huyện dựa trên tình hình số liệu điều tra thực tế và tình hình kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2010 – 2013.

Bộ số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài này là kết quả của đợt điều tra về tình hình chuyển đổi của nông hộ huyện Thạnh Phú tháng 9/2013. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số thông tin khác từ ủy ban nhân dân, Phòng Thống kê huyện Thạnh Phú, niên giám thống kê tỉnh Bến Tre. Bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế nhằm mục đích thu thập thông tin cơ bản và cần thiết nhƣ tuổi, số thành viên, trình độ học vấn, diện tích đất hộ nắm giữ…, đặc biệt là tình hình chuyển đổi từ lúa sang dừa của các nông hộ.

Qua kết quả phân tích nhân tố tác động đến khả năng chuyển đổi của nông hộ bằng mô hình hồi quy Probit, ta thấy trong mô hình có 5 biến ảnh hƣởng tích cực đến khả năng chuyển đổi của nông hộ đó là tuổi, tổng diện tích đất, dịch bệnh trên lúa, giá lúa thấp và nông hộ tham gia vào hội nông dân. Bên cạnh đó, mô hình cũng có 2 biến ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng chuyển dịch của nông hộ là đất nông nghiệp thuộc hạng tốt (cụ thể là những nông hộ có đất thuộc hạng 2 thì khả năng chuyển đổi sẽ hạn chế hơn). Ngoài ra, lợi nhuận vụ lúa Hè Thu cũng có tác động tiêu cực đến khả năng chuyển đổi của các nông hộ. Bốn biến lao động, giới tính, trình độ học vấn và nguồn vốn của nông hộ đƣợc kỳ vọng có ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi của nông hộ, tuy nhiên kết quả các biến này lại không có ảnh hƣởng điều này có thể giải thích do đặc trƣng của mẫu nghiên cứu và một số lý do khác.

Tóm lại, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của các nông hộ là phù hợp với chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng giảm diện tích cây lƣơng thực và tăng diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp theo chủ trƣơng của Chính phủ đề ra, góp phần cải thiện đời sống của nông hộ vì nó làm tăng thu nhập của hộ gia đình, từ đó góp phần vào phát triển nền kinh tế địa phƣơng. Tuy nhiên, để nông nghiệp phát triển thực sự vững mạnh không chỉ có Chính phủ ban hành các chính sách hợp lý, nguồn vốn dồi dào là có thể phát triển nông nghiệp nông thôn mà phải là sự phối hợp đồng bộ của

bốn nhà: Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà nƣớc – Nhà Băng (Ngân hàng) thì quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa nông nghiệp mới thực sự có hiệu quả.

6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nông hộ 6.2.1 Đối với nông hộ

Tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học – kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức khoa học mới nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất cụ thể cho từng hộ lại có thị trƣờng đầu ra. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần phải tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học

Các nông hộ cần liên kết với những nông dân cận kề hay những nông dân sản xuất nhỏ lẻ để tìm kiếm thị trƣờng mới, chủ động hơn trong việc quyết định giá bán. Bên cạnh đó việc gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất đồng thời có thể mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ.

Nông hộ cần phải chăm sóc vƣờn dừa tốt hơn nhƣ: chế độ bón phân cân đối và hợp lý, chủ động tƣới nƣớc vào mùa khô, thƣờng xuyên vệ sinh cố ngọn để tránh sâu hại đục phá trên dừa.

Các hộ gia đình nên thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Theo khảo sát cho thấy trung bình mỗi hộ có số nhân khẩu là 4,6 ngƣời, con số này cao hơn so với kết quả điều tra dân số năm 2012. Với con số này có thể ảnh hƣởng không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói chung và quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của các nông hộ nói riêng.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

Mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhằm sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Đối với những hộ có mô hình sản xuất hiệu quả, cán bộ địa phƣơng cần phổ biến mô hình đó cho các nông hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phƣơng.

Hầu hết nông hộ tại địa bàn nghiên cứu sử dụng giống dừa sẵn có hoặc mua từ hàng xóm cho nên các cấp chính quyền cần hỗ trợ những giống dừa mới có khả năng phát triển tốt cho năng suất cũng nhƣ giá bán cao.

