Diện tích, sản lƣợng dừa của huyện qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 49)

Nhìn chung diện tích dừa so với toàn tỉnh chiếm diện tích khá khiêm tốn khoảng 7,2% về diện tích và 7% về sản lƣợng (2012). Tuy nhiên, diện tích cũng nhƣ sản lƣợng dừa của toàn huyện có sự chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng do diện tích mía, lúa không hiệu quả chuyển sang, tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Quới Điền, Hòa Lợi. Từ thị trấn Thạnh Phú đến các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải do ảnh hƣởng của nƣớc mặn của biển Đông nên việc canh tác dừa gặp nhiều khó khăn, kinh tế nơi đây chủ yếu là luân canh tôm – lúa, nuôi tôm quảng canh, khai thác nghêu, sò…. 10,1% 14,4% 24,6% 3,1% 22,8% 3,3% 7,2% 3,5% 11,1%

Bảng 3.8: Diện tích, sản lƣợng dừa của huyện so với tỉnh Bến Tre

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Bến Tre Thạnh Phú Bến Tre Thạnh Phú Bến Tre Thạnh Phú Diện tích trồng (ha) 51.560 3.315 55.870 3.914 58.441 4.202 Diện tích thu hoạch (ha) 41.535 2.448 44.098 2.871 48.889 3.455 Sản lƣợng (tấn) 420.172 23.217 427.862 27.343 470.342 32.750 Tỷ lệ (%) Diện tích trồng 100 6,5 100 7 100 7,2 Diện tích thu hoạch 100 5,9 100 6,5 100 7,1 Sản lƣợng 100 5,5 100 6,4 100 7

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT TỪ ĐẤT LÚA SANG ĐẤT TRỒNG

DỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ – BẾN TRE 4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG DỪA CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ

4.1.1.1 Tình hình chung về nông hộ

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 82,5% trên tổng số hộ điều tra, điều này cho thấy tính phù hợp của mẫu nghiên cứu với tổng thể vì lao động chủ lực trong sản xuất nông nghiệp là nam và nam cũng thƣờng giữ vai trò chủ hộ, là lao động chính của gia đình. Tuổi trung bình của chủ hộ khoảng 52,5 tuổi. Con số này cho thấy, đây là độ tuổi thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống. Chính vì điều này giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể vận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Bên cạnh đó kết quả điều tra còn cho thấy khoảng 42,5% số hộ có tham gia vào tổ chức chính trị - xã hội nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, tổ Nhân dân tự quản. Tuy nhiên, số hộ đƣợc đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp khoảng 14,2%. Điều này cho thấy ngƣời dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thế hệ

Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình

Tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 52,5

Tỷ lệ hộ là nam % 82,5

Số nhân khẩu trung bình của hộ Ngƣời 4,6 + Số nam trong độ tuổi lao động Ngƣời 1,8 + Số nữ trong độ tuổi lao động Ngƣời 1,6 + Số ngƣời sống phụ thuộc vào gia đình Ngƣời 1,2

Tỷ lệ hộ có sổ nghèo % 5,8

Tỷ lệ hộ có tham gia tổ chức chính trị - xã hội % 42,5 Tỷ lệ hộ đƣợc đào tạo kỹ thuật nông nghiệp % 14,2

trƣớc truyền lại. Số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ là 4,6 ngƣời, trong đó số lao động nam trung bình là 1,8 ngƣời, nữ là 1,6 ngƣời. Nhƣ vậy, trong hộ có khoảng 1,2 ngƣời sống phụ thuộc vào gia đình, đó là những trẻ em dƣới 16 tuổi và những ngƣời già trên 60 tuổi. Con số này tƣơng đối cao so với kết quả của cuộc điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 20/2/2012 cho thấy quy mô hộ trung bình là 3,7 ngƣời, của thành thị là 3,6 ngƣời và của nông thôn là 3,8 ngƣời. Hộ có sổ nghèo chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5,8% chủ yếu là cận nghèo. Với tỷ lệ này cho thấy sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ ý thức tự giác vƣơn lên của nông hộ trong địa bàn huyện. Sau đây là thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 120 hộ ở huyện Thạnh Phú.

