Tiền gửi có kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 35 - 36)

Kết hợp bảng 4.1 và bảng 4.2, ta thấy được vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao và cao nhất trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Đặc biệt, vốn huy động có kỳ hạn không những chiếm tỷ trọng cao mà lượng tiền huy động còn tăng ổn định qua các năm. Năm 2011, lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt 481.415 triệu đồng, chiếm tới 95,85% trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Đến năm 2012, lượng tiền này tăng lên đến con số 603.525

triệu đồng, chiếm 92,95% trong tổng vốn huy động, dù tỷ trọng giảm nhưng lượng tiền gửi đã tăng 122.110 triệu đồng, tức tăng 25,36% so với năm 2011. Tỷ trọng của vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn giảm trong khi lượng tiền huy động vào của tiền gửi có kỳ hạn tăng, là do tỷ trọng của tiền gửi kho bạc nhà nước và tiền gửi không kỳ hạn đều tăng. Sang năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn đạt tới 606.981 triệu đồng, chiếm 93,12% trong tổng vốn huy động, tăng 3.456 triệu đồng, tức tăng 0,57% so với năm 2012. Trong vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn, lúc nào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Nguyên nhân là do thời gian thu hồi vốn của tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng nhanh, không những đáp ứng tốt nhu cầu tạm thời thừa vốn mà còn phù hợp với thời gian sản xuất mùa vụ của người dân. Mặt khác, lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn không kỳ hạn, nên thay vì gửi không kỳ hạn khách hàng sẽ chọn gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng khi có vốn tạm thời nhàn rỗi, đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng cao. Nhưng trong năm 2013, ta xét thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng, trong khi tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có phần tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với năm 2012. Điều này xảy ra là do Ngân hàng không muốn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn, vì vốn này có độ ổn định không cao, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng đã từng bước nâng dần tỷ trọng huy động có thời gian từ 12 tháng trở lên, có như vậy thì nguồn vốn của Ngân hàng mới ổn định, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản và nhu cầu vốn cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)