Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 29 - 30)

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác, đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Ngân hàng thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh nghiệp khác thì hàng hóa của ngân hàng thương mại là một loại hàng hóa hóa đặc biệt, đó là đồng tiền. Giá cả của loại hàng hóa này biểu hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh này là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động với thu nhập từ lãi cho vay. Để có hàng hóa kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động. Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh, cung ứng thường xuyên một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân hay còn gọi là hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng hay (hoạt động sử dụng vốn) và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng.41

38

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mai

39

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mai

40

Khoản 5 Điều 3 Thông tư 21/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mai

41

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 29 - 30)