Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 25)

2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô t

Là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

2.3.2.2 Phương pháp so sánh

-Số tuyệt đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại về quy mô, khối lượng, giá trị trong một khoảng thời gian, địa điểm cụ thể.

-Số tương đối: So sánh hai chỉ tiêu kinh tế cùng loại hay khác loại để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống về tỷ lệ, phần trăm trong một khoảng thời gian, địa điểm cụ thể.

Trong đó:

+ ∆y là phần chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế; + y0 là chỉ tiêu kỳ trước;

+ y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích. ∆y = y1 – y0

y0 x 100% (2.8)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn là một trong những Ngân hàng thương mại trực thuộc sự quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long với 100% vốn do Ngân sách Nhà nước cấp, được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp giấy phép vào ngày 26/03/1988 (theo quyết định số 306324/QĐ – KHĐT).

Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn.

Tên viết tắt: Agribank Trà Ôn.

Địa chỉ: 30B – Gia Long – Khóm 1 – thị trấn Trà Ôn – huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long.

Điện thoại: 070.3770314 Fax: 070.3771074

Hiện nay, Ngân hàng bao gồm 03 phòng giao dịch đặt tại trung tâm các xã Hòa Bình, Hựu Thành, Vĩnh Xuân để thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng địa phương.

Trong giai đoạn đầu mới thành lập tình hình hoạt động của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, dịch vụ chưa phát triển, đa số cán bộ ở trình độ sơ và trung cấp, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn trong giai đoạn đầu tư quá ít, dư nợ còn hạn chế, nguồn vốn cho vay không đủ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn cấp trên. Mặt khác, trong giai đoạn này cơ sở pháp lý chưa đồng bộ nên Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Đến nay, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn không ngừng hoàn thiện và phát triển góp phần to lớn vào việc thúc đẩy phát triển huyện nhà.

Trong những năm qua, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn đã bám sát được mục tiêu, định hướng phát triển của ngành, của nền kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và luôn chiếm được lòng tin của người dân địa phương. Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt

đã mở rộng và nâng cao hoạt động với hình thức đa dạng. Thông qua Ngân hàng, các nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả, từng bước được lưu chuyển vào các hoạt động đầu tư sản xuất trong dòng chảy của cơ chế thị trường đầy năng động, đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân trên suốt chặng đường xây dựng kinh tế của địa phương. Mặt khác, trong đầu tư Ngân hàng chú trọng đến chiều sâu cho nên trong các năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng, đây là một bước chuyển biến tích cực của Ngân hàng cơ sở.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn

Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn tương đối đơn giản, nhưng đảm bảo tính linh hoạt trong công việc. Ngân hàng có 42 cán bộ bao gồm 28 cán bộ biên chế và 14 cán bộ theo dạng hợp đồng. Các cán bộ đều được đào tạo về nghiệp vụ cũng như chuyên môn, luôn được cũng cố và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, nên quá trình công tác rất thuận lợi và nhanh chống đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp thời.

Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn bao gồm các bộ phận như sau:

Phó giám đốc Tín dụng

Phó giám đốc Kế toán – Ngân quỹ

Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng giao dịch Hựu Thành Phòng giao dịch Hòa Bình Phòng giao dịch Vĩnh Xuân Giám đốc Phòng tín dụng

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.3.1 Giám đốc

Trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình, tiếp cận các chỉ thị của cấp trên và phổ biến cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Giám đốc là người kiểm tra lại và ký duyệt hợp đồng tín dụng, đưa ra quyết định cuối cùng, cụ thể thực hiện các công việc sau:

-Xem xét nội dung do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

-Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập;

-Quyết định các biện pháp xử lý nợ.

Có thể nói ban giám đốc là bộ phận đầu não quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

3.1.3.2 Phó Giám đốc

-Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt theo ủy quyền, và báo cáo lại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị;

-Bàn bạc, tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng;

-Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.

Ngân hàng có hai phó giám đốc, trong đó một sẽ chịu trách nhiệm về mãng tín dụng và một chịu trách nhiệm về mãng kế toán – ngân quỹ, cùng hộ trợ cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Ngân hàng.

3.1.3.3 Phòng tín dng

a)Trưởng phòng tín dụng

-Phân công, kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đúng quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam;

-Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn (nếu cần thiết), gia hạn nợ gốc, lãi...

b)Cán bộ tín dụng

-Giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng;

-Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng;

-Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

3.1.3.4 Phòng kế toán và ngân qu

a)Cán bộ kế toán

-Kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày;

-Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi; -Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

b)Cán bộ ngân quỹ

-Kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu, chứng từ có giá trong kho hàng ngày; -Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: thu ngân, giải ngân; -Quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển trên đường đi;

-Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹphát sinh để điều chỉnh số liệu nếu có sai sót, và lên bảng cân đối vốn, sử dụng vốn.

3.1.3.5 Phòng giao dch

Các phòng giao dịch Hòa Bình, Hựu Thành, Vĩnh Xuân cũng thực hiện chức năng tiền gửi, cho vay và thu nợ, phục vụ khách hàng ở chính địa bàn đó. Giám đốc phòng giao dịch trực thuộc sự chỉ đạo của giám đốc Ngân hàng huyện.

