GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tếgiai đoạn 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
Hoạt động TTQT tại BIDV Kiên Giang chỉ thực hiện chủ yếu bằng 03 phương thức: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
NĂM 2010 NT 5.84 % CT 11.54 % L/C 82.62 % NĂM 2011 L/C 60.49 % CT 29.10 % NT 10.41 % NĂM 2012 L/C 27.41 % CT 62.09 % NT 10.50 % CT NT L/C
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang,2010 – 2012) CT: chuyển tiền, NT: nhờ thu, L/C: tín dụng chứng từ
Hình 4.1: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế của BIDV
Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012
Trong các phương thức trên thì phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng
tương đối thấp. Tỷ trọng của phương thức này tăng qua các năm, cụ thể năm
2010 là 1,81%, năm 2011 là 10,41%, năm 2012 là 10,50% trên tổng giá trị
TTQT. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này không ổn định khi xem xét về doanh số. Mặc dù phương thức này chiếm tỷ lệkhông cao nhưng cũng góp phần tăng
thu phí dịch vụ cho đơn vị cũng như thúc đẩy việc mở rộng họat động TTQT
và tăng cường hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn. Về phương thức chuyển tiền: chuyển tiền chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá trị TTQT. Phương thức này ngày càng mở rộng, phổ biến và tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thểnăm 2010 chiếm 12,04%/giá trịTTQT. Năm
2011, phương thức này tăng cao hơn so với phương thức nhờ thu chiếm 29,10%/ giá trị TTQT. Đặc biệt năm 2012 do sự tác động của nền kinh tế,
phương thức này đã có tốc độ tăng khá cao chiếm ưu thế trong các phương
thức thanh toán là 62,09%/giá trị TTQT, lợi nhuận đạt được từ phương thức
này tăng mạnh đạt 21,62% trong tổng phí TTQT. Phương thức này tăng mạnh trong những năm gần đây chứng tỏ các đối tác nước ngoài ngày càng tin tưởng vào các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại, vì đây là phương thức thanh toán cần phải có sự tín nhiệm giữa hai đối tác kinh doanh.
40 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động TTQT tại BIDV Kiên Giang 2010 – 2012
ĐVT : 1000 USD
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Chuyển tiền 4.526 11,54 16.330 29,10 22.385 62,09 11.804 260,80 6.055 37,08 Nhờ thu 2.291 5,84 5.841 10,41 3.786 10,50 3.550 154,95 (2.055) (35,18) L/C 32.400 82,62 33.945 60,49 9.879 27,41 1.545 4,77 (24.066) (70,90) Tổng 39.217 100 56.116 100 36.050 100 16.899 43,09 (20.066) (35,76)
41
Hơn nữa, một phần cũng là nhờ vào chính sách khuyến khích, kêu gọi kiều bào về đầu tư trong nước và nhu cầu gửi tiền cho thân nhân trong nước của Việt kiều cũng như những người đi xuất khẩu lao động cũng góp phần làm cho tỷ trọng của phương thức chuyển tiền tăng trong tổng gia trị TTQT của ngân hàng.
