Cần nâng cao mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 45 - 47)

Trong bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có nguồn vốn ban đầu và hoạt động ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ. Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều rủi ro hơn cả vì ngân hàng kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là đồng tiền, loại hàng hóa này luôn biến động. Nguồn vốn phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng là mạnh hay yếu, nó đảm bảo cho các khoản cho vay của khách hàng sẽ được thanh toán, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng cao hay thấp một phần cũng dựa vào nguồn vốn này mà đánh giá. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều phát triển góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức cấp tín dụng.

Trong từng giai đoạn nhất định thì Chính phủ ban hành mức vốn pháp định áp dụng cho các ngân hàng sẽ khác nhau, theo chiều hướng tăng lên để đáp ứng khả năng chi trả của ngân hàng trong từng thời kì. Nhưng hiện nay, khi mà Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, chúng ta mở cửa tự do thương mại giao lưu với nước ngoài đồng nghĩa với việc các ngân hàng nước ngoài có thể vào Việt Nam đầu tư kinh doanh. Môi trường mới, đối thủ cạnh tranh mới ngay chính thị trường Việt Nam. Ở môi trường mới này các ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn các đối thủ nước ngoài như chúng ta có hệ thống mạng lưới chi nhánh trong nước rộng khắp, lại am hiểu thị trường trong nước, đội ngũ khách hàng của ngân hàng thương mại khá đông đảo, đội ngũ nhân viên tận tụy, đội ngũ nhân viên ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại và ngoài ra còn có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía Ngân hàng nhà nước cũng như môi trường pháp lý thuận lợi và hầu hết đều đang thực hiện quá trình hiện đại hóa ngân hàng. Thuận lợi là vậy nhưng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn gặp khó khăn lớn nhất đó là nguồn vốn điều lệ.

79

Việt Âu, Nhân lực ngành tài chính ngân hàng thiếu hụt nguồn chất lượng cao, https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=10&cad=rja&uact=8&ved=0CFcQFjAJ &url=http%3A%2F%2Fwww.massey.edu.vn%2Fvi%2Fnhan-luc-nganh-tai-chinh--ngan-hang-thieu-hut-nguon- chatluongcao.html&ei=59pcVLqUIeTXmgWW34HYCw&usg=AFQjCNFZE6AokdixpaPGYelsobRccin4Aw&sig2 =uH9GdMvWJAQCaPfV3lx2Xg[ngày truy cập 7-11-2014]

Các ngân hàng đang hoạt động hiện nay ở Việt Nam chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, tuổi đời chưa lâu, nguồn vốn pháp định của các ngân hàng Viêt Nam vẫn còn nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài trong khi đó các ngân hàng nước ngoài lại có lịch sử hình thành lâu đời, nguồn vốn hùng mạnh, chưa kể đến trình độ khoa học công nghệ của họ đều mạnh hơn các ngân hàng của Việt Nam. Vốn nhỏ, yếu gây khó khăn trong việc huy động vốn, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đồng thời ngân hàng vốn nhỏ thì khả năng hoạt động bị giới hạn lại, việc mở rộng thị trường, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng không cao. Khi mà nền kinh tế phát triển thì nhu cầu làm ăn lớn lại tăng lên, các nhà đầu tư muốn có thật nhiều vốn trong thời gian ngắn để kinh doanh nhưng ngân hàng lại chỉ có thể đáp ứng một phần, điều đó cũng làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng vì không tận dụng được cơ hội, chưa kể vốn nhỏ thì dễ bị các ngân hàng nước ngoài vốn mạnh khả năng cạnh tranh cao o ép. Với sức cạnh tranh thấp, vốn yếu thì dễ bị đào thải ra khỏi vòng quay của thị trường, việc phá sản chỉ là thời gian nhưng đó chỉ là biện pháp giải quyết trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trả lại cho các chủ đầu tư đồng thời chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng. Số lượng ngân hàng sẽ giảm xuống nhưng chất lượng không tăng lên. Bởi vậy, việc cần thiết hiện nay là làm sao cho các ngân hàng thương mại có nguồn vốn đủ mạnh để tham gia thị trường tài chính, khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Chỉ có nâng cao năng lực tài chính mới có thể tạo ra thực lực để hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng khả năng chống đỡ với những rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng trước môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và trên diện rộng. Chính phủ cần quy định việc nâng mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại hiện nay lên để có thể trụ vững, tăng khả năng cạnh tranh trên trị trường. Việc tăng vốn pháp định có thể thực hiện qua việc cơ cấu lại ngành ngân hàng thông qua các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh,... để nhằm sàng lọc, loại bỏ ra khỏi thị trường những ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh yếu, ngành ngân hàng là ngành hoạt động có tính rủi ro cao với lại mang tính hệ thống, nếu một ngân hàng trong hệ thống gặp rủi ro thì nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chính bản thân ngân hàng đó mà còn làm các ngân hàng khác bị ảnh hưởng. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng tập trung lại với nhau sẽ vừa làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường. Thông qua việc thực hiện các hoạt động trên sẽ góp phần cơ cấu lại các ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, song không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Hoạt động tập trung kinh tế này sẽ giải quyết triệt để tình trạng manh mún trong quy mô đầu tư của các ngân hàng tham gia thị trường, đồng thời giúp ngân hàng đó đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời bởi lẽ, chỉ khi các ngân hàng tập trung các

nguồn lực kinh tế để hình thành nên các tập đoàn hoặc liên minh có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ đủ mạnh mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ này.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 45 - 47)