4.1.1.1 Tình hình chung về nông hộ
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 82,5% trên tổng số hộ điều tra, điều này cho thấy tính phù hợp của mẫu nghiên cứu với tổng thể vì lao động chủ lực trong sản xuất nông nghiệp là nam và nam cũng thƣờng giữ vai trò chủ hộ, là lao động chính của gia đình. Tuổi trung bình của chủ hộ khoảng 52,5 tuổi. Con số này cho thấy, đây là độ tuổi thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống. Chính vì điều này giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể vận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Bên cạnh đó kết quả điều tra còn cho thấy khoảng 42,5% số hộ có tham gia vào tổ chức chính trị - xã hội nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, tổ Nhân dân tự quản. Tuy nhiên, số hộ đƣợc đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp khoảng 14,2%. Điều này cho thấy ngƣời dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thế hệ
Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình
Tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 52,5
Tỷ lệ hộ là nam % 82,5
Số nhân khẩu trung bình của hộ Ngƣời 4,6 + Số nam trong độ tuổi lao động Ngƣời 1,8 + Số nữ trong độ tuổi lao động Ngƣời 1,6 + Số ngƣời sống phụ thuộc vào gia đình Ngƣời 1,2
Tỷ lệ hộ có sổ nghèo % 5,8
Tỷ lệ hộ có tham gia tổ chức chính trị - xã hội % 42,5 Tỷ lệ hộ đƣợc đào tạo kỹ thuật nông nghiệp % 14,2
trƣớc truyền lại. Số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ là 4,6 ngƣời, trong đó số lao động nam trung bình là 1,8 ngƣời, nữ là 1,6 ngƣời. Nhƣ vậy, trong hộ có khoảng 1,2 ngƣời sống phụ thuộc vào gia đình, đó là những trẻ em dƣới 16 tuổi và những ngƣời già trên 60 tuổi. Con số này tƣơng đối cao so với kết quả của cuộc điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 20/2/2012 cho thấy quy mô hộ trung bình là 3,7 ngƣời, của thành thị là 3,6 ngƣời và của nông thôn là 3,8 ngƣời. Hộ có sổ nghèo chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5,8% chủ yếu là cận nghèo. Với tỷ lệ này cho thấy sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ ý thức tự giác vƣơn lên của nông hộ trong địa bàn huyện. Sau đây là thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 120 hộ ở huyện Thạnh Phú.
Bảng 4.2: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ lệ (%) Không biết chữ 3 2,5 Cấp I 44 36,6 Cấp II 62 51,7 Cấp III 11 9,2 Tổng 120 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Nhận xét:
Theo kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ tƣơng đối khá cao trong đó có 36,6% số chủ hộ đã học đến cấp I, nhiều nhất là cấp II có đến 51,7%, chỉ có 9,2% số chủ hộ là học đến cấp III. Số chủ hộ không biết chữ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 2,5% chủ yếu là ngƣời già và phụ nữ. Có thể nói với trình độ học vấn này thì nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin cũng nhƣ có đủ kiến thức để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng nó vào trong sản xuất nhằm gia tăng sản lƣợng và giảm chi phí đầu vào. Đây là yếu tố tích cực giúp chủ hộ có đủ kiến thức để tiếp cận thông tin thị trƣờng cũng nhƣ khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
0 10 20 30 40 50 60 Không biết chữ Cấp I Cấp II Cấp III Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ
4.1.1.2 Tham gia tổ chức chính trị xã hội
Thể hiện mức độ tham gia hoặc quen biết của chủ hộ và các thành viên trong gia đình. Mức độ tham gia của hộ đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3: Mức độ tham gia vào tổ chức chính trị xã hội của các nông hộ
Tiêu chí Có Không Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tham gia hội nông dân 41 34,2 79 65,8 Tham gia hội phụ nữ 9 7,5 111 92,5 Tham gia hội cựu chiến binh 8 6,7 110 93,3 Tham gia Tổ Nhân dân tự quản 28 23,3 92 76,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Theo nhƣ kết quả điều tra trong 120 hộ thì có 41 hộ tham gia hội nông dân, chiếm tỷ lệ là 34,2%. Mức độ tham gia này cho thấy khả năng chuyển dịch sẽ dễ dàng hơn. Riêng mức độ tham gia hội phụ nữ và hội cựu chiến binh tƣơng đối thấp chiếm tỷ lệ lần lƣợt khoảng 7,5% và 6,7%. Số hộ tham gia vào Tổ Nhân dân tự quản của ấp là 28 hộ, chiếm tỷ lệ là 23,3%, còn lại 92 hộ không tham gia chiếm tỷ lệ 76,7%. Nhìn chung thì nông hộ có tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội ở làng, xã là khá cao. Điều này giúp các nông hộ dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trƣờng cũng nhƣ có những chƣơng trình hỗ trợ cho sản xuất hoặc những khó khăn cũng đƣợc giải quyết.
