Kho bạc không có chức năng kinh doanh tiền tệ, hơn nữa ngân sách tạm thời nhàn rỗi nên dùng số tiền đó gửi vào Ngân hàng để sinh lợi. Chính vì thế, kho bạc nhà nước huyện luôn là khách hàng gửi tiền thường xuyên của Ngân hàng. Tiền gửi kho bạc nhà nước tăng giảm không ổn định cả về số lượng và
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi KBNN 7.263 1,45 27.831 4,29 22.180 3,40 Tiền gửi KKH 13.600 2,71 17.978 2,77 22.666 3,48 Tiền gửi CKH 481.415 95,85 603.525 92,95 606.981 93,12 +Dưới 12 tháng 469.205 93,42 603.407 92,93 429.382 65,87 +Trên 12 tháng 12.210 2,43 118 0,02 177.599 27,25 Tổng VHĐ 502.278 100 649.334 100 651.827 100
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn) Ghi chú: KBNN: Kho bạc Nhà nước
KKH: Không kỳ hạn CKH: Có kỳ hạn VHĐ: Vốn huy động
Bảng 4.2: Tỷ trọng trong tổng vốn huy động của Ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
tỷ trọng qua các năm 2011, 2012, 2013. Năm 2011, lượng tiền gửi của kho bạc nhà nước là 7.263 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 1,45% trong tổng số vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2012, con số này tăng lên đến 27.831 triệu đồng, chiếm 4,27% trong tổng số vốn huy động của Ngân hàng, tăng 20.568 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 283,19% so với năm 2011. Tuy tỷ trọng chiếm không cao trong tổng vốn huy động, nhưng xét về mức độ tăng giảm thì năm 2012 đã tăng đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân lượng tiền gửi này tăng chủ yếu là do lượng tiền nhàn rỗi từ kho bạc nhà nước huyện tăng cao,vì những dự án xây dựng cơ bản, và việc tài trợ xây dựng cụm tuyến dân cư đã được thực hiện trong những năm trước đó. Đến năm 2013, lượng tiền gửi này đã giảm chỉ còn 22.180 triệu đồng, chiếm 3,40% trong tổng số vốn huy động, giảm 5.651 triệu đồng, tức giảm 20,30% so với năm 2012. Tương tự như đã nói, nguyên nhân giảm lượng tiền gửi này là do lượng tiền nhàn rỗi của kho bạc giảm, vì trong năm có những chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông cho hộ nông dân trong đơn vị.