Bảng 4.2: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ lệ (%) Không biết chữ 3 2,5 Cấp I 44 36,6 Cấp II 62 51,7 Cấp III 11 9,2 Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Nhận xét:

Theo kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ tƣơng đối khá cao trong đó có 36,6% số chủ hộ đã học đến cấp I, nhiều nhất là cấp II có đến 51,7%, chỉ có 9,2% số chủ hộ là học đến cấp III. Số chủ hộ không biết chữ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 2,5% chủ yếu là ngƣời già và phụ nữ. Có thể nói với trình độ học vấn này thì nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin cũng nhƣ có đủ kiến thức để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng nó vào trong sản xuất nhằm gia tăng sản lƣợng và giảm chi phí đầu vào. Đây là yếu tố tích cực giúp chủ hộ có đủ kiến thức để tiếp cận thông tin thị trƣờng cũng nhƣ khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

0 10 20 30 40 50 60 Không biết chữ Cấp I Cấp II Cấp III Tỷ lệ (%)

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

4.1.1.2 Tham gia tổ chức chính trị xã hội

Thể hiện mức độ tham gia hoặc quen biết của chủ hộ và các thành viên trong gia đình. Mức độ tham gia của hộ đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Mức độ tham gia vào tổ chức chính trị xã hội của các nông hộ

Tiêu chí Không Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Tham gia hội nông dân 41 34,2 79 65,8 Tham gia hội phụ nữ 9 7,5 111 92,5 Tham gia hội cựu chiến binh 8 6,7 110 93,3 Tham gia Tổ Nhân dân tự quản 28 23,3 92 76,7

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Theo nhƣ kết quả điều tra trong 120 hộ thì có 41 hộ tham gia hội nông dân, chiếm tỷ lệ là 34,2%. Mức độ tham gia này cho thấy khả năng chuyển dịch sẽ dễ dàng hơn. Riêng mức độ tham gia hội phụ nữ và hội cựu chiến binh tƣơng đối thấp chiếm tỷ lệ lần lƣợt khoảng 7,5% và 6,7%. Số hộ tham gia vào Tổ Nhân dân tự quản của ấp là 28 hộ, chiếm tỷ lệ là 23,3%, còn lại 92 hộ không tham gia chiếm tỷ lệ 76,7%. Nhìn chung thì nông hộ có tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội ở làng, xã là khá cao. Điều này giúp các nông hộ dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trƣờng cũng nhƣ có những chƣơng trình hỗ trợ cho sản xuất hoặc những khó khăn cũng đƣợc giải quyết.

4.1.1.3 Tình hình sử dụng đất của nông hộ theo kết quả điều tra Bảng 4.4: Diện tích đất trung bình/hộ Đơn vị: Công (1000m2) Loại đất Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Đất thổ cƣ 0,3 0,1 0,24 Đất nhà trồng lúa 15 1 2,92 Đất thuê trồng lúa 15,5 2 0,67 Đất nhà trồng dừa 23,7 0,3 4,77 Đất nhà trồng mía 3 1,5 0,12 Đất nhà trồng hoa màu 3 1 0,07 Tổng diện tích đất 25 2,3 8,80

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng thống kê ta thấy diện tích đất trung bình/hộ khoảng 8,8 công, trong đó nông hộ có diện tích đất trồng dừa là nhiều nhất trung bình là 4,77 công, cao nhất là 23,7 công và thấp nhất là 0,3 công đây là những hộ trồng dừa chủ yếu xung quanh nhà ở, điều đó cho thấy nông hộ của huyện làm vƣờn là chính. Kế đến là diện tích đất ruộng trung bình khoảng 2,92 công chủ yếu là đất nhà, một số ít nông hộ thuê đất làm thêm để tăng thu nhập và cung cấp lƣơng thực cho gia đình. Tuy nhiên chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khá lớn cho thấy quy mô diện tích canh tác lúa trong vùng không đồng đều và trình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ. Không những vậy, canh tác với quy mô nhỏ lẻ, không áp dụng đƣợc các kỹ thuật canh tác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa không cao (Nguồn: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp). Diện tích đất thổ cƣ vào khoảng 0,24 công/hộ, điều này là phù hợp với quy định của Nhà nƣớc hiện nay. Cuối cùng là đất trồng mía và hoa màu chiếm diện tích khá khiêm tốn lần lƣợt là 0,12 và 0,07 công tập trung chủ yếu ở xã Phú Khánh.