4.1.1.3 Tình hình sử dụng đất của nông hộ theo kết quả điều tra Bảng 4.4: Diện tích đất trung bình/hộ Đơn vị: Công (1000m2) Loại đất Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Đất thổ cƣ 0,3 0,1 0,24 Đất nhà trồng lúa 15 1 2,92 Đất thuê trồng lúa 15,5 2 0,67 Đất nhà trồng dừa 23,7 0,3 4,77 Đất nhà trồng mía 3 1,5 0,12 Đất nhà trồng hoa màu 3 1 0,07 Tổng diện tích đất 25 2,3 8,80
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng thống kê ta thấy diện tích đất trung bình/hộ khoảng 8,8 công, trong đó nông hộ có diện tích đất trồng dừa là nhiều nhất trung bình là 4,77 công, cao nhất là 23,7 công và thấp nhất là 0,3 công đây là những hộ trồng dừa chủ yếu xung quanh nhà ở, điều đó cho thấy nông hộ của huyện làm vƣờn là chính. Kế đến là diện tích đất ruộng trung bình khoảng 2,92 công chủ yếu là đất nhà, một số ít nông hộ thuê đất làm thêm để tăng thu nhập và cung cấp lƣơng thực cho gia đình. Tuy nhiên chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khá lớn cho thấy quy mô diện tích canh tác lúa trong vùng không đồng đều và trình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ. Không những vậy, canh tác với quy mô nhỏ lẻ, không áp dụng đƣợc các kỹ thuật canh tác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa không cao (Nguồn: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp). Diện tích đất thổ cƣ vào khoảng 0,24 công/hộ, điều này là phù hợp với quy định của Nhà nƣớc hiện nay. Cuối cùng là đất trồng mía và hoa màu chiếm diện tích khá khiêm tốn lần lƣợt là 0,12 và 0,07 công tập trung chủ yếu ở xã Phú Khánh.
4.1.1.4 Thông tin chung về nguồn vốn sản xuất nông nghiệp
Bảng 4.5: Nguồn vốn sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Nguồn vốn Số hộ Tỷ lệ (%)
Không vay 32 26,7
Có vay 88 73,3
Nhận xét:
Trong 120 hộ đƣợc phỏng vấn, có 88 hộ có vay, chiếm 73,3% tổng số hộ và 32 hộ còn lại không vay, chiếm 26,7%. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy trong 88 hộ vay thì có 6 hộ vay từ Ngân hàng chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 87 hộ vay từ cửa hàng vật tƣ (mua chịu). Nhƣ vậy có 5 hộ vừa vay từ Ngân hàng vừa mua chịu cửa hàng vật tƣ.
Kết quả điều tra cho thấy lƣợng vốn vay từ Ngân hàng dao động từ 20 – 40 triệu đồng. Với lƣợng vốn vay nhƣ thế nông hộ không chỉ sử dụng vào sản xuất nông nghiệp của hộ mà còn sử dụng vào mục đích khác nhƣ buôn bán nhỏ, mua máy móc, đất đai, xây nhà. Các món vay có thời hạn trung bình là 12 tháng, lãi suất cho vay của Ngân hàng trong địa bàn nghiên cứu là 0,98%/tháng. Tuy nhiên để nhận đƣợc số tiền trên, ngƣời dân phải bỏ ra trung bình 50.000 đồng để nhận đƣợc số tiền vay, đối với ngƣời nông dân 50.000 đồng không phải là số tiền nhỏ. Hơn nữa đối với ngƣời nông dân thủ tục xin vay vốn khá rờm rà, thời gian chờ đợi lâu nên rất ít ngƣời chọn hình thức vay này.
Phần lớn ngƣời nông dân thƣờng mua chịu từ cửa hàng vật tƣ, số tiền mua chịu trung bình khoảng 3.150.000 đồng. Với lƣợng vốn vay này, nông hộ có thể sử dụng cho việc sản xuất lúa với diện tích trung bình 3,59 công (bảng 4.4). Nhƣ vậy một công lúa nông hộ thƣờng mua chịu khoảng 870.000 đồng chủ yếu là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thời hạn mua chịu là 1 vụ lúa (3 tháng), lãi suất theo nhƣ chủ của hàng vật tƣ cho biết khoảng 3%/tháng. Hình thức vay này rất đƣợc nông hộ ƣa chuộng vì phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lãi suất ở mức chấp nhận đƣợc lại không cần làm thủ tục hay tốn thời gian chờ đợi.
Không vay Có vay
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Hình 4.2 Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra
73,3%