Về phương thức tín dụng chứng từ: trong năm 2010, 2011 tỷ trọng của
phương thức này cao hơn hẳn phương thức nhờ thu và chuyển tiền, đây là phương thức quan trọng nhất trong hoạt động TTQT của ngân hàng. TTQT là hoạt động luôn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện kinh tế ngày nay luôn có sự biến động thì để bảo đảm an toàn trong thanh toán, khách hàng luôn lựa chọn phương thức thanh toán có độ an toàn cao và phương thức tín dụng chứng từlà phương thức có nhiều ưu điểm hơn, đảm bảo được quyền lợi của mình nên khách hàng. Tuy nhiên, phương thức này cũng có sự phát triển không ổn định, cụ thểnăm 2010 là 86,15% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này giảm còn 60,49%, nguyên nhân là do sựthay đổi trong cơ cấu TTQT, phương
thức nhờ thu và chuyển tiền có xu hướng tăng lên và ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong lĩnh vực TTQT. Riêng năm 2012 do chịu sự tác động của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nên phương thức
này đột ngột giảm mạnh so với phương thức chuyển tiền chỉ còn 27,41%. Bảng 4.2: Kết quả hoạt động TTQT tại BIDV Kiên Giang 6 tháng đầu năm
2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: 1000 USD
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
2011
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chuyển tiền 10.105 30,52 11.610 51,12 20.125 36,53 Nhờ thu 2.361 7,13 1.835 8,08 3.822 6,94 L/C 20.642 62,35 9.267 40,80 31.150 56,53 Tổng 33.108 100 22.712 100 55.097 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc và tăng trưởng 142,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Phương thức tín dụng chứng từ đã tăng cao về mặt giá trị cũng như tỷ
trọng, đạt 31.150 tỷ USD và chiếm 56,53% trong tổng giá trị hoạt động TTQT. Nguyên nhân là do trong thời kỳ phát triển và bùng nổ của công nghệ thông
tin như hiện nay, thì trên Thế giới đã bắt đầu xuất hiện hàng loạt hiện tượng các hacker, các tội phạm công nghệ cao đã xâm nhập vào hệ thống mạng Internet và mạng nội bộ của ngân hàng để thao tác các lệnh giả, cung cấp các thông tin giả để lừa đảo tiền của Ngân hàng và khách hàng. Để tránh những bất cập trên, vì giá trịmón hàng thanh toán thường rất lớn nên an toàn vẫn là mối ưu tiên hàng đầu của các công ty kinh doanh và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì thế mà các khách hàng đã chọn L/C là phương thức thanh toán áp
42
dụng với các đối tác mới, độ tín nhiệm không cao để đảm bảo an toàn trong
thanh toán. Đồng thời cũng áp dụng phương thức chuyển tiền đối với các đối tác, khách hàng truyền thống của công ty, doanh nghiệp để tiết kiệm một phần chi phí. Vì thếmà phương thức chuyển tiền trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối, 36,53% trong tổng giá trị thanh toán quốc tế của BIDV Kiên Giang.
4.1.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo từng phương thức thanh toán thanh toán
4.1.2.1 Phương thức chuyển tiền
a) Quy trình thanh toán chuyển tiền tại BIDV Kiên Giang
Chuyển tiền đến
Bước 1: Nhận lệnh chuyển tiền và kiểm tra điều kiện thực hiện lệnh chuyển
Bước 2: Thực hiện lệnh chuyển tiền
Kiểm tra chi tiết phí: tại trường 71 của điện MT100/MT103, nếu thể
hiện:
+ OUR
(1) Trả toàn bộ số tiền báo có của ngân hàng nước ngoài cho người thụ hưởng
(2) Đòi phí ngân hàng ra lệnh
(3) Theo dõi trả phí của ngân hàng nước ngoài + BEN, SHA hoặc không có trường 71
Thu phí người thụ hưởng bằng cách trừ vào số tiền ngân hàng nước
ngoài báo có trước khi thực hiện lệnh chi trả. - Giao dịch viên thực hiện:
+ Khai báo dữ liệu vào chương trình quản lý + Lập phiếu chuyển khoản
Trường hợp chênh lệch giữa số tiền trên điện MT910/ 950 và điện chuyển tiền, thực hiện chi trả theo số tiền nhỏhơn.
- Trưởng phòng kiểm soát và ký duyệt chứng từ Bước 3: Hạch toán
Bước 4: Thực hiện tra soát
- Trường hợp không thực hiện chi trả được theo chỉ dẫn trong lệnh chuyển tiền, thanh toán viên làm điện tra soát.
- Trưởng phòng hoặc kiểm soát viên kiểm soát và duyệt điện.
* Biểu phí:
- Phí do người hưởng chịu
43
+ Người hưởng không được BIDV chi trả trực tiếp: Phí điện + 0,1%/ Số
tiền
- Phí do nước ngoài chịu: Phí điện + 0,1%/ Số tiền - Tra soát: 0 – 5 USD
Chuyển tiền đi
Bước 1: Thanh toán viên nhận hồ sơ chuyển tiền từ khách hàng hoặc qua phòng quản lý khách hàng
Bước 2: Kiểm tra hồsơ chuyển tiền
Bước 3: Thực hiện lệnh chuyển tiền
- Thanh toán viên nhập dữ liệu vào chương trình, lập hồ sơ và điện thanh toán.