4.1.1.4 Thông tin chung về nguồn vốn sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.5: Nguồn vốn sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Nguồn vốn Số hộ Tỷ lệ (%)

Không vay 32 26,7

Có vay 88 73,3

Nhận xét:

Trong 120 hộ đƣợc phỏng vấn, có 88 hộ có vay, chiếm 73,3% tổng số hộ và 32 hộ còn lại không vay, chiếm 26,7%. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy trong 88 hộ vay thì có 6 hộ vay từ Ngân hàng chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 87 hộ vay từ cửa hàng vật tƣ (mua chịu). Nhƣ vậy có 5 hộ vừa vay từ Ngân hàng vừa mua chịu cửa hàng vật tƣ.

Kết quả điều tra cho thấy lƣợng vốn vay từ Ngân hàng dao động từ 20 – 40 triệu đồng. Với lƣợng vốn vay nhƣ thế nông hộ không chỉ sử dụng vào sản xuất nông nghiệp của hộ mà còn sử dụng vào mục đích khác nhƣ buôn bán nhỏ, mua máy móc, đất đai, xây nhà. Các món vay có thời hạn trung bình là 12 tháng, lãi suất cho vay của Ngân hàng trong địa bàn nghiên cứu là 0,98%/tháng. Tuy nhiên để nhận đƣợc số tiền trên, ngƣời dân phải bỏ ra trung bình 50.000 đồng để nhận đƣợc số tiền vay, đối với ngƣời nông dân 50.000 đồng không phải là số tiền nhỏ. Hơn nữa đối với ngƣời nông dân thủ tục xin vay vốn khá rờm rà, thời gian chờ đợi lâu nên rất ít ngƣời chọn hình thức vay này.

Phần lớn ngƣời nông dân thƣờng mua chịu từ cửa hàng vật tƣ, số tiền mua chịu trung bình khoảng 3.150.000 đồng. Với lƣợng vốn vay này, nông hộ có thể sử dụng cho việc sản xuất lúa với diện tích trung bình 3,59 công (bảng 4.4). Nhƣ vậy một công lúa nông hộ thƣờng mua chịu khoảng 870.000 đồng chủ yếu là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thời hạn mua chịu là 1 vụ lúa (3 tháng), lãi suất theo nhƣ chủ của hàng vật tƣ cho biết khoảng 3%/tháng. Hình thức vay này rất đƣợc nông hộ ƣa chuộng vì phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lãi suất ở mức chấp nhận đƣợc lại không cần làm thủ tục hay tốn thời gian chờ đợi.

Không vay Có vay

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.2 Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra

73,3%

4.1.2 Tình hình sản xuất lúa năm 2010 của nông hộ xét trên mẫu điều tra điều tra

4.1.2.1 Tham gia tập huấn kỹ thuật trồng lúa

Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất lúa hầu hết nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Công tác tập huấn trên địa bàn hoạt động chƣa đồng bộ, chính quyền địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức và ngƣời dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác. Theo nhƣ kết quả điều tra 120 hộ thì chỉ có 32 hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chiếm 26,6%, còn lại 88 hộ sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi từ hàng xóm, ngƣời thân.

