Biện luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 63)

Qua kết quả hồi quy của hàm Probit, các hệ số của hàm hồi quy không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó, đề tài này sẽ tập trung giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên khả năng chuyển dịch của nông hộ thông qua hệ số góc của mỗi biến.

Kết quả hồi quy cho thấy có 7 biến có hệ số có ý nghĩa thống kê là tuổi, tham gia hội nông dân, tổng diện tích đất, hạng đất, dịch bệnh, lợi nhuận lúa Hè Thu và biến giá thấp.

Tuổi của chủ hộ: Hệ số biến tuổi có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng chuyển dịch của hộ ở mức ý nghĩa 5% và có hệ số góc cùng dấu với dấu kỳ vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến này mang hệ số góc là 0,05812 > 0 nên biến phụ thuộc là khả năng chuyển đổi và biến tuổi của chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này đƣợc giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế nhƣ sau: khi tuổi của chủ hộ càng cao thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn so với chủ hộ có tuổi nhỏ trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Việc sản xuất lúa trên địa bàn huyện còn nhiều thủ công, chƣa có máy móc hiện đại, phải sử dụng sức lao động của con ngƣời trong tất cả các khâu từ gieo, sạ cho đến khi thu hoạch. Vì vậy, những ngƣời có tuổi thƣờng không thể tham gia vào hoạt động sản xuất lúa nên họ chuyển sang nghề làm vƣờn để có công việc nhẹ nhàng phù hợp với khả năng lao động của họ. Do đó, các chủ hộ có tuổi càng cao thì khả năng chuyển đổi càng cao là hoàn toàn hợp lý.

Tham gia hội nông dân: Đây là biến giả có hệ số góc là 1,5011, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số góc của biến này có tác động tƣơng đối lớn lên khả năng chuyển dịch của nông hộ. Theo kết quả của mô hình, cố định các yếu tố khác khi hộ có tham gia vào hội nông dân thì khả năng chuyển đổi sang trồng dừa sẽ cao hơn so với những hộ không tham gia vào hội

Thạnh Phú là một huyện vùng sâu, trong 120 hộ đƣợc phỏng vấn có 41 ngƣời tham gia vào hội nông dân, hầu hết đây là những hộ đều tham gia chuyển đổi. Vì vậy, tham gia vào hội nông dân là một trong yếu tố thúc đẩy ngƣời dân chuyển đổi nhanh hơn so với những ngƣời không tham gia do họ đƣợc cán bộ trong hội tƣ vấn, phổ biến những kiến thức mới, họ có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất và truyền đạt những thông tin bổ ích cho nhau.

Tổng diện tích đất của hộ: Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê, tác động lên khả năng chuyển dịch của hộ ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số biến này có dấu cùng với dấu kỳ vọng, hệ số góc của biến này là 0,14024 > 0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Cụ thể, nếu chủ hộ có tổng diện tích đất càng nhiều thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn so với những hộ có diện tích đất ít khi cố định các yếu tố khác. Tác động của biến này về ý nghĩa kinh tế đƣợc giải thích do diện tích đất nhiều thì khả năng mở rộng quy mô sản xuất càng lớn, nông hộ sẽ có điều kiện để chuyển đổi hơn so với

những hộ có diện tích đất nhỏ. Theo nhƣ kết quả điều tra trong 43 hộ không chuyển đổi có đến 20 ý kiến cho rằng thực sự họ cũng muốn chuyển sang trồng dừa nhƣng do diện tích đất không nhiều nên chủ yếu trồng lúa để cung cấp lƣơng thực cho gia đình. Tâm lý của ngƣời nông dân rất sợ phải mua lƣơng thực ngoài chợ thay vì có đất để sản xuất lúa tự cung cấp lƣơng thực cho họ.

