Doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác hay không. Trong hoạt động tín dụng, thu nợ là công việc cực kỳ quan trọng, nó đảm bảo việc duy trì nguồn vốn hoạt động của Ngân
hàng đạt hiệu quả. Vì thế, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu nợ để đảm bảo cho hoạt động của mình. Để tìm hiểu về tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng, ta quan sát bảng sau:
Nhìn vào bảng 4.6, ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng giảm không ổn định. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 497.348 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số này lên đến 567.707 triệu đồng, tăng 70.359 triệu đồng, tức tăng 14,15% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số này chỉ đạt 563.865 triệu đồng, giảm 3.842 triệu đồng, tức giảm 0,68% so với năm 2012. Tuy trong năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn có giảm nhưng không nhiều, tốc độ giảm chậm, so với năm gốc (2011) thì doanh số này vẫn cao hơn. Nguyên nhân của việc giảm nhẹ doanh số thu nợ ngắn hạn là nằm ở công tác thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, ta xem xét theo từng thành phần kinh tế:
Hộ sản xuất: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: trong năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 417.591 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số này là 427.455 triệu đồng, tăng 9.864 triệu đồng, tức tăng 2,36% so với năm 2011. Như ta đã biết năm 2012 khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trầm trọng, nước ta cũng chịu không ít ảnh hưởng xấu, nhưng với sự nổ lực của cán bộ tín dụng, đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn này tăng dù tăng ở mức tương đối thấp, nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế đây là con số khá tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Đến năm 2013, Ngân hàng vẫn giữ vững phong độ, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất trong năm là 458.028 triệu đồng, tăng 30.573 triệu đồng, tức tăng 7,15% so với năm 2012. Việc tăng trưởng doanh số thu nợ này, bên cạnh sự nổ lực của các cán bộ tín dụng, còn phải kể đến sự giúp đỡ của chính quyền, đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông cho hộ
Năm Mức chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 417.591 427.455 458.028 9.864 2,36 30.573 7,15 Doanh nghiệp 79.757 140.252 105.837 60.495 75,85 -34.415 -24,54 Tổng 497.348 567.707 563.865 70.359 14,15 -3.842 -0,68
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn)
Bảng 4.6: Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
nông dân trong huyện nhà, giúp cho tình hình kinh tế của nông dân tăng trưởng và ổn định, kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất được gia tăng đáng kể trong năm.
Doanh nghiệp: Khác với doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp tăng giảm không ổn định. Năm 2011, doanh số này đạt 79.757 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số này tăng lên ở mức 140.252 triệu đồng, tăng 60.495 triệu đồng, tức tăng 75,85% so với năm 2011. Trong năm 2012, như đã biết là tình hình kinh tế bị ảnh hưởng xấu, nên các doanh nghiệp có tâm lý chung là không muốn mở rộng sản xuất, chỉ kinh doanh vừa và nhỏ để đảm bảo yếu tố an toàn, vì thế cách giảm nợ và các chi phí là đem trả vốn cho Ngân hàng. Đó là lý do vì sao doanh số thu nợ này lại tăng trong năm đầy biến động về kinh tế như thế. Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này còn 105.837 triệu đồng, giảm 34.415 triệu đồng, tức giảm 24,54% so với năm 2012. Sự giảm sút về doanh số thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm mạnh trong năm.