Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 43 - 44)

Như đã biết, bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là từ nguyên nhân nào thì cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, nếu nghiêm trọng có thể gây phá sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng là nợ xấu. Dù biết nó là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nhưng không Ngân hàng nào tránh khỏi tình trạng này. Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó chiếm dụng nguồn vốn và làm cho vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, dẫn đến thu nhập của Ngân hàng giảm. Dựa vào nợ xấu có thể đánh giá được trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng về các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nợ xấu cũng như doanh số thu nợ, doanh số cho vay, nó cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trước khi đi sâu vào phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn từ năm 2011 đến năm 2013, ta quan sát bảng số liệu sau:

Nhìn vào bảng 4.8, ta có thể thấy được nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp không có phát sinh trong 3 năm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Còn nợ xấu ngắn hạn đối với hộ sản xuất tuy có phát sinh nhưng là phát sinh giảm, giảm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể như sau: Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn này là 747 triệu đồng. Sang năm 2012, con số này giảm xuống còn 615 triệu đồng, giảm 132 triệu đồng, tức giảm 17,67% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu ngắn hạn đối với lĩnh vực này tiếp tục giảm xuống còn 508 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng, tức giảm 17,40% so với năm 2012. Từ kết quả như thế, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả và có chiều hướng tốt. Nợ xấu ngắn hạn ngày càng giảm là vì Ngân hàng luôn

Năm Mức chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 747 615 508 -132 -17,67 -107 -17,40 Doanh nghiệp 0 0 0 X X X X Tổng 747 615 508 -132 -17,67 -107 -17,40

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn)

Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

chú trọng đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng chỉ xét cho vay khi phương án khả thi, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của huyện và khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập để trả nợ hợp lý. Ngoài ra, việc giảm nợ xấu ngắn hạn đối với hộ sản xuất còn nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về những chính sách xây dựng mô hình khuyến nông, giúp người dân ngày càng được trang bị kiến thức và có nhiều kinh nghiệm, từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và có nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Còn về việc nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp không có phát sinh, là do Ngân hàng cho vay đối với lĩnh vực này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nên việc xem xét cho vay đối với loại hình này rất kỹ càng, Ngân hàng chỉ xét cho vay đối với những doanh nghiệp đầu tư vào những mặt hàng chủ lực, gây được sức tiêu thụ mạnh, tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đem về lợi nhuân cao cho doanh nghiệp, do đó có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Tóm lại, tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng được kết quả khả quan như thế một phần là do sự quan tâm của chính quyền địa phương, phần còn lại là do sự phối hợp ăn ý giữa cán bộ tín dụng và phòng ban quản lý tín dụng đã đưa ra được những biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng khác nhau để hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)