Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 28 - 34)

Mục tiêu 1 và 2: Phân tích cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tình hình sản xuất lúa và thực trạng chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của các nông hộ ở huyện Thạnh Phú.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả và phân tích số liệu về thực trạng chuyển đổi của nông hộ trên địa bàn huyện. Thống kê mô tả sử

Ấp Số quan sát Tần suất (%) Xã Quới Điền Ấp Quí Thế 22 18,3 Ấp Quí Đức 11 9,2 Ấp Quí Khƣơng 11 9,2 Xã Tân Phong Ấp Thạnh A 9 7,5 Ấp Thạnh B 7 5,8 Ấp Phong 9 7,5 Ấp Phú 7 5,8 Ấp Phủ 7 5,8 Xã Phú Khánh Ấp Phú Phụng A 7 5,8 Ấp Phú Lợi 8 6,7 Ấp Bình Khánh 12 10,0 Ấp Phú Hòa 10 8,3 Tổng 120 100,0

dụng các phƣơng pháp lập bảng, biểu đồ và các phƣơng pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

Mục tiêu 3: Để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất lúa sang đất trồng dừa của các nông hộ, tác giả sử dụng mô hình lựa chọn nhị phân Probit.

Mô hình Probit có dạng: i ij j k j i x u Y        1 0 * (2.1)

Trong đó: Yi* chƣa biết. Nó thƣờng đƣợc gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Yi đƣợc khai báo nhƣ sau:

1 nếu Yi* > 0

Yi = (2.2) Trƣờng hợp khác

Đặc biệt, khi chúng ta nhân Yi* với một hằng số dƣơng bất kỳ sẽ không làm thay đổi Yi. Vì vậy thông thƣờng chúng ta giả sử rằng var(ni) = 1. Điều này cố định phạm vi của Yi*. Từ mối quan hệ giữa phƣơng trình (2.1) và (2.2) ta có:

Pi = Prob(Yi = 1) = Prob          j ij k j i x u   1 0             j ij k j x F   1 0 1

Trong đó, F là hàm phân phối tích lũy của u

Bởi vì 1 – F(-Z), nếu phân phối của u là đồng nhất, ta có thể viết:

          j ij k j i F x P   1 0 (2.3)

Bởi vì Yi thu đƣợc từ phân tích nhị phân với xác suất cho bởi phƣơng trình (2.3) và biến đổi theo mỗi lần thử (phụ thuộc vào xij), chúng ta có thể viết hàm gần đúng nhƣ sau:       i i Y Y i i P P L 0 1

Dạng hàm cùa F trong phƣơng trình (2.3) sẽ phụ thuộc vào giả định về phần dƣ u.

Trong bài nghiên cứu này, mô hình Probit sẽ được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi từ lúa sang dừa của nông hộ. Phần ứng dụng mô hình sẽ được đề cập trong phần 4.2 của Chương 4.

Pr(Y=1X)= F(01Tuoii 2Laodongi 3Gioitinhi 4Tieuhoci   

 

i i i i

i tongdtdat dathanghai dichbenh loinhuan

hoinongdan 6 7 8 9 5      i i i vay u giathap  11  10   ) Trong đó: 0  : là hệ số chặn. : ,...., , 2 11 1    các hệ số của mô hình.  Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ lúa sang dừa của các nông hộ có thể chịu tác động của các yếu tố nhƣ tuổi của chủ hộ, tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, có tham gia vào hội nông dân, diện tích đất mà nông hộ nắm giữ, hạng đất, dịch bệnh trên lúa, lợi nhuận vụ hè thu, giá lúa thấp và nguồn vốn. Mỗi yếu tố có tác động khác nhau đến khả năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu đƣợc giải thích nhƣ sau:

Tuổi của chủ hộ (Tuoi): Tuổi của chủ hộ càng cao thì chủ hộ càng có tài xoay sở, có kinh nghiệm và càng có nhiều trách nhiệm trong gia đình. Tuy nhiên với độ tuổi càng cao thì sức khỏe và khả năng lao động của họ càng giảm xuống nên họ khó tham gia vào việc sản xuất lúa, chính vì vậy biến tuổi đƣợc kỳ vọng có ảnh hƣởng cùng chiều đến việc tham gia chuyển đổi của đáp viên.