- Trưởng phòng TTQT duyệt điện thanh toán và ký chữ ký thứ nhất. - Trưởng phòng Kế toán duyệt điện thanh toán và ký chữ ký thứ hai.
Bước 4: Hạch toán
* Biểu phí
- Phí trong nước: 0,2%/ Số tiền
- Hủy, sửa đổi lệnh chuyển tiền: Phí điện + 10 USD - Tra soát: theo thực tế phát sinh.
b) Kết quả hoạt động TTQT theo phương thức chuyển tiền
Cùng với phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ thì chuyển tiền cũng
là một phương thức sử dụng khá phổ biến trong hoạt động TTQT ở BIDV Kiên Giang. Trong những năm gần đây thì khách hàng cũng đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán này khá nhiều và doanh số thanh toán cũng tăng lên qua các năm.
Bảng 4.3: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại BIDV Kiên Giang 2010 – 2012 ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Chuyển tiền đến 3.910 15.348 21.470 11.438 292,53 6.122 39,88 - Mậu dịch 3.350 14.362 21.040 - Phi mậu dịch 560 986 430 Chuyển tiền đi 616 982 915 366 59,42 (67) (6,82)
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Các hoạt động chuyển tiền đến bao gồm hoạt động kiều hối và thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao
hàng. Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có và phụ thuộc nhiều vào số lượng khách hàng cũng như uy tín của ngân hàng. Năm 2011, chuyển tiền đến tăng
15.348 ngàn USD, tương đương 2,92 lần so với năm 2010. Năm 2012 tăng
44
tổng giá trị chuyển tiền và tỷ trọng này không ngừng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010, tỷ trọng này chiếm 86,39%, năm 2011 là 93,99% và năm 2012 tỷ
trọng của phương thức chuyển tiền đến chiếm tới 95,91% tổng giá trị thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
3,350 560 616 14,362 986 982 21,040 430 915 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
CƠ CẤU CỦA PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV KIÊN GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Chuyển tiền đi CT đến phi mậu dịch CT đến mậu dịch
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012) (giá trị biểu diễn trên cột có đơn vị tính là 1000 USD, CT: chuyển tiền)
Hình 4.2: Cơ cấu của phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2012
Trong phương thức chuyển tiền thì chuyển tiền đến chiếm ưu thế. Có
được kết quả trên là do BIDV Kiên Giang có quan hệ hợp tác bền vừng và có chính sách tài trợ tín dụng, hỗ trợ xuất nhập khẩu tốt đối với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong khi đó, kiều hối chiếm rất thấp so với các ngân hàng trên địa bàn và BIDV lại có quan hệ hợp tác với các ngân hàng Korea Exchange Bank tại Hàn Quốc và ngân hàng Metropolitan tại Đài Loan trong việc chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp cho lao động Việt Nam tại hai nước trên, cùng với chính sách khuyến khích kiều bào vềđầu
tư trong nước nhưng doanh số kiều hối trong ba năm qua vẫn không tăng và
chiếm một tỷ trọng rất thấp. Nguyên nhân có lẽ là do BIDV Kiên Giang chưa
có những chiến lược tiếp thị và quảng cáo cho dịch vụ kiều hối của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc giao dịch, hợp tác với các đối
tác nước ngoài ngày càng được mở rộng và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng và mở rộng đầu tư nước ngoài, xem đó như một chiến lược kinh doanh nhằm xâm nhập vào thịtrường Thế Giới, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế do việc quản lý ngoại hối của nước ta khá chặt chẽ, vì thế mà ngân hàng luôn phải tuân thủ theo những Thông tư, Nghị định dẫn đến việc khách hàng gặp khá nhiều khó khăn trong việc giao dịch chuyển tiền đi. Có lẽ
vì thế mà chuyển tiền đi luôn chiếm một tỉ trọng khá thấp trong tổng giá trị
45
tổng giá trị chuyển tiền. Năm 2011, con số này tăng 366 ngàn USD, tương đương 59,42% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 doanh số đã giảm đi
6,82% so với năm 2011. BIDV Kiên Giang cũng hạn chế, không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài, những món được thực hiện chủ yếu là thanh toán tiền học phí cho những cá nhân đang du học ởnước ngoài. Do đó,
chuyển tiền đi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng giá trị thanh toán quốc tế tại Ngân hàng.