Hạng đất: Đất của chủ hộ thuộc hạng 2. Biến này có tác động đến khả năng chuyển đổi của nông hộ ở mức ý nghĩa 10%. Biến này có dấu ngƣợc với dấu kỳ vọng với hệ số góc là -1,02718 < 0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Theo nhƣ dấu của hệ số góc âm cho thấy nếu đất nông nghiệp của chủ hộ thuộc hạng 2 thì khả năng chuyển đổi sẽ thấp hơn so với chủ hộ có đất thuộc hạng 3 và hạng 4 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này hoàn toàn ngƣợc lại với nghiên cứu của hai tác giả Chakir và Parent. Biến này có thể đƣợc giải thích là khi đất nông nghiệp của hộ thuộc hạng 2 (đất tốt) thì khả năng chuyển đổi sang trồng dừa của hộ sẽ thấp, vì những hộ có đất thuộc hạng 3 và 4 (đất xấu) thƣờng trồng lúa sẽ không có năng suất dẫn đến bị thua lỗ. Vì vậy, họ sẽ chuyển sang trồng dừa, so với lúa thì dừa có nhiều lợi thế hơn, đặc biệt là trong quá trình biến đổi khí hậu hiện nay.

Dịch bệnh: Dịch bệnh xảy ra trên lúa, hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy biến dịch bệnh có ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi của nông hộ. Hệ số mang dấu dƣơng cho biết biến dịch bệnh tỷ lệ thuận với quyết định chuyển đổi của nông hộ, những hộ có dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra trên lúa thì khả năng chuyển đổi sang trồng dừa sẽ cao hơn so với những hộ không có dịch bệnh trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình.

Lợi nhuận: Lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu trong năm. Đây là biến định lƣợng với đơn vị tính 1.000 đồng, hệ số ƣớc lƣợng của biến này là -0,00805. Hệ số biến này rất có ý nghĩa thống kê, giá trị P kiểm định rất nhỏ (P=0,000), có ý nghĩa ở mức 1% và cùng với dấu kỳ vọng. Nghĩa là, cố định các yếu tố khác, khi lợi nhuận của việc sản xuất lúa càng cao thì khả năng chuyển đổi sang trồng dừa của nông hộ càng thấp.

Giá thấp: Đây là biến có hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số của biến này là 2,0213>0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Điều này có nghĩa là nếu các nông hộ cho rằng giá lúa càng thấp thì họ sẽ càng muốn tham gia chuyển đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Qua khảo sát thực tế ở địa bàn nghiên cứu thì trong số 77 hộ tham

gia chuyển đổi thì có 73 hộ cho rằng giá lúa thấp, còn đối với 43 hộ không tham gia chuyển đổi thì chỉ có 20 hộ cho là giá lúa thấp.

Bốn biến còn lại có hệ số không có ý nghĩa về mặt thống kê là biến lao động, giới tính, trình độ học vấn và nguồn vốn.

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của hộ: Theo kết quả cho thấy, hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê trong việc nghiên cứu về khả năng chuyển đổi của nông hộ, nói cách khác số ngƣời trong tuổi lao động nhiều hay ít đều có khả năng chuyển đổi nhƣ nhau. Sự không có ý nghĩa này nói lên rằng các nông hộ thƣờng không quan tâm lắm đến số ngƣời lao động trong hộ. Khi việc sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn do diễn biến của thời tiết, dịch bệnh hay đất của những hộ xung quanh đều chuyển sang trồng dừa thì bắt buộc họ cũng phải chuyển đổi theo. Do đó, biến này không có ý nghĩa là hoàn toàn có thể.

Giới tính: Biến này không có ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi của nông hộ. Kỳ vọng ban đầu chủ hộ là nam sẽ có nhiều hiểu biết hơn nên có khả năng chuyển đổi cao hơn so với chủ hộ là nữ giới. Tuy nhiên, trong điều tra có đến 82,5% chủ hộ là nam và chỉ có 17,5% là nữ. Vậy biến giới tính không có ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi do đặc trƣng của mẫu điều tra là phần lớn các quan sát giống nhau về giới tính nên khả năng chuyển đổi là nhƣ nhau.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của chủ hộ là tiểu học, hệ số biến này cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit về khả năng chuyển đổi. Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện khả năng nhận thức và am hiểu sâu của chủ hộ. Những ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì họ càng linh hoạt và có những phƣơng án sản xuất tốt hơn. Điều này có thể có ý nghĩa tích cực đối với khả năng tiếp cận tín dụng hay khả năng chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh tế khác cao hơn. Nghề trồng dừa đối với ngƣời dân trong huyện thì khá quen thuộc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, giữa ngƣời đƣợc học nhiều và học ít thì khả năng chuyển đổi là nhƣ nhau.

