BIDV Kiên Giang
28
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BIDV KIÊN GIANG
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PGD HÀ TIÊN PGD PHÚ QUỐC QUỸ TK SỐ 2 QUỸ TK SỐ 1 QUỸ TK TÂN HIỆP PGD KHÁCH HÀNG PQH KH DOANH NGHIỆP PQH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PGD RẠCH GIÁ PGD SỐ 1 PGD BA HÒN
29
3.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Ban Giám Đốc
- Chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
đối với khách hàng và với Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Quản lý tất cả các phòng ban, đề ra những nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh, trực tiếp đứng ra ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, các tổ chức tín dụng, và chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan cấp trên.
b) Chức năng của các phòng ban
* Phòng tổ chức hành chánh:
- Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ nhân viên trong Chi nhánh: thực hiện chếđộ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm của cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến anh ninh và an toàn cho các hoạt động của ngân hàng.
* Phòng tài chính- kế toán:
- Thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thanh toán đảm bảo về
mặt tài chính cho hoạt động của toàn Chi nhánh.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính của ngân hàng. - Phòng có trách nhiệm nghiên cứu cách quản lý, sử dụng các loại vốn của Chi nhánh một cách hiệu quả.
- Tổ chức và quản lý tài sản Nhà Nước giao.
- Thực hiện các chỉ tiêu tiết kiệm đúng chế độ chính sách, theo dõi quá trình kinh doanh thông qua số liệu chứng từ có liên quan, từ đó làm căn cứ
phân tích tình hình kinh doanh của Chi nhánh, bảo đảm số liệu chính xác đầy
đủ.
* Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.
- Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh.
- Giúp ban giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh. - Đề xuất và tổ chức điều hành nguồn vốn.
30
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ. - Thực hiện báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh, phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc về các hoạt động liên quan đến huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ.
* Phòng quản lý rủi ro:
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng.
- Quản lý, giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạn tín dụng.
- Đầu mối đề xuất phê duyệt hạn mức, giảm nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ.
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tín dụng, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành và thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng.
- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro đểđo lường, đánh giá các rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng.
- Tiếp thu và phổ biến các quy chế về phòng chống rửa tiền, quản lý hệ
thống chất lượng ISO, tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc xây dựng kế
họach tự kiểm tra và kiểm soát nội bộ. * Phòng quản trị tín dụng :
- Trực tiếp tác nghiệp quản trị cho vay, bảo lãnh. - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. - Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo.
* Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp.
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm( sản phẩm bán buôn, tài trợthương
mại, dịch vụ…)
- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng, bán sản phẩm của ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, đầu tư cho vay trung – dài hạn theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của BIDV Kiên Giang đối với tất cả các thành phần kinh tế.
31
- Thực hiện công tác thẩm định dựán, định giá các tài sản trong quá trình cho vay và tuyên truyền quảng cáo để mở rộng các đối tượng cho vay.
- Phối hợp các phòng ban thực hiện chế độ báo cáo thống kê thường
xuyên theo quy định.
- Phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc các nghiệp vụliên quan đến hoạt động cả phòng.
Hiện nay thu nhập chủ yếu của Chi nhánh là lợi tức từ lãi vay. Vì vậy, cơ
cấu tổ chức của phòng quan hệkhách hàng được Ban Giám Đốc bố trí rất chặt chẽ nhằm góp phần hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cho vay mà nguyên nhân xuất phát từđội ngũ cán bộ tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
* Phòng quan hệ khách hàng cá nhân:
- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể
cho từng nhóm sản phẩm.
- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân.
- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. - Tư vấn khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ.
- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồsơ vay vốn. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, vay trung – dài hạn theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của
BIDV Kiên Giang đối với tất cả các thành phần kinh tế.
- Phối hợp các phòng ban thực hiện chế độ báo cáo thống kê thường
xuyên theo quy định.
- Phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc các nghiệp vụliên quan đến hoạt động cả phòng.
* Phòng giao dịch khách hàng:
- Bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn, giải đáp, tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng theo thẩm quyền của mình trong việc kiểm soát, ký chứng từ, nhập các số liệu chứng từ, đảm bảo công tác thu chi chính xác.
32
- Đề xuất với Ban Giám đốc cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.
- Có nhiệm vụ chính là quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, giấy tờ có giá…) của ngân hàng và khách hàng.
- Quản lý thu chi tiền mặt; Phối hợp với phòng dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện cho khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.
- Phối hợp với các phòng ban để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợthương mại.
* Các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc, các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn và cho vay. Hiện nay BIDV Kiên Giang đã có 5 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm với sự chủtrương và chú trọng vào nghiệp vụhuy động vốn đểđiều hoà nguồn vốn vay cho toàn Chi nhánh.
3.2.4. Khái quát kết quả kinh doanh của BIDV Kiên Giang từnăm 2010 đến 6 tháng năm 2013 2010 đến 6 tháng năm 2013
Với vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh trong hệ thống Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Kiên Giang ngoài mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng phải thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội góp phần
đưa kinh tế của tỉnh đi lên. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang 2010 – 2012
ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng lợi nhuận 19,54 24,98 35,97 5,44 27,84 10,99 43,99 Tổng doanh thu 189,08 199,18 360,97 10,10 5,34 161,79 81,23 Tổng chi phí 169,54 174,20 325,00 4,66 2,75 150,80 86,57
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Về doanh thu
Doanh thu của BIDV bao gồm thu nhập từ lãi suất như tiền lãi cho vay khách hàng, lãi từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và thu nhập phi lãi
33
như kinh doanh dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, và những khoản thu khác,..
