Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 47 - 49)

Trong thời đại quốc tế hóa, toàn cầu hóa và nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta hiện đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất bức thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực phải có chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng, khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ mang theo những tư duy mới, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và đặc biệt là trình độ quản lý hiện đại. Tuy nhiên khi triển khai vào Việt Nam thì gặp phải một khó khăn là nguồn nhân lực của các ngân hàng Việt Nam lại chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo yêu cầu, bởi còn thiếu những kỹ năng thực tiễn đặc biệt là thiếu về kiến thức chuyên môn ở tầm quốc tế. Hiện nay, ngành ngân hàng trên thế giới phát triển rất mạnh nhưng chúng ta chưa cập nhật kịp, sự phát triển của hệ thống ngân hàng với sự hỗ trợ bởi sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững cho ngành ngân hàng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, ngân hàng đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, thì việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cần phải đặc biệt coi trọng trong chiến lược phát triển quốc gia cũng như chiến lược phát triển của ngành ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. Nguồn nhân lực là bộ phận chính nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường. Trình độ nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại sẽ phải gắn kết với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tính đa dạng, phong phú của các loại hình dịch vụ, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân

hàng thương mại. Để có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập, các ngân hàng nên chủ động xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết trong giai đoạn phát triển để ngân hàng thương mại có thể bắt kịp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo nhu cầu hiện nay của ngành ngân hàng thì bên cạnh công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành như các trường Đại học, các Viện, các Trung tâm đào tạo,... cần phải có kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh công tác đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của ngành chú trọng nhiều hơn trong khâu thực hành thực tiễn. Bởi vì hầu hết các sinh viên sau khi ra trường gặp rất nhiều khó khăn trong khâu áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Theo đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dần dần từng bước tổ chức ngày càng đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn từ các chương trình đào tạo cơ bản đến các chương trình chuyên sâu về các nghiệp vụ trong ngành tài chính, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên để đảm bảo nhu cầu đào tạo.

Đối với các trường đào tạo ngành tài chính, ngân hàng thì cần xây dựng lại khung chương trình giảng dạy phù hợp hơn với thực tế, để làm được điều này, các trường cần phải có sự phối hợp với các ngân hàng. Do các ngân hàng có nhiều vị trí tuyển dụng, cần có khung đào tạo riêng đối với từng vị trí để sau này ra trường các sinh viên có thể đảm nhận được công việc ngay theo nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chú ý đào tạo chuyên sâu, thực hành nhiều về lĩnh vực mình học để khi ra trường có thể làm ngay mảng công việc mà minh đã được đào tạo, được học qua, không phải phí thời gian, công sưc, tiền bạc để đào tạo lại. Các trường cần xây dựng lại chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh trường hợp chỉ đào tạo chạy theo số lượng dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngân hàng như hiện nay. Cần đảm bảo đầu ra cho sinh viên tránh tình trạng thừa thải số lượng gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả và chất lượng đào tạo sinh viên. Qua đó, điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo phù hợp với quy mô và khả năng của mỗi đơn vị đào tạo

Đối với những nhân viên có năng lực, người có tài có đức, nhất là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề, thì các ngân hàng cần xây dựng chế độ đãi ngộ, tăng lương, thưởng cao, thăng chức,… tương xứng đối với những công sức mà họ bỏ ra, để giữ chân họ gắn bó với ngân hàng tránh trường hợp người tài thì không được xem trọng, trọng dụng tài năng, không được đề bạt lên vị trí tương ứng, người yếu nghề, yếu năng lực thì có vị trí làm việc cao do mối quan hệ, dẫn đến tình trạng người làm được việc chán nản, không hứng thú từ bỏ công việc, làm uổng phí tài nguyên chất xám của ngân hàng. Để làm được điều này thì yêu cầu cấp lãnh đạo điều hành ngân hàng phải

sáng ý trong tìm kiếm, công minh trong lựa chọn, tránh thiên vị lựa chon theo quen biết, quan hệ tình cảm, họ hàng. Người nào có tài có năng lực thực sự thì cần phát hiện sớm, bồi dưỡng đào tạo.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)