Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 41 - 44)

a) Ban Giám Đốc

- Chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

đối với khách hàng và với Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Quản lý tất cả các phòng ban, đề ra những nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh, trực tiếp đứng ra ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, các tổ chức tín dụng, và chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan cấp trên.

b) Chức năng của các phòng ban

* Phòng tổ chức hành chánh:

- Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ nhân viên trong Chi nhánh: thực hiện chếđộ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm của cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến anh ninh và an toàn cho các hoạt động của ngân hàng.

* Phòng tài chính- kế toán:

- Thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thanh toán đảm bảo về

mặt tài chính cho hoạt động của toàn Chi nhánh.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính của ngân hàng. - Phòng có trách nhiệm nghiên cứu cách quản lý, sử dụng các loại vốn của Chi nhánh một cách hiệu quả.

- Tổ chức và quản lý tài sản Nhà Nước giao.

- Thực hiện các chỉ tiêu tiết kiệm đúng chế độ chính sách, theo dõi quá trình kinh doanh thông qua số liệu chứng từ có liên quan, từ đó làm căn cứ

phân tích tình hình kinh doanh của Chi nhánh, bảo đảm số liệu chính xác đầy

đủ.

* Phòng Kế hoạch Tổng hợp:

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

- Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh.

- Giúp ban giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh. - Đề xuất và tổ chức điều hành nguồn vốn.

30

- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ. - Thực hiện báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh, phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc về các hoạt động liên quan đến huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ.

* Phòng quản lý rủi ro:

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất

lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạn tín dụng.

- Đầu mối đề xuất phê duyệt hạn mức, giảm nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

- Tham mưu, đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tín dụng, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành và thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro đểđo lường, đánh giá các rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng.

- Tiếp thu và phổ biến các quy chế về phòng chống rửa tiền, quản lý hệ

thống chất lượng ISO, tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc xây dựng kế

họach tự kiểm tra và kiểm soát nội bộ. * Phòng quản trị tín dụng :

- Trực tiếp tác nghiệp quản trị cho vay, bảo lãnh. - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. - Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo.

* Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp.

- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm( sản phẩm bán buôn, tài trợthương

mại, dịch vụ…)

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng, bán sản phẩm của ngân hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, đầu tư cho vay trung – dài hạn theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của BIDV Kiên Giang đối với tất cả các thành phần kinh tế.

31

- Thực hiện công tác thẩm định dựán, định giá các tài sản trong quá trình cho vay và tuyên truyền quảng cáo để mở rộng các đối tượng cho vay.

- Phối hợp các phòng ban thực hiện chế độ báo cáo thống kê thường

xuyên theo quy định.

- Phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc các nghiệp vụliên quan đến hoạt động cả phòng.

Hiện nay thu nhập chủ yếu của Chi nhánh là lợi tức từ lãi vay. Vì vậy, cơ

cấu tổ chức của phòng quan hệkhách hàng được Ban Giám Đốc bố trí rất chặt chẽ nhằm góp phần hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cho vay mà nguyên nhân xuất phát từđội ngũ cán bộ tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

* Phòng quan hệ khách hàng cá nhân:

- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể

cho từng nhóm sản phẩm.

- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân.

- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. - Tư vấn khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ.

- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồsơ vay vốn. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, vay trung – dài hạn theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của

BIDV Kiên Giang đối với tất cả các thành phần kinh tế.

- Phối hợp các phòng ban thực hiện chế độ báo cáo thống kê thường

xuyên theo quy định.

- Phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc các nghiệp vụliên quan đến hoạt động cả phòng.

* Phòng giao dịch khách hàng:

- Bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn, giải đáp, tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng theo thẩm quyền của mình trong việc kiểm soát, ký chứng từ, nhập các số liệu chứng từ, đảm bảo công tác thu chi chính xác.

32

- Đề xuất với Ban Giám đốc cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.

- Có nhiệm vụ chính là quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, giấy tờ có giá…) của ngân hàng và khách hàng.

- Quản lý thu chi tiền mặt; Phối hợp với phòng dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện cho khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.

- Phối hợp với các phòng ban để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợthương mại.

* Các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc, các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn và cho vay. Hiện nay BIDV Kiên Giang đã có 5 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm với sự chủtrương và chú trọng vào nghiệp vụhuy động vốn đểđiều hoà nguồn vốn vay cho toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 41 - 44)