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo &PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 &PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Kết quả hoạt động kinh doanh luôn là sự quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng nói chung và của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn nói riêng, vì mục đích chung của kinh doanh là hướng đến lợi nhuận. Chính vì thế, mục tiêu của Ngân hàng là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, với mức rủi ro thấp nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục

tiêu đó, Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi và phân tích tình hình hoạt động đã qua, nhằm đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh mới phù hợp và kịp thời cho Ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh việc tăng thu nhập thì Ngân hàng cần phải có những biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa, vì lợi nhuận là hiệu số giữ thu nhập và chi phí. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

3.2.1 Thu nhập

Qua bảng 3.1 ta thấy, thu nhập của Ngân hàng không những tăng ổn định, mà còn đạt được mục tiêu tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, thu nhập của Ngân hàng đạt được 92.816 triệu đồng. Năm 2012, thu nhập đạt 95.078 triệu đồng, tăng 2.262 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,44% so với năm 2011. Đến năm 2013, thu nhập lên đến con số 130.518 triệu đồng, tăng 35.440 triệu đồng, tức tăng 37,27% về tốc độ so với năm 2012. Tốc độ tăng vượt bậc như thế chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, quy mô hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Ta thấy tốc độ tăng của năm 2012 thấp hơn nhiều so với 2013, là do năm 2012 tình hình kinh tế thế giới biến động xấu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng chứ không riêng gì với NHNo & PTNT, cụ thể hơn là chi nhánh huyện Trà Ôn. Nhưng ta thấy, thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng trong năm 2012 và tăng cao hơn trong năm 2013, mà thu nhập tăng là do sự tăng lên từ việc thu lãi là chủ yếu, chứng tỏ Ngân hàng đã quán triệt nghị quyết của huyện ủy, chủ trương của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, là chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ cho vay hộ sản xuất. Mặt khác, Ngân hàng đã tập trung phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ để góp phần tăng thêm thu nhập.

Năm Mức chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 92.816 95.078 130.518 2.262 2,44 35.440 37,27 Chi phí 69.632 76.829 105.037 7.197 10,34 28.208 36,72 Lợi nhuận 23.184 18.249 25.481 -4.935 -21,29 7.232 39,63

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn)

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Đồng thời, Ngân hàng đã cố gắn trong việc xử lý và thu hồi nợ tồn động và phát sinh trong những năm trước, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.

3.2.2 Chi phí

Trong kinh doanh, để có được thu nhập thì ta phải bỏ ra trước khoản chi phí nhất định. Nhìn vào bảng 3.1, bên cạnh thu nhập tăng thì chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng tăng. Nhưng đó là điều tất yếu, vì chi phí thay đổi theo xu hướng thay đổi của thu nhập. Năm 2011, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là 69.632 triệu đồng. Sang năm 2012 là 76.829 triệu đồng, tăng 7.197 triệu đồng, tức tăng 10,34% so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí này lên tới mức 105.037 triệu đồng, tăng 28.208 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 36,72% so với năm 2012. Chi phí tăng lên là do Ngân hàng mở rộng quy mô và do nhu cầu tín dụng tăng cao, Ngân hàng phải huy động vốn nhiều nên chi phí cho việc trả lãi sẽ tăng theo mức huy động. Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng làm tăng các chi phí phát sinh, việc thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng các chương trình hậu mãi, khuyến mãi để cạnh tranh với các Ngân hàng khác cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí. Không những thế, sự gia tăng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng đã làm cho số lượng món vay tăng lên, nên chi phí cho các món vay cũng tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã đầu tư khá nhiều trang thiết bị, công nghệ như dàn máy vi tính, máy đếm tiền, máy phát điện vì thay thế cho những thiết bị đã cũ, lỗi thời làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên đáng kể.

3.2.3 Lợi nhuận

Như đã nói, việc nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các Ngân hàng nói chung và của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn nói riêng. Dựa vào bảng 3.1 ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm không ổn định trong khi thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm. Để thấy rõ hơn, ta quan sát thêm hình sau:

Triệu đồng 130.518 95.078 92.816 105.037 76.829 69.632 25.481 18.249 23.184 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2011 2012 2013 Năm T hu nhập Chi phí Lợi nhuận

Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng đạt con số là 23.184 triệu đồng. Năm 2012, con số này chỉ còn ở mức 18.249 triệu đồng, giảm 4.935 triệu đồng, tức giảm 21,29% so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trở lại sau biến cố giảm sút của năm 2012, lợi nhuận trong năm này đạt 25.481 triệu đồng, tăng 7.232 triệu đồng, với tốc độ tăng là 39,63% so với năm 2012.

Năm 2012 lợi nhuận giảm trong khi thu nhập tăng hơn so với năm 2011, là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Như ta đã biết, năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu xảy ra, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có Việt Nam, nó làm giảm tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong tình hình đó, hệ thống Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng mạnh, nên lợi nhuận trong năm này của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn giảm là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng Ngân hàng đã có những biện pháp hợp lý để tăng thu nhập góp phần làm cho khoản lợi nhuận giảm ở mức thấp nhất.

Ta quan sát bảng 3.1 và hình 3.2, thấy chi phí của năm 2013 vẫn tiếp tục tăng nhưng lợi nhuận đã khởi sắc, không những tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (2012) mà còn tăng hơn cả năm gốc (2011). Tuy chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập, nên vẫn làm cho lợi nhuận gia tăng. Không thể phủ nhận là nền kinh tế năm 2013 đã bắt đầu khôi phục nhưng sự khôi phục đó vẫn rất chậm, điều này chứng tỏ sự gia tăng lợi nhuận là do sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp của ban lãnh đạo Ngân hàng. Lợi nhuận càng tăng giúp cho Ngân hàng cũng cố được thế mạnh của mình trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Góp phần chứng minh vai trò của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn trong việc thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế của địa phương. Qua đó, có thể thấy được khả năng và tinh thần làm việc nghiêm túc của toàn bộ nhân viên Ngân hàng trong việc nâng cao uy tín, vị thế và cả lợi nhuận của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)