Doanh thu của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2012, cụ
thể là năm 2010 đạt 189,08 tỷ, sang năm 2011 đã tăng lên 199,18 tỷ và đến cuối năm 2012 con số này đã tăng mạnh và đạt 360,97 tỷđồng. Mặc dù với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay cùng với những biến động trên thị trường, tuy nhiên doanh thu của Ngân hàng luôn tăng đều qua các năm và có
sựtăng đáng kểvào năm 2012. Sở dĩ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt
được những kết quảđáng ghi nhận như trên là do:
Nhờ sự chỉđạo của BIDV Trung Ương cũng như những định hướng về
chiến lược trung và dài hạn trong 5 năm, 10 năm. Tạo dựng một nền tảng vững chắc cho hệ thống các ngân hàng, chi nhánh tuyến dưới có sự thống nhất trong những chiến lược trong kinh doanh. Chiến lược 4 năm (2011 – 2015) và tầm nhìn đến năm 2020 là phấn đấu để BIDV trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện
đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược: (1) Hoàn thiện mô hình tổ
chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trịđiều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất. (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững. (3) Nâng
cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Nhờ sựđiều hành tốt của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên BIDV Kiên Giang để hoàn thành tốt những nhiệm vụđược giao. Về tín dụng, BIDV Kiên Giang đang trên đà đa
dạng hóa cơ cấu tín dụng, theo ngành nghề, theo lĩnh vực và đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định về quy mô gắn liền với đảm bảo chất
lượng tín dụng. Về huy động vốn, ngân hàng đang điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn, tăng nguồn vốn trung và dài hạn, có những chiến lược để huy
động tối đa nguồn tiền nhàn hạtrong dân cư và tiếp cận với những nguồn vốn trên thịtrường quốc tế. Về kinh doanh vốn, BIDV Kiên Giang tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm và tiếp tục gia tăng thị phần để khẳng định vị thếhàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh trong ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Về chi phí
Tương tự doanh thu, chi phí của ngân hàng cũng bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi. Chi phí lãi bao gồm các khoản trả lãi tiền gửi, tiền vay, trả lãi
34
trái phiếu, kỳ phiếu,.. Các khoản chi phí phi lãi như chi hoạt động kinh doanh dịch vụ, dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, trảlương và các hoạt động khác.
Bên cạnh việc doanh thu tăng đều qua 3 năm thì chi phí cũng tăng từ năm 2010 – 2012, năm 2010, chi phí của ngân hàng 169,54 tỷđồng, sang năm 2011 đã tăng lên 174,20 tỷvà năm 2012 là 325 tỷđồng. Chi phí hoạt động của Ngân hàng bao gồm nhiều chi phí nhưng trong đó chi trảlương cho nhân viên
và các khoản liên quan đến nhân viên chiếm hơn 50% trong tổng chi phí, kế
tiếp theo đó là chi cho những hoạt động quản lý, chi phí cho tài sản. Bên cạnh
đó ngân hàng còn trích lập chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, chi phí bảo hiểm tiền gửi,…Đặc biệt trong thời gian qua nợ xấu tăng cao nên các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro khá lớn, điều đó cũng đẩy chi phí hoạt
động của Ngân hàng tăng cao.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 19.54 24.98 35.97 189.08 199.18 360.97 169.54 174.20 325 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
tỷ đồng
Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu Tổng chi phí
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang
giai đoạn 2010 – 2012
Về lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận của BIDV Kiên Giang tăng đều qua các năm, năm 2010 là 19,54 tỷ, năm 2011 đạt 24,98 tỷ đồng và năm 2013 là 35,97 tỷ đồng. Với kết quả đạt được như trên, BIDV Kiên Giang hai năm liền được
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam xếp vào loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng năm 2012, bằng nỗ lực của cả tập thể, BIDV Kiên Giang đã hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, vượt lên là đơn vị dẫn đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đồng thời là đơn vị lá cờ đầu của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
35
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang 6 tháng đầu
năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6th2012/ 6th2011 6th2013/ 6th2012 Số tiền % Số tiền % Tổng lợi nhuận 14,23 20,86 29,05 6,33 46,59 8,19 28,19 Tổng doanh thu 109,09 223,72 352,80 114,63 105,08 129,08 36,59 Tổng chi phí 94,86 202,86 323,75 108 113,85 120,89 37,34
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Trong 6 tháng đầu năm 2013, hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV
đã được phản ánh rõ ràng qua chỉ số doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng.
Lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng đều qua cùng kỳ6 tháng đầu năm của 3
năm 2011, 2012 và 2013.
3.2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của BIDV Kiên Giang trong thời gian tới
3.2.5.1. Những thuận lợi
- BIDV Kiên Giang có thể nói là một trong những ngân hàng có lịch sử
hình thành sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đây cũng là một lợi thế của ngân hàng vì trong quá trình hợp tác lâu dài với các khách hàng thì ngân hàng sẽcó được nhiều khách hàng truyền thống và có uy tín cao.
- BIDV Kiên Giang có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi hơn trong việc giao