a) Quy trình thanh toán L/C tại BIDV Kiên Giang
Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu
Bước 1: Tiếp nhận hồsơ mở L/C
- Phòng Tín dụng: tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C từkhách hàng đối với các nguồn thanh toán:
+ Vốn tự có ký quỹdưới 100%
+ Vốn vay theo món hoặc được chi nhánh bảo lãnh
+ Nguồn vốn khác (vốn cấp phát, vốn đối ứng, bảo lãnh của bên thứ 3) - Phòng ngân hàng đại lý tại Hội sở chính: tiếp nhận hồsơ xin mở L/C từ KH đối với nguồn thanh toán: vốn ODA
50 - Phòng TTQT nhận hồsơ xin mở L/C từ: + KH đối với giao dịch mở L/C ký quỹ 100%
+ Phòng Quản lý KH hoặc phòng Ngân hàng đại lý đối với các nguồn nêu trên.
- Hồ sơ mở L/C theo hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc hạn mức bảo lãnh thường xuyên do Chi nhánh duyệt cho KH thì thực hiện theo quy định của hợp đồng đó.
- Phòng Quản lý KH có trách nhiệm giải trình đối với hồ sơ KH xuất trình tại phòng:
+ Đánh giá tư cách pháp nhân của KH, thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phương án NK và khảnăng đảm bảo thanh toán L/C khi đến hạn.
+ Tính toán, xác định hạn mức bảo lãnh (mở L/C) thường xuyên hay từng lần và đề xuất mức ký quỹđối với KH.
Bước 2: Kiểm tra và duyệt giao dịch
- Cán bộ phòng nghiệp vụ (Quản lý KH hoặc TTQT) lập tờ trình mở L/C kèm hồsơ.
- Trưởng phòng ký kiểm soát tờ trình mở L/C hoặc duyệt mở trong mức
được giao.
- Trình Ban lãnh đạo duyệt khi vượt hạn mức.
Bước 3: Các bước mởL/C thông thường - Đối với thanh toán viên:
+ Kiểm tra tài khoản ký quỹ theo hồsơ đã phê duyệt. + Nhập dữ liệu vào chương trình quản lý TTQT hiện hành.
+ Lập điện mở L/C theo mẫu SWIFT (mở bằng điện) hoặc có chữ ký ủy quyền nếu được yêu cầu mở bằng thư.
+ In thông báo mở L/C + Lập chứng từ thu phí - Đối với phòng TTQT
+ Kiểm soát nội dung điện/ thư mở L/C với đơn xin mở và hồsơ.
+ Ký kiểm soát trên chứng từ. + Duyệt điện chuyển ra nước ngoài
- Giao KH một liên điện gốc ( đóng dấu ISSUED của Ngân hàng ). KH ký nhận đã nhận lại chứng từ.
Bước 4: Thanh toán L/C Nhập khẩu
- L/C không cho phép đòi tiền điện, không chỉ ra NH hoàn trả
+ TTV kiểm ta điều kiện thanh toán, tài khoản ký quỹ.
+ TTV lập chứng từ thanh toán, thu phí, thông báo thanh toán.
+ Trưởng phòng TTQT duyệt điện thanh toán và ký chữ ký thứ nhất.
+ Trưởng phòng Kế toán duyệt điện và ký chữ ký thứ hai. + Hạch toán kế toán.
- L/C cho phép đòi tiền điện, chỉ ra NH hoàn trả
+ TTV nhận điện và kiểm tra tính xác thực của điện đòi tiền.
+ Lập thông báo nộp tiền vào tài khoản tới KH và các phòng liên quan. + Thực hiện thanh toán như đối với L/C không cho phép đòi tiền điện. - Thanh toán đối với L/C trả chậm.