Nguồn vốn: Theo kỳ vọng ban đầu, nông hộ có vay vốn thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn. Tuy nhiên kết quả cho thấy biến vay không có ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đổi của nông hộ. Biến này có thể giải thích là do việc chuyển đổi sang trồng dừa không cần tốn nhiều vốn. Hơn nữa, một số hộ có vƣờn dừa đang cho trái, số tiền thu hoạch trong một đợt dừa lớn đủ để đầu tƣ cho vƣờn dừa trồng mới hoặc thu nhập từ việc trồng xen trong 5 năm đầu có thể bù đắp lại khoản chi phí bỏ ra nên họ thƣờng không có nhu cầu vay vốn để sản xuất. Vì vậy, giữa hộ có vay và không vay thì khả năng chuyển đổi nhƣ nhau cũng khá hợp lý.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT TỪ ĐẤT LÚA SANG ĐẤT TRỒNG

DỪA CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN THẠNH PHÚ – BẾN TRE 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp cơ bản đã góp phần cải thiện cuộc sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch này vẫn tồn tại nhiều bất cấp. Trong chƣơng trƣớc đã tìm ra nhân tố chính có ý nghĩa thống kê tác động đến việc chuyển dịch của nông hộ. Trong chƣơng này sẽ đề cập đến những tồn tại thực tế của nông hộ ở địa bàn huyện Thạnh Phú bằng phân tích nhân quả. Thông qua đó sẽ đề xuất giải pháp cần thiết nhằm gia tăng khả năng chuyển dịch cho phù hợp, góp phần ổn định đời sống nông hộ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

5.1.1 Tồn tại

Qua khảo sát từ kết quả điều tra về việc chuyển đổi của nông hộ, những tồn tại trong hoạt động sản xuất của nông hộ tại địa bàn huyện Thạnh Phú đó là:

Hoạt động chuyển đổi của nông hộ còn phân tán rời rạc, hiện tại vẫn còn một số diện tích lúa manh mún, kém hiệu quả chƣa đƣợc chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi còn mang tính tự phát chƣa có chủ trƣơng kêu gọi. Cụ thể trong 77 hộ có tham gia chuyển đổi chỉ có 16 hộ cho rằng có chủ trƣơng chuyển, chiếm tỷ lệ 20,7%.

Do tình trạng giá dừa không ổn định nhƣ hiện nay nên bà con không mạnh dạn tham gia chuyển đổi. Bởi vì theo các hộ cho biết từ lúa chuyển sang lên liếp dừa thì rất dễ ngƣợc lại nếu giá dừa xuống mức thấp thì khó chuyển sang các cây trồng khác.

Do di cƣ lao động đi làm ăn nơi xa nên trình trạng thiếu lao động của huyện ngày càng trầm trọng, vì thế rất khó thuê lao động để lên liếp dừa.

Theo khảo sát hầu hết các nông hộ đều sản xuất dừa theo kinh nghiệm của bản thân mà không tham gia vào các lớp tập huấn nên năng suất dừa không cao. Ví dụ các cán bộ tập huấn thƣờng khuyến cáo 1 công nên trồng khoảng 20 gốc dừa nhƣng trên thực tế các hộ thƣờng trồng 25 gốc, thậm chí có hộ còn lên đến 30 gốc/công. Điều này làm cho năng suất cũng nhƣ chất lƣợng dừa ngày càng giảm.

Tình trạng đông con vẫn là nguyên nhân gây khó khăn cho nông hộ khi chuyển đổi. Do đông con nên nhu cầu lƣơng thực cũng cao, nên hầu hết nông hộ thƣờng để đất làm lúa để cung cấp lƣơng thực cho gia đình.

Đa số ngƣời nông dân bán dừa trái cho các thƣơng lái thu gom và các thƣơng lái thu gom đem bán lại cho tàu Trung Quốc hay cho doanh nghiệp trong nƣớc (từ 2 đến 3 khâu đầu mối) nên chi phí trung gian chiếm khá lớn. Qua đó, ngƣời mua gom hƣởng lợi một khoản trong giá dừa nên giá bán dừa của ngƣời nông dân sẽ thấp.