Bảng 4.6: Tham gia tập huấn trồng lúa của nông hộ

Tiêu chí Không Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Cán bộ hội nông dân 14 11,7 106 88,3 Công ty thuốc bảo vệ thực vật 11 9,2 109 90,8 Cán bộ khuyến nông 7 5,8 113 94,2

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Trong 32 nông hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật trồng lúa có đến 14 hộ đƣợc cán bộ của hội nông dân vì thông thƣờng cán bộ hội nông dân sẽ đƣợc cán bộ khuyến nông và cán bộ các trƣờng, viện tập huấn nên cán bộ hội nông dân cũng có nhiều kiến thức và sau đó truyền lại cho các nông hộ về kỹ thuật canh tác cách phòng trừ sâu bệnh trên lúa, cách chọn những giống lúa chất lƣợng cao nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho nông dân. Tiếp theo có 11 hộ đƣợc công ty thuốc bảo vệ thực vật tập huấn, nhƣ các nông hộ cho biết trong các buổi tập huấn với công ty thuốc thì nội dung chủ yếu là hƣớng dẫn cách sử dụng phân, thuốc cho đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lƣợng và đúng lúc. Hiện nay, giá cả phân và thuốc là khá cao chính vì thế đƣợc tập huấn sử dụng với liều lƣợng thích hợp sẽ giúp cho nông hộ giảm đƣợc chi phí. Thêm vào đó, khi đi tập huấn bởi các công ty thuốc bảo vệ thực vật thƣờng các nông hộ sẽ đƣợc tặng các loại thuốc mới mà công ty sắp đƣa ra thị trƣờng, thông qua đó nông dân biết thêm một số loại thuốc mới nhằm giúp phòng sâu bệnh tốt hơn. Còn lại 7 hộ đƣợc cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật.

4.1.2.2 Lợi nhuận của việc trồng lúa

Bảng 4.7: Thống kê số hộ sản xuất lúa theo từng vụ

Chỉ tiêu Hè Thu Lúa Mùa Đông Xuân Tổng số hộ

Số hộ canh tác 120 120 11 120 Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 9,2 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Theo khảo sát, trong 1 năm các nông hộ thƣờng sản xuất 2 vụ lúa chính là vụ Hè Thu (lúa sớm) và vụ lúa Mùa. Vụ Đông Xuân bà con thƣờng không gieo cấy do ảnh hƣởng của nƣớc mặn và dịch bệnh phát triển nên số lƣợng nông hộ sản xuất vụ này rất ít (9,2%). Lợi nhuận của việc sản xuất lúa đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Lợi nhuận của việc sản xuất lúa

Đơn vị: Nghìn đồng/công

Tiêu chí Vụ Hè Thu Vụ lúa Mùa

Cao nhất 1.000 2.000

Nhỏ nhất 300 800

Trung bình 580 1.200

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Trong 2 vụ lúa sản xuất nông dân đều có lợi nhuận mà cao nhất là vụ lúa Mùa. Trung bình 1 công lúa Mùa sau khi trừ đi các khoản chi phí còn lợi nhuận khoảng 1.200.000 đồng cao gấp đôi lúa Hè Thu. Nguyên nhân có sự chênh lệch đó là do:

 Thứ nhất: Việc canh tác lúa Hè Thu gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu nƣớc ngọt và dịch bệnh phát triển nên tiền phân thuốc cao hơn so với lúa Mùa

 Thứ hai: Năng suất lúa của vụ Hè Thu thƣờng không cao so với lúa mùa. Thông thƣờng vụ Hè Thu khoảng 20 giạ/công, trong khi đó vụ lúa Mùa do bà con chọn giống lúa cao sản nên cho năng suất cao khoảng 24 – 25 giạ/công.

 Thứ ba: Giá bán của lúa Hè Thu dao động từ 4.500 - 5.000 đồng/kg. Trong khi đó giá lúa Mùa khoảng 6.500 - 7.000 đồng/kg (đối với lúa khô), cao gấp 1,5 lần so với lúa Hè Thu

Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa của bà con trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh ngày càng phát triển, nguồn nƣớc bị ảnh

hƣởng của biển Đông nên nhiễm mặn, đất thì bị nhiễm phèn. Theo nông hộ cho biết, trƣớc khi vào vụ bà con thƣờng bón vôi hoặc bón lân để cải tạo đất nông nghiệp. Chính vì điều này mà năng suất lúa chỉ thuộc vào loại trung bình, chất lƣợng lúa không cao nên dễ bị thƣơng lái ép giá.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Cao nhất Thấp nhất Trung bình Vụ Hè Thu Vụ lúa Mùa

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.3 Lợi nhuận của 2 vụ lúa

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)