51
Bước 6: Lưu trữ hồsơ L/C
* Biểu phí:
- Mở L/C: 0,1%/ Trị giá mở L/C - Hủy L/C: 10 USD
- Thanh toán bộ chứng từ: 0,2%/ Trị giá bộ chứng từ. - Bảo lãnh nhận hàng: 50 USD
- Ký vận hậu đơn: 0 – 10 USD
Thanh toán L/C Xuất khẩu
Bước 1: Tiếp nhận chứng từ
- Khách hàng xuất trình bộ chứng từ, L/C gốc ( kèm các sửa đổi nếu có ) và giấy yêu cầu thanh toán ( 2 liên ).
- TTV kiểm tra sốlượng chứng từ, loại chứng từ, ghi ngày, giờ xuất trình
và đóng dấu RECEIVED ký nhận của NH và trả lại KH một liên giấy yêu cầu thanh toán.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ Bước 3: Thực hiện đòi tiền - Chứng từ phù hợp
+ TTV nhập dữ liệu vào chương trình, lập coversheet, thư/ điện đòi tiền ( nếu có)
+ Trưởng phòng TTQT ký kiểm soát. + TTV gửi chứng từ.
- Chứng từ bất đồng
Bước 4: Theo dõi và tra soát
Bước 5: Thanh toán
Căn cứ báo có của NH nước ngoài:
- TTV vào chương trình quản lý lập yêu cầu chi ngoại tệ, thu phí, hạch toán.
- Trưởng phòng ký kiểm soát.
Bước 6: Hạch toán kiểm toán.
Bước 7: Lập hồsơ
* Biểu phí:
- Thông báo L/C: 20 USD
- Thông báo sửa đồi: 10 USD + phí Ngân hàng thông báo trước ( nếu có ) - Hủy L/C: 10 USD
b) Kết quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ là phương thức luôn chiếm tỷ trọng cao trong số các
phương thức TTQT được sử dụng tại BIDV Kiên Giang. Tỷ trọng qua các
năm có sự sụt giảm, nguyên nhân là do sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng
phương thức TTQT, tỷ trọng của phương thức chuyển tiền và nhờ thu có xu
hướng ngày một tăng trong tổng giá trị TTQT. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ
vẫn là phương thức được ưu tiên sử dụng nhiều vì nó có nhiều ưu điểm hơn
52
Bảng 4.7: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Kiên Giang 2010 – 2012 ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Thanh toán L/C NK 415 1.577 1.670 1.162 280,00 93 5,90 Thanh toán L/C XK 31.985 32.368 8.209 383 1,19 (24.159) (74,64)
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị thanh toán L/C nhập khẩu qua 3 năm đều tăng. Năm 2011, giá trị thanh toán tăng 1.162 ngàn USD tương đương 2,8
lần so với năm 2010. Năm 2012, giá trị thanh toán tăng 93 ngàn USD tương đương 5,9% so với năm 2011. Giá trị thanh thanh toán LC hàng nhập trong những năm qua tăng là do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh đã nhập khẩu máy móc trang thiết bịnâng cao năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đã tăng cường hàng thủy sản bằng cách nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ để tái xuất nhằm làm tăng
giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp.
Hình thức L/C khách hàng thường sử dụng tại Ngân hàng thường là L/C không hủy ngang trả chậm hoặc trả ngay, còn các loại hình L/C khác vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Điều này có thểlà do đặc điểm kinh doanh của khách hàng phù hợp với hình thức trên.
Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu tăng trưởng ổn định qua từng năm là do
Ngân hàng luôn có những những chính sách linh hoạt trong việc thu hút thêm khách hàng mới bằng việc tạo điều kiện cho khách hàng trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Những thương vụ trong ngoại thương thường đòi hỏi có nguồn vốn rất lớn, trong khi nhà nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền trên tài khoản để mở L/C, và việc đồng ý chấp nhận mở
L/C cho nhà nhập khẩu với mức ký quỹ dưới 100% giá trị đảm bảo đã góp phần giúp đỡ cho doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình trong tình hình khả năng tài chính có hạn. Bên cạnh đó, việc cung cấp những khoản tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi cho những khách hàng thân thiết của Ngân hàng cũng là một trong những chính sách mà Ngân hàng áp dụng để giữ chân những khách hàng lớn của mình. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính đã tạo cho Ngân hàng một lợi thế cạnh tranh, góp phần
làm tăng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu.
Giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu tăng qua từng năm đã chứng tỏ được chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng là có hiệu quả tích cực và chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống cũng phát huy tác dụng triệt để, các hợp đồng ngoại thương của khách hàng giao cho ngân hàng xử lý ngày càng có giá trị cao hơn. Có thể nói, hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu
đã đạt được những thành tựu đáng kể, mang lại lợi ích cho Ngân hàng và khách hàng.
53
Trong khi đó, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua các năm có sựtăng trưởng không nhiều. Năm 2011 doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 32.368
ngàn USD tăng 1,19% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 doanh số của
phương thức này đã sụt giảm mạnh do có sự thay đổi trong cơ cấu dịch vụ
TTQT, thanh toán theo hình thức chuyển tiền vượt lên mạnh trong năm chiếm 62,09%.
Tuy nhiên với kết quả đạt được của phương thức này trong những năm
qua cho thấy ngân hàng luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu của mình, mở rộng thêm các mối quan hệ ngoại thương, thúc đẩy kinh tế phát triển, doanh nghiệp có thêm doanh thu và Ngân hàng cũng có thêm thu nhập từ hoạt động TTQT. Đây cũng là một thành công lớn trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, duy trì ổn định thanh toán hàng xuất khẩu.
Thông qua hoạt động tài trợ xuất khẩu bằng các hình thức như: cho vay
thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở, chiết khấu hối phiếu…, BIDV Kiên
Giang đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được thuận lợi trong việc kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tìm được đối tác và ký các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn nên các doanh nghiệp có thể tạm thời thiếu vốn ít hoặc nhiều trong giai đoạn đầu. Bằng cách cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp, Ngân hàng đã giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mua nguyên liệu, thiết bịđể chế biến hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa có chất lượng, đúng thời hạn, không bị mất uy tín với phía
đối tác. Hơn nữa, những doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT với Ngân
hàng đều là những doanh nghiệp có chỗ đứng vững trên thương trường nên hoạt động kinh doanh luôn ổn định nhờ vào những đơn đặt hàng lớn từ những khách hàng truyền thống. Đội ngũ cán bộ TTQT là những cán bộ có kinh nghiệm nên thực hiện thanh toán ít sai sót và đảm bảo thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, những nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cũng đạt được những kết quả nhất định, lượng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tăng giúp
doanh số thanh toán L/C xuất khẩu của Ngân hàng cũng tăng. Hơn nữa, khách hàng khi mới tham gia vào hoạt động TTQT thì luôn được đội ngũ cán bộ
TTQT tận tình hướng dẫn, tư vấn cho những phương thức thanh toán có lợi nhất cho khách hàng, từđó sựtin tưởng vào Ngân hàng ngày càng được củng cố.
54
Bảng 4.8: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Kiên Giang 6
tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Thanh toán L/C NK 631 818 5.918 Thanh toán L/C XK 20.011 8.449 25.232
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Về thanh toán L/C nhập khẩu, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu trong 6
tháng đầu năm 2013 có sự tăng mạnh so với cùng kỳnăm ngoái. Trong khi 6
tháng đầu năm 2011, chỉ đạt 631 ngàn USD, 6 tháng đầu năm 2012 tăng lên
818 ngàn USD, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, L/C nhập khẩu đã đạt 5.918 ngàn USD.
