Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn (%)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 47)

Chỉ tiêu này là kết quả thương số khi so sánh nợ xấu ngắn hạn với tổng dư nợ ngắn hạn tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng rõ rệt nhất. Nó nói lên được cứ trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn của khách hàng thì có bao nhiêu đồng được đánh giá là xấu theo ba mức độ: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ta quan sát hình sau,

Vòng 1.72 2.05 1.99 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2011 2012 2013 Năm

để thấy rõ sự dao động của chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm phân tích.

Nhìn chung, chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm phân tích là rất thấp, và còn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, chỉ tiêu này là 0,3%, tức cứ trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 0,3 đồng nợ xấu ngắn hạn. Sang năm 2012 giảm còn 0,2%, nghĩa là cứ trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn chỉ còn 0,2 đồng nợ xấu ngắn hạn. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 0,14%, như vậy cứ trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn chỉ còn 0,14 đồng nợ xấu ngắn hạn. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn thì nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn chưa tới 0,5% điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức rất an toàn. Để đạt được kết quả như thế, chứng tỏ sự nổ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng trước khi cho vay, cũng như việc quản lý nợ tốt sau khi cho vay.

% 0.14 0.2 0.3 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 2011 2012 2013 Năm

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Về phía Ngân hàng

- Chức năng chung của các Ngân hàng là đi vay để cho vay. Xét riêng về tình hình cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn thì việc cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Nhưng cho vay đối với lĩnh vực này chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì vốn trong nông nghiệp mang tính chất thời vụ, đầu vụ tiến hành vay vốn đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất mới trả nợ. Song song đó, việc sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, giá cả nông sản, giá các nguyên liệu cơ bản phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón... Vì thế nếu rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng;

- Khi thẩm định thì cán bộ tín dụng dựa vào giá thị trường hiện tại và những dự báo về sự biến động trong tương lai. Tuy nhiên, những biến động này liệu có đúng như dự báo khi phương án của khách hàng được thực hiện và đạt kết quả ở tương lai. Cho nên không thể đảm bảo chắc chắn 100% công tác thẩm định của cán bộ tín dụng đạt hiệu quả như mong đợi;

- Do hạn chế về thời gian và nhân lực nên việc thẩm định và tái thẩm định của Ngân hàng, chủ yếu phụ thuộc vào một cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn đó. Công tác tái thẩm định phải do cán bộ độc lập với cán bộ thẩm định ban đầu rất ít được thực hiện. Cho nên, việc đánh giá tính khả thi của phương án hầu như chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp cũng như khách quan của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn. Điều đó dễ dẫn đến những sai sót cũng như tiêu cực trong các quyết định và báo cáo thẩm định;

- Ngân hàng chủ yếu cho vay trên cơ sở đảm bảo nợ vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất, do đó đã bỏ lỡ nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản đảm bảo theo quy định;

- Có nhiều món vay nhỏ làm cho đồng vốn của Ngân hàng bị phân tán trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến công tác giám sát và thu hồi nợ;

- Vấn đề tuyên truyền, quảng cáo chưa được chú trọng, chưa quan tâm nhiều đến đối thủ cạnh tranh.

5.1.2 Về phía khách hàng

- Khả năng am hiểu thị trường của các hộ sản xuất còn thấp, luôn ở thế bị động trong tiêu thụ và không có định hướng lâu dài nên hiệu quả của đồng vốn vay chưa cao;

- Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích so với dự án ban đầu, như là vay để sản xuất nhưng lại sử dụng cho tiêu dùng. Vì thế đã tạo nên rủi ro cho Ngân hàng;

- Nếu thời hạn trả nợ xảy ra trước thời điểm thu hoạch, rất có thể món vay đó của khách hàng nằm trong nợ quá hạn. Điều này dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng;

- Một số khách hàng cố tình không trả nợ, đây là dạng rủi ro nằm ngoài dự báo của Ngân hàng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn

- Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động cần thiết của NHTM nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn nói riêng. Huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân... và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn cụ thể như sau:

+ Phát triển các sản phẩm huy động vốn, tổ chức các chương trình như tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỷ niệm,... thường xuyên hơn nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn. Phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng đến làm thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như là cạnh tranh với các NHTM khác, đó cũng là cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư;

+ Bên cạnh thái độ phục vụ văn minh lịch sự vốn có, thì nên chuyển khai các nhu cầu công nghệ thông tin mới của Ngân hàng vào công tác quản lý kịp thời;

+ Nên xem xét và đưa ra những biện pháp hợp lý, để phần nào cân đối tỷ trọng trong vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn với trung – dài hạn của Ngân hàng được phù hợp hơn.

-Xây dựng và phát triển khách hàng bằng cách:

+ Tăng cường quảng bá và tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn;

+ Đơn giản hóa các thủ tục về dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán cước điện thoại, thanh toán tiền phạt vi phạm luật giao thông, để khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến Ngân hàng thực hiện dịch vụ này;

+ Tiếp tục hoàn thiện quy chế bảo hiểm tiền gửi, nhằm tạo sự an tâm hơn cho người gửi tiền;

+ Chú trọng hơn nữa về mối quan hệ với khách hàng gửi tiền truyền thống, như là đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt, quà tặng hấp dẫn cho những khách hàng thân thiết trong các dịp lễ lớn.