Chính quyền địa phƣơng thƣờng kết hợp với các đoàn thể nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, lập nên các điểm trình diễn mô hình làm giàu từ việc trồng xen nuôi xen trong vƣờn dừa cho bà con học tập, trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

Chính quyền địa phƣơng cần giúp đỡ nông hộ trong vấn đề tìm kiếm thị trƣờng đầu ra, cung cấp nhiều thông tin về đầu ra có lợi nhất cho nông hộ tạo điều kiện để nông hộ nâng cao hiệu quả chuyển dịch.

Hỗ trợ máy móc giúp đỡ ngƣời dân trong khâu lên liếp trong trình trạng thiếu lao động nhƣ hiện nay.

6.2.3 Đối với doanh nghiệp

Có sự liên kết giữa ngƣời sản xuất và doanh nghiệp thông qua hình thức kí hợp đồng đầu tƣ và tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ sở, doanh nghiệp cần nâng cấp công nghệ chế biến sản phẩm dừa để tạo ra đƣợc sản phẩm có chất lƣợng cao hơn, hoặc có giá thành sản xuất thấp hơn. Chú trọng tìm kiếm, phát triển, hoặc mua và du nhập các công nghệ chế biến mới, hiện đại nhƣng phù hợp với khả năng vốn và trình độ quản lý của cơ sở doanh nghiệp chế biến. Hỗ trợ hoạt động của các cơ sở sơ chế dừa nguyên liệu nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Đại học Cần Thơ: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân, 2004.

Giáo trình Kinh tế lượng. Tp.HCM: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý Thống kê kinh tế. Đại học Cần Thơ: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

4. Bài giảng Kinh tế hộ và trang trại, 2011. Trƣờng Cao đẳng NN&PTNN Bắc Giang.

5. Kinh tế học của David Begg, tập 1, chƣơng III. Tp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Lê Xuân Bá, Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng, 2006. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Tạp chí quản lý kinh tế [2009].

7. Bùi Thị Nguyệt Minh, 2008. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Lê Thị Bích Trâm, 2007. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học cần Thơ.

9. Lê Thị Huế My, 2010. Ƣớc lƣợng mức phí sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn Đại học. Đại học cần Thơ.

10.Trần Tiến Khai cùng với cộng tác, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Nghiên cứu khoa học. Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

11. Báo cáo tổng hợp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú giai đoạn 2001- 2010 và định hướng đến năm 2020, 2010. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú.

12. Niên giám thống kê của tỉnh Bến Tre, 2013. 13. Cục thống kê huyện Thạnh Phú, 2013.

Tiếng Anh

14. Southavilay Boundeth, Teruaki Nanseki, ShigeyoshiTakeuchi & Tetsuo Satho, 2012. Land Use Change and Its Determinant Factors in Northern Laos: Spatial and Socio-economic Analysis. Journal of Agricultural Science,Vol. 4, No. 12; 2012.

15. Raja Chakir and Olivier Parent, 2008. Determinants of land use changes: A spatial multinomial probit approach. Journal compilation 2009 RSAI.

Published by Blackwell Publishing, 9600 Garsington Road,Oxford OX4 2DQ, UK and 350 Main Street, Malden MA 02148, USA.

16. Ronald D.Kay, William M. Edwards, 1994. Farm management.

17. Bid Yut Kumar Ghosh, 2007. Determinants of the Changes in Cropping Pattern in India: 1970-71 to 2006-07. Bangladesh Development Studies Vol. XXXIV, June 2011, No. 2.

PHỤ LỤC

1. KẾT QUẢ HỒI QUY XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM STATA

1.1 Mô hình Probit xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chuyển dịch từ trống lúa sang trồng dừa của nông hộ

. probit cochuyenkhong tuoi laodong gioitinh tieuhoc hoinongdan tongdtdat dathanghai dichbenh loinhuan giathap vay

Iteration 0: log likelihood = -78.294387 Iteration 1: log likelihood = -28.042573 Iteration 2: log likelihood = -26.411381 Iteration 3: log likelihood = -26.358855 Iteration 4: log likelihood = -26.358752 Iteration 5: log likelihood = -26.358752

Probit regression Number of obs = 120 LR chi2(11) = 103.87 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -26.358752 Pseudo R2 = 0.6633 ---

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)