Thanh toán L/C xuất khẩu 6 tháng năm 2013 cũng đạt 25.232 ngàn USD, trong khi cùng kỳnăm 2012 giá trị này chỉđạt 8.449 ngàn USD.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị của L/C nhập khẩu lẫn L/C xuất khẩu là do năm 2013 là năm vực dậy của nền kinh tế nói chung và kinh tế tỉnh Kiên Giang nói riêng. Song song đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng mở rộng giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa
để phát triển sản xuất, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Giai đoạn này các doanh nghiệp đang tích cực tìm các đối tác làm ăn mới, thử sức mình trên những thị trường mới, vì thế mà phương thức L/C là một lựa chọn thích hợp vì các khách hàng cũng như đối tác làm ăn chưa có độ uy tín cao.
4.1.3. Nhận xét về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.1.3.1. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV KG
Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu là bao gồm giá trị chuyển tiền mậu dịch, giá trị nhờ thu và giá trị tín dụng chứng từ.
Bảng 4.9: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Kiên Giang 2010 – 2012
ĐVT: 1000 USD
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Thanh toán hàng NK 1.031 2,78 4.895 8,88 4.080 11,45 Thanh toán hàng XK 36.015 97,22 50.235 91,12 31.540 88,55 Tổng 37.046 100 55.130 100 35.620 100
55
Nhìn chung doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng giảm không đều
qua các năm từ 2010 – 2012.
Về thanh toán hàng nhập khẩu, năm 2010, giá trị đạt 1.031 ngàn USD,
năm 2011 đã tăng mạnh, đạt 4.895 ngàn USD và đến năm 2012 thì có sự giảm nhẹ, giá trịđạt 4.080 ngàn USD. Tuy giá trịtrong 3 năm luôn có sự tăng giảm không ngừng, nhưng nhìn chung ta thấy tỷ trọng của thanh toán hàng nhập khẩu đang tăng dần qua các năm. Năm 2010, giá trị này chỉ chiếm 2,78% trong tổng giá trị, nhưng đến năm 2011 đã chiếm 8,88% và năm 2012 đã tiếp tục tăng lên 11,45%.
Về thanh toán hàng xuất khẩu, giá trị hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2010 giá trị thanh toán xuất khẩu đạt 36.015 ngàn USD, chiếm 97,22% trong tổng cơ cấu thanh toán xuất nhậu khẩu. Đến năm 2011, thanh toán hàng xuất khẩu có sự tăng
mạnh về giá trị, đạt đến 50.235 ngàn USD. Tuy nhiên đến năm 2012 giá trị
này chỉ còn 35.620 ngàn USD. 1.031 36.015 4.895 50.235 4.08 31.54 0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 1000 USD
CƠ CẤU THANH TOÁN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA BIDV KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Thanh toán hàng XK Thanh toán hàng NK
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Hình 4.3: Cơ cấu thanh toán hàng xuất nhập khẩu của BIDV Kiên Giang
giai đoạn 2010 – 2012
Nguyên nhân năm 2011 có sựtăng mạnh về giá trị thanh toán nhập khẩu lẫn xuất khẩu là do, năm 2011 là năm xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt cao nhất từtrước
đến nay, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 33%. Tốc độ tăng kim
ngạch nhập khẩu cao hơn tốc độ tăn kim ngạch xuất khẩu nên nhập siêu đã giảm. Nhưng đến năm 2012, giá trị thanh toán xuất nhập khẩu đã giảm, nguyên nhân là do trong tình hình kinh tếkhó khăn, ngân hàng đã hạn chế cho vay xuất nhập khẩu nên doanh sốtrong năm có sự giảm mạnh.
56
Bảng 4.10: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Kiên Giang 6 tháng
đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Thanh toán hàng NK 2.285 2.022 3.220 Thanh toán hàng XK 30.354 20.447 50.446 Tổng 32.639 22.469 53.666
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Kiên Giang, 2010 - 2012)
Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu
đã tăng mạnh so với cùng kỳnăm ngoái, trong khi 6 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu chỉđạt 22.469 ngàn USD thì trong 6 tháng cùng kỳnăm 2013, giá trịđã đạt 53.666 ngàn USD. Bước sang năm 2013, để
vực dậy tình hình kinh tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì các doanh