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của hộ (Laodong): Biến này có thể ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi của nông hộ. Bởi vì so với sản xuất lúa thì dừa cần ít lao động hơn, chỉ cần 1 đến 2 ngƣời trong gia đình là có thể đảm nhiệm đƣợc công việc. Biến này tác động nhƣ thế nào đến sự chuyển dịch sẽ đƣợc xem xét trong mô hình nghiên cứu này.

Giới tính của chủ hộ (Gioitinh): Biến này là biến giả với giá trị 0 có nghĩa chủ hộ là nam giới và giá trị 1 có nghĩa chủ hộ là nữ giới. Ở nông thôn, nam giới thƣờng có điều kiện theo dõi và nắm bắt nhiều nguồn thông tin nhiều hơn so với nữ giới, hơn nữa họ thƣờng là lao động chính tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nên họ thƣờng có phƣơng án sản xuất tốt. Vì vậy, xác xuất tham gia chuyển đổi của nam giới đƣợc kỳ vọng cao hơn nữ giới.

Trình độ học vấn (Tieuhoc): Biến độc lập này đƣợc hiểu là số năm đến trƣờng của chủ hộ. Qua số liệu thu thập nhìn chung trình độ học vấn của nông hộ chủ yếu là cấp II (51,7%). Riêng cấp I và cấp III chiếm tỷ lệ tƣơng đối. Với trình độ này chủ hộ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng tính toán đầu tƣ sẽ hiệu quả hơn. Do đó những ngƣời có học vấn cao có thể tích cực tham gia vào việc chuyển đổi hơn so với những ngƣời có trình độ thấp. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Boundeth et all (2012, p.201) ở Bắc Lào cho thấy biến trình độ học vấn có tác động tiêu cực đến khả năng thay đổi sử dụng đất nông nghiệp của ngƣời dân. Do đó, biến trình độ học vấn có ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi nhƣ thế nào vẫn chƣa kết luận đƣợc. Biến này sẽ đƣợc xem xét đến khả năng chuyển đổi trong mô hình nghiên cứu này.

Hộ có tham gia vào hội nông dân trong làng, xã (Hoinongdan): Đây là biến giả, biến này nhận giá trị là 1 có nghĩa là hộ có tham gia vào hội và ngƣợc lại thì nhận giá trị 0. Thông thƣờng, những hộ có tham gia vào hội nông dân sẽ có nhiều quen biết và đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Bên cạnh đó, khi họ tham gia vào hội nông dân thì họ đƣợc phổ biến nhiều kiến thức nông nghiệp, nắm bắt thông tin nhạy bén. Vì vậy, khi hộ tham gia vào hội thì họ có khả năng chuyển đổi cao hơn so với những hộ không tham gia.

Diện tích đất mà nông hộ nắm giữ (Tongdtdat): đƣợc đo bằng công (1 công = 1000 m2). Đất này bao gồm cả thổ cƣ, đất ruộng, đất vƣờn và các loại đất khác. Hộ có diện tích càng lớn thì càng có khả năng chuyển đổi cao.

Hạng đất (Dathanghai): Dựa vào 6 yếu tố là chất đất, địa hình, vị trí, khí hậu thời tiết, điều kiện tƣới tiêu, năng suất cây trồng. Đất đƣợc phân thành 6 hạng đối với đất trồng cây hàng năm và đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, với đất trồng cây lâu năm thì phân thành 5 hạng. Hạng đất càng cao đồng nghĩa với chất lƣợng của đất càng thấp. Nghiên cứu của Chakir và Parent (2008, pp.336-337) ở Pháp về việc thay đổi sử dụng đất bằng mô hình Probit, kết quả cho thấy chất lƣợng đất có tác động tích cực đến việc thay đổi sử dụng đất nông nghiệp, ngƣợc lại có tác động tiêu cực cho việc sử dụng đất ở khu vực đô thị. Kết quả này một lần nữa đã khẳng định những phát hiện của tài liệu cho thấy tầm quan trọng của việc hoach định cho chất lƣợng đất để giải thích việc phân bổ sử dụng đất (Lichtenberg, 1989; Stavins và Jaffe, 1990; Wu và Segerson, 1995). Theo khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đất của các nông hộ thuộc vào hạng 2, hạng 3 và hạng 4. Biến độc lập này đƣợc đƣa vào mô hình là nhóm đất hạng hai (đất tốt), đây là biến giả, với giá trị 1 có nghĩa là đất của chủ hộ thuộc hạng hai, ngƣợc lại là 0. Kỳ vọng của biến này sẽ cùng dấu với biến phụ thuộc.