5.1.2 Nguyên nhân

5.1.2.1 Nguyên nhân từ nền kinh tế thị trường

Sự lệ thuộc quá nhiều từ thƣơng nhân Trung Quốc: Một điều dễ nhận thấy trong nhiều năm qua là mỗi khi có tàu Trung Quốc vào địa phƣơng thì giá dừa nguyên liệu có xu hƣớng tăng mạnh, và ngƣợc lại giá dừa có xu hƣớng giảm mạnh khi khách hàng Trung Quốc chậm mua hoặc ngừng không mua nữa. Khi có nhu cầu họ tổ chức thu gom với giá cao, khi thấy lƣợng dừa của nhà vƣờn qua thƣơng lái nội địa ồ ạt thì họ bắt đầu kiềm giá và từ từ giảm giá, hạn chế dần và không thu mua nữa, dẫn đến tình trạng dừa tồn đọng với với số lƣợng lớn, giá giảm mạnh.

Mất cân đối cung – cầu: Ngoài nguyên nhân do thƣơng lái Trung Quốc đẩy mạnh thu mua với giá cao, còn do sản lƣợng dừa trái nhà vƣờn khan hiếm, giảm mạnh, có nơi không bằng 50% lƣợng dừa cùng thời điểm năm trƣớc. Tình trạng thƣơng nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua dừa trái góp phần làm cho nguồn cung tại địa phƣơng bị giảm và đẩy giá tăng lên, không những thế, việc mua với giá cao bất ngờ khiến nông dân chạy theo lợi nhuận tập trung bán hàng cho thƣơng lái Trung Quốc, song song đó các công ty chế biến dừa của tỉnh cũng đẩy mạnh thu mua dừa để phục vụ chế biến xuất khẩu. Mặt khác nhu cầu tiêu thụ dừa tƣơi (giải khát) rất mạnh đã góp phần đẩy giá dừa nguyên liệu lên cao. Ngoài ra, để có dừa cung cấp cho đối tác, các thƣơng lái trên thị trƣờng nội địa cũng phải đẩy giá thu mua lên theo mới mua đƣợc hàng, đã dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng giữa hai khu vực sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ.

5.1.2.2 Nguyên nhân từ chính quyền địa phương

Trong năm 2012 chính quyền địa phƣơng cũng đã quan tâm và hỗ trợ tiền phân bón cho các nông hộ trong việc sản xuất dừa do giá dừa giảm mạnh trong giai đoạn này, mức hỗ trợ mỗi công là 150.000 đồng để mua phân bón và chăm sóc. Việc hỗ trợ tiền cho nông dân trồng dừa chia làm 2 đợt, mỗi đợt

hỗ trợ 50%, đây đƣợc coi là mặt tích cực. Tuy nhiên, các cấp chính quyền chƣa quan tâm nhiều đến nguyện vọng của ngƣời dân nhƣ:

Chính quyền vẫn chƣa đầu tƣ máy móc để phục vụ cho ngƣời dân trong khâu lên liếp. Với tình hình lao động khan hiếm nhƣ hiện nay đã đẩy giá thuê lao động lên khá cao, để lên liếp cho 1 công đất nông hộ phải bỏ ra số tiền từ 2.100.000 – 2.300.000 đồng, so với thu nhập của ngƣời dân thì đây không phải là số tiền nhỏ.

Bên cạnh đó, công tác khuyến nông, tập huấn chƣa đƣợc chú trọng, phần lớn ngƣời nông dân làm theo kinh nghiệm của bản thân hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời khác. Trong 77 hộ chuyển đổi chỉ có 14 hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 18,2%.

Chính quyền địa phƣơng chƣa chú trọng vào việc mở hợp tác xã riêng cho ngành dừa của huyện để ngƣời dân có thể hợp tác, giúp nhau trong hoạt động sản xuất và góp phần làm cho thị trƣờng dừa dễ tiêu thụ và bán đƣợc giá cao hơn.

5.1.2.3 Nguyên nhân từ phía nông hộ

Hiện tại có một số vƣờn dừa già cõi cần phải cải tạo, nhƣng ngƣời dân

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dừa của nông hộ ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)