điều tra
4.1.2.1 Tham gia tập huấn kỹ thuật trồng lúa
Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất lúa hầu hết nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Công tác tập huấn trên địa bàn hoạt động chƣa đồng bộ, chính quyền địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức và ngƣời dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác. Theo nhƣ kết quả điều tra 120 hộ thì chỉ có 32 hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chiếm 26,6%, còn lại 88 hộ sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi từ hàng xóm, ngƣời thân.
Bảng 4.6: Tham gia tập huấn trồng lúa của nông hộ
Tiêu chí Có Không Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Cán bộ hội nông dân 14 11,7 106 88,3 Công ty thuốc bảo vệ thực vật 11 9,2 109 90,8 Cán bộ khuyến nông 7 5,8 113 94,2
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Trong 32 nông hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật trồng lúa có đến 14 hộ đƣợc cán bộ của hội nông dân vì thông thƣờng cán bộ hội nông dân sẽ đƣợc cán bộ khuyến nông và cán bộ các trƣờng, viện tập huấn nên cán bộ hội nông dân cũng có nhiều kiến thức và sau đó truyền lại cho các nông hộ về kỹ thuật canh tác cách phòng trừ sâu bệnh trên lúa, cách chọn những giống lúa chất lƣợng cao nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho nông dân. Tiếp theo có 11 hộ đƣợc công ty thuốc bảo vệ thực vật tập huấn, nhƣ các nông hộ cho biết trong các buổi tập huấn với công ty thuốc thì nội dung chủ yếu là hƣớng dẫn cách sử dụng phân, thuốc cho đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lƣợng và đúng lúc. Hiện nay, giá cả phân và thuốc là khá cao chính vì thế đƣợc tập huấn sử dụng với liều lƣợng thích hợp sẽ giúp cho nông hộ giảm đƣợc chi phí. Thêm vào đó, khi đi tập huấn bởi các công ty thuốc bảo vệ thực vật thƣờng các nông hộ sẽ đƣợc tặng các loại thuốc mới mà công ty sắp đƣa ra thị trƣờng, thông qua đó nông dân biết thêm một số loại thuốc mới nhằm giúp phòng sâu bệnh tốt hơn. Còn lại 7 hộ đƣợc cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật.
4.1.2.2 Lợi nhuận của việc trồng lúa
Bảng 4.7: Thống kê số hộ sản xuất lúa theo từng vụ
Chỉ tiêu Hè Thu Lúa Mùa Đông Xuân Tổng số hộ
Số hộ canh tác 120 120 11 120 Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 9,2 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Theo khảo sát, trong 1 năm các nông hộ thƣờng sản xuất 2 vụ lúa chính là vụ Hè Thu (lúa sớm) và vụ lúa Mùa. Vụ Đông Xuân bà con thƣờng không gieo cấy do ảnh hƣởng của nƣớc mặn và dịch bệnh phát triển nên số lƣợng nông hộ sản xuất vụ này rất ít (9,2%). Lợi nhuận của việc sản xuất lúa đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8: Lợi nhuận của việc sản xuất lúa
Đơn vị: Nghìn đồng/công
Tiêu chí Vụ Hè Thu Vụ lúa Mùa
Cao nhất 1.000 2.000
Nhỏ nhất 300 800
Trung bình 580 1.200
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Trong 2 vụ lúa sản xuất nông dân đều có lợi nhuận mà cao nhất là vụ lúa Mùa. Trung bình 1 công lúa Mùa sau khi trừ đi các khoản chi phí còn lợi nhuận khoảng 1.200.000 đồng cao gấp đôi lúa Hè Thu. Nguyên nhân có sự chênh lệch đó là do:
Thứ nhất: Việc canh tác lúa Hè Thu gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu nƣớc ngọt và dịch bệnh phát triển nên tiền phân thuốc cao hơn so với lúa Mùa
Thứ hai: Năng suất lúa của vụ Hè Thu thƣờng không cao so với lúa mùa. Thông thƣờng vụ Hè Thu khoảng 20 giạ/công, trong khi đó vụ lúa Mùa do bà con chọn giống lúa cao sản nên cho năng suất cao khoảng 24 – 25 giạ/công.