Dịch bệnh trên lúa (Dichbenh): Biến này là một biến giả, với giá trị 1 có nghĩa là có dịch bệnh ngƣợc lại là 0. Biến này sẽ đồng biến với việc chuyển đổi, nghĩa là khi dịch bệnh xảy ra càng nhiều thì thì ngƣời dân càng chuyển đổi sang trồng dừa.

Lợi nhuận vụ Hè Thu (Loinhuan): Biến này đƣợc tính theo đơn vị ngàn đồng. Đây là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Có 2 loại lợi nhuận là lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập). Điều này có thể lý giải là lợi nhuận từ việc trồng lúa càng thấp thì tốc độ chuyển đổi càng nhanh. Vì vậy, biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với biến phụ thuộc.

Giá lúa thấp (Giathap): Đây là biến giả, biến này nhận giá trị là 1 nếu giá lúa trên thị trƣờng đang ở mức thấp và ngƣợc lại là 0. Giá lúa đƣợc hỏi vào thời điểm 2010, những hộ cho rằng giá lúa thấp sẽ tham gia vào việc chuyển đổi nhanh hơn so với những hộ còn lại.

Nguồn vốn (Vay): Nguồn vốn sản xuất nông nghiệp đƣợc hình thành từ 2 nguồn đó là vốn tự có và vốn vay. Qua khảo sát tại địa bàn nghiên cứu có 32 hộ không vay, chiếm tỷ lệ 26,7%. Còn lại 88 hộ có vay, chiếm 73,3%, trong nguồn vốn vay có đến 87 hộ vay từ cửa hàng vật tƣ (mua chịu) và rất ít ngƣời vay từ Ngân hàng (6 hộ). Đây là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu các hộ có vay từ Ngân hàng hoặc cửa hàng vật tƣ, ngƣợc lại là 0 nếu chủ hộ không có vay đồng nghĩa với nguồn vốn sản xuất là tự có. Biến này đƣợc kỳ vọng có ý nghĩa tích cực đến việc chuyển đổi vì thực tế cho thấy muốn tham gia vào hoạt động sản xuất nào khác thì nhu cầu về vốn đầu tƣ là rất cần thiết.

Mô hình nghiên cứu

Đề tài sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ lúa sang dừa của nông hộ. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là việc nông hộ có chuyển đổi hay không, việc này đƣợc giải thích nhƣ sau:

Cochuyendoikhong = 1 nếu nông hộ có tham gia chuyển đổi = 0 nếu hộ không tham gia chuyển đổi

Dấu kỳ vọng của các hệ số biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về khả năng chuyển đổi của nông hộ đƣợc tổng hợp nhƣ bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit

Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng

Tuổi của chủ hộ Tuoi Tuổi +

Tổng số lao động của hộ Laodong Ngƣời +/- Giới tính của chủ hộ Gioitinh Nữ = 1 - Trình độ học vấn Tieuhoc Có = 1 +/- Tham gia vào hội nông dân Hoinongdan Có = 1 + Tổng diện tích đất của hộ Tongdtdat Công (1000m2) + Hạng đất Dathanghai Có = 1 + Dịch bệnh trên lúa Dichbenh Có = 1 + Lợi nhuận vụ lúa Hè Thu Loinhuan Ngàn đồng/công - Giá lúa thấp Giathap Có = 1 +

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 28 - 34)