Bảng 4.4: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại BIDV Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chuyển tiền đến 9.624 11.107 19.079 - Mậu dịch 9.175 10.864 17.648 - Phi mậu dịch 449 243 1.431 Chuyển tiền đi 481 503 1.046
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Nhìn chung, tình tình chuyển tiền của BIDV Kiên Giang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2013, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, giá trị chuyển tiền
đến đã đạt 19.079 ngàn USD, tăng 71,78% so với cùng kỳnăm ngoái. Trong khi đó, giá trị của 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 lại chênh lệch không nhiều. Nguyên nhân có sựtăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013
là do, trong thời buổi kinh tếkhó khăn như hiện nay thì việc tiết kiệm chi phí
trong kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà trong các phương thức thanh toán quốc tế thì chuyển tiền
là phương thức có mức chi phí thấp nhất, do đó, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán này. Tuy nhiên, so với L/C và nhờ thu thì chuyển tiền có mức rủi ro cao hơn, nên phương thức này chỉ dành cho các khách hàng truyền thống, có uy tín với doanh nghiệp.
Chuyển tiền phi mậu dịch luôn chiếm một tỷ trọng thấp trong chuyển tiền đến, lượng tiền tăng giảm liên tục giữa cùng kỳcác năm từ2011 đến 2013,
nguyên nhân là do lượng kiều hối chuyển về Việt Nam không có sựổn định mà phụ thuộc vào những nguyên nhân chủ quan của khách hàng, bên cạnh đó,
chuyển tiền phi mậu dịch chỉ là một sản phẩm đểđa dạng hóa các phương thức của nghiệp vụ thanh toán quốc tế chứ ngân hàng không tập trung những chiến
lược quảng bá cho dịch vụ này.
Giá trị chuyển tiền đi cũng có sự tăng mạnh, 6 tháng đầu năm 2013 đã
đạt 1.046 ngàn USD, tăng 107,95% so với cùng kỳnăm 2012. Như vậy cho thấy Ngân hàng đã và đang thu hút được khách hàng và cố gắng cải thiện, đơn
giản hóa các khâu về thủ tục để giảm bớt những khó khăn cho khách hàng
46
4.1.2.2 Phương thức nhờ thu
a) Quy trình thanh toán nhờ thu tại BIDV Kiên Giang
Nhờ thu nhập khẩu
Bước 1: Tiếp nhận bộ chứng từ
- Thanh toán viên nhận bộ chứng từ từ Ngân hàng chuyển hoặc nhà xuất khẩu
- Đóng dấu RECEIVED ghi rõ ngày, tháng, năm nhận bộ chứng từ Bước 2: Thông báo bộ chứng từ nhờ thu
- Kiểm ta số lượng chứng từ so với liệt kê trên chỉ thị nhờ thu và tài liệu dẫn chiếu.
+ Trường hợp chứng từ nhận được thiếu hoặc khác so với chỉ thị nhờ thu hoặc không chấp thuận tài liệu dẫn chiếu thì thanh toán viên lập điện thông
báo cho ngân hàng đại lý đã gửi chứng từ biết và chờ chỉ dẫn.
+ Chứng từ không được liệt kê trong chỉ thị nhờ thu, thanh toán viên không chịu trách nhiệm kiểm tra về loại, sốlượng các chứng từđã nhận được.
- Căn cứ chỉ thị nhờ thu, thanh toán viên nhập dữ liệu theo chương trình quản lý lập:
+ Thông báo nhờ thu + Chứng từ thu phí