Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 35 - 39)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Thạnh Phú

Thạnh Phú là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh và nằm trong khu vực cù lao giữa hai nhánh Hàm Luông và Cổ Chiên trong hệ thống sông Tiền thông ra biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 443,5 km2 chiếm khoảng 19% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

+ Phía Tây giáp với huyện Mỏ Cày Nam.

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Tri, với ranh giới là sông Hàm Luông. + Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, với ranh giới là sông Cổ Chiên.

Toàn địa bàn đƣợc chia thành 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Thạnh Phú và các xã Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới Thạnh, Quới Điền, Mỹ Hƣng, Hòa Lợi, Mỹ An, Bình Thạnh, An Thạnh, An Thuận, An Điền, An Quy, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải. Thị trấn Thạnh Phú cách thành phố Hồ Chí Minh 94 km và cách thành phố Cần Thơ 79 km theo đƣờng chim bay.

Về vị trí kinh tế, Thạnh Phú do có vị trí nằm dƣới hạ lƣu tam giác châu thổ của hệ thống sông Hàm Luông – Cổ Chiên, là địa bàn nhiễm mặn và lợ từ biển Đông, thuận lợi phát triển nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng ngọt hóa thông qua các công trình thủy lợi đƣợc xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, do vị trí cửa sông và liên tục đƣợc bồi lắng, huyện Thạnh Phú còn là địa bàn của Khu rừng ngập mặn đặc dụng.

Trong tƣơng lai, với việc thực hiện toàn diện 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre đến năm 2020, ngoài định hƣớng phát triển thế mạnh nông lâm ngƣ nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa, hiệu quả và chất lƣợng, huyện Thạnh Phú có nhiều tiềm năng phát triển đồng bộ khu vực kinh tế công thƣơng nghiệp nhằm từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng khu vực 2, khu vực 3, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn tỉnh.

3.1.1.2 Đất đai

Trên địa bàn huyện Thạnh Phú có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn và đất giồng. Đất phù sa nhiễm mặn Đất giồng Đất phèn Hình 3.2 Tỷ lệ các nhóm đất ở huyện Thạnh Phú a. Nhóm đất phù sa nhiễm mặn

Diện tích 29.316 ha, tỷ trọng 85,8% là nhóm đất chủ đạo trên địa bàn huyện, bao gồm:

Đất phù sa nhiễm mặn ít: diện tích 7.501 ha, tỷ trọng 22,2%, là loại đất có độ phì khá nhất tại địa bàn cho việc khai thác nông nghiệp, khá giàu mùn, đạm, kali, dung tích hấp thụ khá cao. Trong điều kiện bao đê ngăn mặn, tầng mặt đƣợc ngọt hóa hoàn toàn, thủy cấp nhiễm lợ mặn theo mùa. Nhóm đất này phân bố tại vùng trung tâm từ ranh huyện Mỏ Cày Nam đến xã An Thuận, thích hợp cho canh tác lúa tăng vụ cao sản hoặc luân canh lúa - màu.

Đất phù sa nhiễm mặn trung bình: diện tích 6.518 ha, tỷ trọng 18,3%. Nhóm đất này phân bố tại vùng ven sông từ ranh huyện mỏ Cày Nam đến xã

85,8% 11% 3,2%

An Quy, thích hợp cho canh tác lúa tăng vụ cao sản, luân canh lúa – màu. Trong điều kiện độ mặn ổn định thích hợp, cũng có thể nuôi tôm – lúa.

Đất phù sa nhiễm mặn nhiều: diện tích 8.249 ha, tỷ trọng 24,4%, phân bố từ An Thạnh – An Quy đến ranh rừng ngập mặn Thạnh Phong – Thạnh Hải, thời gian nhiễm mặn > 8 tháng/năm, dung tích hấp thu cao nhƣng mất cân đối, thành phần cơ giới nặng, khó cải tạo để sản xuất nông nghiệp và tăng vụ có hiệu quả.

Đất phù sa nhiễm mặn thƣờng xuyên dƣới rừng ngập mặn: diện tích 7.048 ha, tỷ trọng 20,8%, phân bố gần nhƣ trùng với ranh rừng ngập mặn Thạnh Phong – Thạnh Hải, thời gian nhiễm mặn gần nhƣ quanh năm. Nhóm đất này thích nghi cho việc khôi phục rừng ngập mặn hoặc có thể khai thác nuôi tôm dƣới dạng quãng canh.

b. Nhóm đất phèn

Chỉ có một loại đất là đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn, diện tích 1.094 ha, chiếm tỷ trọng 3,2%, phân bố chủ yếu tại xã Mỹ An và An Điền, đất nhiễm mặn > 8 tháng/năm. Nhóm đất này thích hợp nuôi trồng luân canh lúa một vụ - tôm hoặc chuyên nuôi tôm trong điều kiện thích hợp.

c. Nhóm đất giồng

Diện tích 3.723 ha, chiếm tỷ trọng 11%. Nhóm đất này phân bố trên khắp địa bàn thành các giồng hình cánh cung song song với đƣờng bờ biển, thích hợp cho thổ canh và các cây trồng cạn, rau màu. Có thể nói Thạnh Phú là huyện có tỷ trọng đất giồng nhiều nhất tỉnh Bến Tre.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Thạnh Phú năm 2013

