Nguồn vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)

Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là nguồn vốn hình thành ban đầu do ngân hàng tự tạo lập được, nó có thể do ngân sách nhà nước cấp nếu là ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, do cổ đông đóng góp nếu là ngân hàng thương mại cổ phần, do các bên đóng góp nếu là ngân hàng liên doanh,…thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lí bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Với chức năng bảo vệ, nguồn vốn này được coi như tài sản bảo đảm lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Nó là vốn điều lệ khi ngân hàng mới đi vào hoạt động và được bổ sung trong quá trình ngân hàng hoạt động. Vốn điều lệ là vốn do

42

Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 43

các thành viên đóng góp và được ghi vào trong điều lệ hoạt động của ngân hàng.44 Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng sẽ tùy thuộc vào quy mô, loại hình và hoạt động mà có thể khác nhau.

Ngoài vốn hình thành ban đầu, ngân hàng thương mại còn có các quỹ được coi là nguồn vốn sở hữu của ngân hàng và hằng năm được bổ sung bằng lợi nhuận riêng của ngân hàng đó. Các quỹ này không được dùng để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.45 Thông thường các ngân hàng thương mại phải lập các quỹ dự phòng sau:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích lập hằng năm theo tỉ lệ 5% nhất định trên tổng lợi nhuận sau thuế. Với mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng.46

- Quỹ dự phòng tài chính: được hình thành từ lợi nhuận hằng năm và được dùng để bù đắp thiệt hại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh. 47

Ngoài ra ngân hàng thương mại cũng có thể lập ra thêm quỹ tùy theo nhu cầu của ngân hàng như:48

- Quỹ đầu tư phát triển: dùng để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng thương mại.

- Quỹ bảo toàn vốn: Khi nền kinh tế lạm phát, quỹ này nhằm bảo toàn vốn bằng cách tăng quy mô vốn tự có của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, các ngân hàng thương mại có thể không cần lập quỹ này.

- Quỹ đánh giá lại: Do giá trị thị trường của các tài sản đặc biệt mà ngân hàng nắm giữ như bất động sản, chứng khoán…có xu hướng biến động mạnh trong từng thời kì khác nhau nên quỹ này nhằm ghi lại phần chênh lệch do đánh giá lại giá trị của các tài sản và nợ của ngân hàng. Dựa vào quỹ này, ngân hàng có thể theo dõi và đánh giá giá trị thị trường của nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)