Thứ ba: Giá bán của lúa Hè Thu dao động từ 4.500 - 5.000 đồng/kg. Trong khi đó giá lúa Mùa khoảng 6.500 - 7.000 đồng/kg (đối với lúa khô), cao gấp 1,5 lần so với lúa Hè Thu
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa của bà con trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh ngày càng phát triển, nguồn nƣớc bị ảnh
hƣởng của biển Đông nên nhiễm mặn, đất thì bị nhiễm phèn. Theo nông hộ cho biết, trƣớc khi vào vụ bà con thƣờng bón vôi hoặc bón lân để cải tạo đất nông nghiệp. Chính vì điều này mà năng suất lúa chỉ thuộc vào loại trung bình, chất lƣợng lúa không cao nên dễ bị thƣơng lái ép giá.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Cao nhất Thấp nhất Trung bình Vụ Hè Thu Vụ lúa Mùa
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Hình 4.3 Lợi nhuận của 2 vụ lúa
4.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của thị trường tiêu thụ lúa
Lúa thƣờng trồng tập trung theo thời vụ vì thế có nhiều thuận lợi đặc biệt trong tiêu thụ. Tuy nhiên, khi giá cả lên xuống thất thƣờng nhƣ hiện nay, ngƣời nông dân vẫn đứng yên, không làm gì cả, chỉ đợi đến ngày thu hoạch, thƣơng lái vô mua với giá cả đƣợc thƣơng lƣợng giữa hai bên. Ngƣời nông dân hoàn toàn không quan tâm đến việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với thƣơng lái, hay hợp tác với nông dân để đẩy giá lên. Việc làm riêng lẻ của các nông hộ thƣờng sẽ không có kết quả cao. Trƣớc sự biến động về giá và đầu ra không ổn định nhƣ hiện nay, đa số các nông hộ thƣờng bán ngay sau khi thu hoạch và không để kéo dài thời gian bảo quản do phải thanh toán tiền mua chịu vật tƣ và tránh bị thất thoát trong khâu bảo quản. Việc giá cả biến động mạnh là một khó khăn lớn cho việc sản xuất lúa của huyện, vào vụ do sản lƣợng nhiều nên dễ bị thƣơng lái ép giá, theo các nông hộ cho biết hiện tại giá lúa lúc này chỉ vào khoảng 4.500 đồng/ kg (lúa khô). Chính vì thế trong tƣơng lai nông dân cần liên kết lại để đẩy giá lên cao, hoặc là cần có hợp đồng để có thể bao tiêu sản phẩm góp phần ổn định đầu ra.
Bảng 4.9: Thuận lợi và khó khăn của thị trƣờng tiêu thụ lúa Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Thuận lợi Bán đƣợc giá 4 3,3 Chủ động khi bán 33 27,5 Sản phẩm có chất lƣợng 17 14,2 Đƣợc bao tiêu sản phẩm 0 0 Khó khăn Đầu ra không ổn định 119 99,2 Giá cả biến động 117 97,5 Giá thấp 94 78,3
Thiếu thông tin về ngƣời mua 5 4,2 Thiếu thông tin về thị trƣờng 19 15,8
Bị ép giá 92 76,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Nhận xét:
Về mặt thuận lợi: Có 27,5% số hộ cho rằng họ chủ động đƣợc thời gian thu hoạch. Tùy theo trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của mỗi ngƣời mà họ sẽ xác định thời điểm thu hoạch và khi thu hoạch họ gọi điện cho những thƣơng lái, thông thƣờng là những thƣơng lái quen biết đã mua từ những vụ trƣớc đến và có thể bán lúa không bị tồn động. Lúa của 14,2% số nông hộ đƣợc đánh giá là có chất lƣợng, nhƣ trao đổi trực tiếp với nông hộ họ cho rằng do thời tiết không thuận lợi, đất bị nhiễm phèn nên chất lƣợng lúa làm ra so với vùng khác không cao, chính vì thế giá bán thấp, thƣờng bị thƣơng lái ép giá.
Về mặt khó khăn: Nhìn chung thị trƣờng tiêu thụ lúa hiện nay có nhiều khó khăn hơn so với thuận lợi. Khó khăn lớn nhất mà ngƣời dân gặp phải là đầu ra không ổn định và giá cả biến động, thị trƣờng có lúc giá cao có lúc thấp, thƣờng thì vào vụ do sản lƣợng lớn, đẩy lƣợng cung ứng lúa lên cao và dễ làm giảm giá thị trƣờng nhƣ điệp khúc “đƣợc mùa, mất giá” thƣờng xuất hiện, sau đó giá đƣợc đẩy lên cao thì ngƣời nông dân lại không có lúa để bán. Khó khăn thứ hai, có khoảng 78,3% số hộ cho rằng giá lúa ngày càng thấp, trong khi đó giá cả đầu vào cao, tình trạng lao động của huyện ngày càng khan hiếm do một số ngƣời trẻ tuổi đi làm ăn nơi xa, chính vì thế mà đẩy giá thuê lao động lên cao. Vì vậy, sau khi trừ các khoản chi phí ra ngƣời nông dân không còn lợi nhuận là bao. Bên cạnh đó 76,6% nông hộ cho rằng dễ bị
thƣơng lái ép giá. Nguyên nhân bị thƣơng lái ép giá là do chất lƣợng lúa không tốt, nông dân thiếu thông tin về thị trƣờng (chiếm 15,8%) và thiếu thông tin về ngƣời mua (chiếm 4,2%).