Nguồn: Cục thống kê huyện Thạnh Phú

Khoản mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp:

- Đất sản xuất nông nghiệp - Lâm nghiệp - Nuôi trồng thủy sản 31.383,15 20.608,24 2.872,50 7.902,41 74,24 65,67 9,15 25,18

Đất phi nông nghiệp 10.827,81 25,62 Đất chƣa sử dụng 58,76 0,14

Nhìn chung quỹ đất trên địa bàn huyện đã đƣợc sử dụng, trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn khá cao (74,24%) gồm: 65,67% diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 9,15% đất lâm nghiệp, 25,18% đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp trong những năm gần đây có khuynh hƣớng tăng do quá trình phát triển của dân cƣ và các công trình hạ tầng kinh tế, tính đến năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp là 10.827,81 ha, chiếm 25,62%. Đất chƣa sử dụng chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên.

3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết

Khí hậu Thạnh Phú chịu ảnh hƣởng khí hậu chung của tỉnh Bến Tre nói riêng và của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung với các đặc điểm nhƣ: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với một số đặc trƣng của vùng cận duyên biển Đông.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27 – 27,1oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28o

C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,3oC).

Lƣợng mƣa với vị trí cận duyên biển Đông, Thạnh Phú là khu vực có lƣợng mƣa thấp so với Đồng Bằng Sông Cửu Long, lƣợng mƣa bình quân năm 1.523 mm, lƣợng mƣa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm đến 98% lƣợng mƣa năm và tập trung vào các tháng 9 – 10 (36%), lƣợng mƣa có khuynh hƣớng giảm dần từ tây sang đông.

3.1.1.4 Thủy văn

Nhìn chung hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện Thạnh Phú đƣợc nối với nhau thành một mạng lƣới chằng chịt nhƣ sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Băng Cung cùng với các kênh rạch khác: kênh Chín Thƣớc, kênh Xáng Tổng Cang, rạch Khâu Băng, rạch Cả Bảy…

Sông rạch trên địa bàn huyện Thạnh Phú chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông. Biên độ triều lớn nhất 4,1 m, thời kỳ triều mạnh vào các tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời kỳ triều yếu vào tháng 6 tháng 7. Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dƣới 30km/h đối với các sông lớn và sự truyền triều diễn ra phức tạp hơn đối với các sông nhỏ, kênh, rạch. Sự truyền triều vào trong sông đẩy nƣớc mặn vào sâu trong nội địa. Vào mùa nƣớc kiệt khi lƣợng nƣớc sông đổ ra giảm xuống, quá trình xâm nhập mặn tăng lên. Vào tháng 3 – 4, độ mặn4%0 có khả năng xâm nhập

cách các cửa sông 50 – 55 km, riêng sông Hàm Luông do lòng sông sâu, xâm nhập mặn mạnh hơn nhiều lên đến trên 60 km vào cuối tháng 4.

 Nhìn chung với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhƣ trên, huyện Thạnh Phú có một số lợi thế nhất định nhƣ sau:

Với bờ biển dài trên 25 km kéo dài từ Vàm Rỗng đến Khâu Băng là thuận lợi lớn để phát triển kinh tế biển nhƣ: khai thác và nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển du lịch; một khu rừng ngập mặn có giá trị nhƣ vùng đệm sinh thái có độ đa dạng, sinh khối cao là nơi bảo tồn, di trú của thủy hải sản và chức năng phòng hộ bờ biển.

Nằm giữa hai con sông lớn là sông Hàm Luông và Cổ Chiên, Thạnh Phú đƣợc phù sa bồi đắp hàng năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng đa dạng, tổng hợp và bền vững. Đây là vùng sinh thái “ngọt – lợ và mặn” nên có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác các mô hình sản xuất kết hợp giữa nông nghiệp và thủy sản.

Huyện còn là vị trí trung gian giữa các huyện ven biển thuộc cù lao Bảo (Giồng Trôm, Ba Tri) với các huyện của tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là thành phố Trà Vinh. Với vị trí này, huyện Thạnh Phú đƣợc xem nhƣ cửa ngõ ra biển, là vùng kinh tế biển chủ đạo của 3 huyện thuộc cù lao Minh và hành lang giao lƣu giữa các huyện ven biển cù lao Bảo với tỉnh Trà Vinh.

 Tuy nhiên vị trí địa lý trên cũng có một số hạn chế nhất định sau: Địa bàn nằm ở khu vực hạ lƣu tam giác châu thổ có nhiều bất lợi về nguồn nƣớc ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, trong khi đó tình hình cung cấp nƣớc ngọt còn nhiều khó khăn và tất yếu có ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống cũng nhƣ phát triển sản xuất.

Mạng lƣới sông rạch khá dày, các điều kiện địa chất công trình kém gây không ít khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng nhƣ sức hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ.

Các tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và nƣớc biển dâng (ngập triều, xâm nhập mặn, thay đổi khí hậu và dòng chảy biển) sẽ tác động trực tiếp lên địa bàn huyện Thạnh Phú.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)