Là ngành kinh tế chính trong nông nghiệp của huyện Thạnh Phú, trong đó lúa, dừa, màu và cây ăn trái là các cây trồng chính.
51,6% 17,9% 30,5% 53,2% 32,2% 0,8% 13,8%
Bảng 3.5: Diện tích và sản lƣợng các cây trồng chủ yếu qua các năm
Nguồn: Cục thống kê huyện Thạnh Phú
Diện tích lúa có xu hƣớng giảm dần qua các năm nhƣng chƣa rõ rệt, diện tích cây ăn trái, dừa, hoa màu có xu hƣớng tăng dần, sự chuyển đổi này là phù hợp với xu hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, cây lúa vẫn giữ vai trò then chốt trong nông nghiệp.
Về cây lúa: Sau 3 năm diện tích gieo trồng lúa đã giảm từ 15.137 ha (năm 2010) xuống còn 14.536 ha (năm 2012), giảm gần 601 ha, chủ yếu là giảm diện tích ở vùng ngọt hóa sang trồng cây lâu năm (dừa) có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa, điều này rất phù hợp với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mà huyện đã đề ra.
Diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2012 là 14.536 ha canh tác (bao gồm 10.957 ha lúa Mùa và 3.196 ha lúa Hè Thu, lúa Đông Xuân chiếm diện tích nhỏ và không ổn định), chủ yếu là lúa 2 vụ tại các xã vùng ngọt hóa (từ Phú Khánh, Đại Điền đến Bình Thạnh), diện tích lúa 3 vụ chỉ trong khoảng 70 – 100 ha tại Tân Phong và Thới Thạnh. Lúa luân canh với tôm tại các xã vùng lợ (từ Mỹ An đến An Điền, An Nhơn). Sản lƣợng 58.658 tấn (năm 2012), năng suất lúa chỉ thuộc vào loại trung bình khoảng 4 tấn/ ha/vụ.
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa trong 3 năm trở lai đây gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, mƣa nhiều và kéo dài, kết hợp sâu bệnh phát triển mạnh đặc biệt là rầy nâu, bệnh đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá nên năng suất không cao. Một phần do một số ngƣời đi làm ăn nơi xa dẫn đến
Khoản mục 2010 2011 2012 KH 2013
I. Diện tích (ha)
Lúa 15.173 14.890 14.536 14.020
Mía 755 780 1.010 950
Dừa 3.315 3.914 4.202 4.400 Cây ăn trái 264 290 250 250 Hoa màu, cây CN ngắn ngày 2.800 2.850 3.000 3.100
II. Sản lƣợng (tấn)
Lúa 49.547 59.889 59.329 58.658 Mía 65.175 63.960 80.800 80.750 Dừa 23.217 27.343 32.750 38.330 Cây ăn trái 1.584 2.498 1.375 1.375 Hoa màu, cây CN ngắn ngày 12.600 12.825 14.445 17.050
thiếu lao động trong nông nghiệp, đẩy giá lao động lên cao khoảng 120.000 – 140.000 ngƣời/ ngày, điều này làm ảnh hƣởng đến thu nhập vốn đã thấp của ngƣời dân trồng lúa.
Cây dừa: Diện tích trồng dừa năm 2012 là 4.202 ha, đạt 105,05% kế hoạch (4.000 ha) và tăng 288 ha so với năm 2011 do các xã vùng ngọt hóa thực hiện. Giá dừa trong những năm gần đây luôn tăng liên tục và ở mức cao đã tác động ngƣời dân tập trung đầu tƣ thâm canh, chăm sóc vƣờn dừa hiện có, kết hợp trồng xen nuôi xen rất có hiệu quả.
Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển khá mạnh trên các giồng cát khu vực nội địa và ven biển với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 3,5%, năm 2010 diện tích gieo trồng là 2.800 ha, năm 2011 diện tích gieo trồng là 2.850 ha, đến năm 2012 đạt 3.000 ha, các loại cây trồng chủ yếu là bắp, khoai lang và rau cải.
Cây công nghiệp hàng năm (mía): Phân bổ chủ yếu tại các xã Phú Khánh, Thới Thạnh, diện tích đạt cao điểm (1.060 ha vào năm 2005) và hiện đang có khuynh hƣớng giảm dần do tình trạng thiếu lao động và thị trƣờng kém ổn định, thay vào đó là canh tác dừa - đòi hỏi ít công chăm sóc hơn và thị trƣờng tƣơng đối đa dạng.
Cây ăn trái: Tăng khá nhanh trên các giồng cát trong giai đoạn 2001 – 2005 nhƣng sau đó có khuynh hƣớng chựng lại do hiệu quả không cao. Diện tích năm 2011 là 290 ha đến năm 2012 giảm xuống còn 250 ha, các loại cây trồng chủ yếu là xoài và chuối.
Nhìn chung ngành trồng trọt đã phấn đấu đẩy mạnh năng suất và hiệu quả canh tác trên cơ sở phát huy hiệu quả của việc bố trí mặt bằng và hệ thống thủy lợi, chuyển dịch một phần diện tích từ mía, lúa không hiệu quả sang trồng dừa, từng bƣớc chuyển đổi giống lúa trên vùng luân canh với tôm, gia tăng thêm diện tích chuyên canh rau màu trên các giồng cát mới. Trên cơ sở đó, ngành trồng trọt đã tăng trƣởng tiếp cận ngƣỡng 8%/năm và đóng góp vào tăng trƣởng chung của huyện.
Tuy nhiên ngành trồng trọt trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong tƣơng lai nhƣ:
Cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác vẫn chƣa ổn định, hiện vẫn còn một số diện tích lúa manh mún, kém hiệu quả đang chuyển sang dừa và vụ lúa luân canh với tôm còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
Điều kiện cấp nƣớc ở vùng ngọt hóa vẫn còn hạn chế dẫn đến việc tăng vụ Đông Xuân vẫn còn bấp bênh.
Sản xuất chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, kinh tế tập thể và ngành nghề chƣa đƣợc đẩy mạnh.
Mặt bằng đồng ruộng và kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn chƣa đảm bảo phát triển cơ giới hóa nhằm ứng phó với tình trạng thiếu lao động thời vụ ngày càng gay gắt hơn và chƣa đủ năng lực ứng phó với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu sắp tới.