5.2.2 Đối với hoạt động cho vay

- Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh vì đây là phần cốt lõi trong quá trình cấp tín dụng, nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Không nên quy cho mỗi cán bộ tín dụng phụ trách thẩm định một địa bàn, để tránh những rủi ro tiêu cực;

- Tiếp tục giữ vững mối quan hệ lâu dài với những khách hàng vay vốn có uy tín đối với Ngân hàng. Cải thiện hơn về công tác chăm sóc khách hàng;

- Đa dạng hóa các phương thức cho vay để giúp khách hàng thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn. Chẳng hạn như cho vay theo hạn mức tín dụng, nghĩa là trong mức vay quy định thì mỗi lần vay không phải làm thủ tục đơn từ nữa. Hay là cho vay lưu vụ, tức là nếu sản xuất lúa 2 vụ liền kề thì được duy trì nợ vay, không phải trả gốc từng lần. Vì hiện tại, khách hàng sau khi hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng thì phải làm thủ tục mới nếu có nhu cầu vay vốn, như vậy sẽ tốn kém chi phí và còn làm cho thời gian giải ngân chậm;

- Cần xác định thời hạn cho vay đúng với thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi;

- Quan tâm hơn nữa trong việc cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhằm nâng cao tỷ trọng của lĩnh vực này trong cho vay ngắn hạn;

- Đơn giản hóa quy trình cho vay để tiết kiệm thời gian và chi phí cho Ngân hàng cũng như khách hàng;

- Phát huy tinh thần chấp hành chủ trương, chính sách của NHNN cũng như của chính quyền địa phương trong công tác cho vay, để có những chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý và hiệu quả.

5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ

- Cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra thời hạn trả nợ phù hợp, thực hiện kiểm tra trước,

trong và sau khi cho vay, để có thể phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích và thu hồi vốn kịp thời;

- Cán bộ tín dụng cần quan sát và tư vấn cho nông dân cách thức sản xuất cũng như cách tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý và hiệu quả hơn, giúp cho hộ sản xuất có khả năng trả nợ đúng hạn khi tiêu thụ, cũng như giúp cho chính Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ;

- Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân nhằm có những biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất để có nguồn trả nợ cho Ngân hàng;

- Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ vật chất đối với cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn vùng sâu vùng xa. Điều này giúp cán bộ tín dụng tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, để ngày càng hạn chế tình trạng nợ xấu hơn nữa.

5.2.4 Giải pháp khác

Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được như thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, hư hỏng công trình,.. thì việc mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế tác hại của rủi ro. Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này khi được bảo hiểm sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Luận văn phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn từ năm 2011 đến năm 2013. Qua 3 năm được phân tích, ta thấy được:

- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn được xem là tương đối tốt trong giai đoạn phân tích. Dù tình hình kinh tế gặp nhiều bất ổn nhưng doanh thu của Ngân hàng vẫn tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Nhưng cũng không thể phủ nhận chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng đã tăng mạnh trong hoàn cảnh như thế. Dù với chi phí hoạt động cao trong môi trường kinh tế biến động, thì Ngân hàng vẫn đem được lợi nhuận về cho mình qua các năm 2011, 2012, 2013. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn khi bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới năm 2012, đã làm cho lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng giảm sút trong năm này, nhưng xét với tình hình chung thì NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn vẫn được xếp vào loại kinh doanh tốt. Dù vậy, nhưng Ngân hàng đã lấy lại được phong độ vào năm 2013, khi kết quả hoạt động kinh doanh tăng cao, không những cao hơn so với cùng kỳ năm trước (năm 2012) mà còn cao hơn cả năm gốc (năm 2011);

- Công tác huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 khá tốt, vốn huy động tăng trưởng qua từng năm. Dù trong tình trạng kinh tế không được ổn định nhưng Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động của mình, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn cho khách hàng, rộng hơn là nhu cầu vốn để sản xuất của nền kinh tế;

- Bên cạnh đó, công tác tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm phân tích cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận. Điển hình như:

+ Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua các năm, trong đó cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất là tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao hơn đối với doanh nghiệp rất nhiều. Doanh số cho vay ngắn hạn gia tăng một phần là do chính sách mở rộng quy mô, phần còn lại là do Ngân hàng đã nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của NHNN cũng như những chủ trương của chính quyền địa phương đề ra;

+ Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tuy tăng giảm không ổn định nhưng sự biến động không cao, nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín

dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Doanh số này giảm một phần là do các khoản cho vay gần cuối năm chưa đến hạn thanh toán;

+ Dư nợ ngắn hạn thì tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân do Ngân hàng đã tăng trưởng cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó là những khoản vay chưa đến hạn cũng làm cho dư nợ tăng lên. Dư nợ tăng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng càng ngày lớn;

+ Còn về nợ xấu thì ở mức khá nhỏ và liên tục giảm qua các năm. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác nhất về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, như thế chứng tỏ công tác tín dụng của Ngân hàng hoạt động rất tốt.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đều đạt ở mức tương đối an toàn hoặc tốt hơn thế. Điều đó cho thấy khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất khả quan;

- Những giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn chủ yếu là những giải pháp đang được Ngân hàng tìm hiểu và thực hiện, nhằm cũng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long

- Ban hành các văn bản quy định sát với thực tế từng đơn vị và có tính khả thi. Vì tình hình kinh tế mỗi đơn vị khác nhau, nên cần tạo điều kiện để chi nhánh cấp dưới có được những quyền hạn nhất định, nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn để kịp thời điều chỉnh những sai sót, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ngân hàng hoạt động tốt, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Ngân hàng cấp trên đề ra.

6.2.2 Đối với NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn

- Cần đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, quảng bá... để cạnh tranh với

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)