So sánh với các mô hình nội dung học khác

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 47 - 49)

Điểm mới trong mô hình nội dung khóa học của chúng tôi là ngoài việc biểu diễn nội dung dưới tập các khái niệm, đã đưa ra tập các nhiệm vụ để biểu diễn nội dung khóa học. Một trong những lý do chúng tôi biểu diễn nội dung khóa học thông qua các nhiệm vụ nhằm giải quyết hạn chế của các mô hình nội dung hiện nay. Các mô hình này đều chưa tập trung vào khía cạnh "Làm thế nào để giải quyết vấn đề?", nói cách khác các mô hình chưa hướng dẫn người học cách để hiểu được một khái niệm, hay các bước để hoàn thành một nhiệm vụ mà mới dừng lại ở việc đề nghị người học nên tìm hiểu khái niệm đó hay không. Ví dụ, đối với mô hình phủ để hiểu được khái niệm C, người học cần phải hiểu các khái niệm C1, C2,. . . , Cn. Trên cơ sở đánh giá mức độ hiểu biết của người học về các khái niệm Ci mà hệ thống đưa ra mức độ hiểu biết của người học về khái niệm

C. Tuy nhiên, làm thế nào để người học hiểu được khái niệm Ci, đã không được xem xét trong các mô hình này.

Để hoàn thành một chủ đề, người học cần phải thực các nhiệm vụ T1 j , T2

j ,. . . , Tm j . Xét trường hợp, người học chưa hoàn thành việc thực hiện nhiệm vụ T1

j. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ T1

j , người học được hướng dẫn làm các nhiệm vụ T1

j1,. . . ,T1 jk. Tùy thuộc vào trình độ kiến thức của mình, người học được hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ T1

j1,. . . ,T1

jk hay một số các nhiệm vụ trong số đó.

Ví dụ: Để thiết kế được lược đồ quan hệ thực thể E-R, người học cần xác định các thực thể,định nghĩa các thuộc tính của thực thể, vàxác định mối quan hệ giữa các thực thể. Để

xác định được các thực thể, người học cầnliệt kê các danh từ trong tài liệu đặc tả yêu cầu,

xác định danh từ chung,... Nếu người học hoàn thành nhiệm vụ xác định được các thực thể

người học không phải thực hiện các nhiệm vụ liệt kê các danh từ trong tài liệu đặc tả yêu cầu, xác định danh từ chung. Trong trường hợp ngược lại, người học được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụliệt kê các danh từ trong tài liệu đặc tả yêu cầu,xác định danh từ chung.

Đối với các khóa học chỉ có mục tiêu cung cấp các khái niệm thay vì yêu cầu người học vận dụng khái niệm để thực hiện nhiệm vụ nào đó, sẽ khó khăn trong việc xác định nhiệm vụ, đòi hỏi công sức của người thiết kế nội dung khóa học. Mô hình của chúng tôi phù hợp với lớp nội dung trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các khóa học yêu cầu người học tìm hiểu các khái niệm và vận dụng nó để thực hiện các bài tập để hoàn thành mục tiêu môn học.

2.2 Mô hình người học

Phần này trình bày các kết quả nghiên cứu, đóng góp mới của chúng tôi trong việc xây mô hình người học. Như đã trình bày (Mục 2.2), mô hình người học bao gồm những giả thiết, thông tin về người học để biểu diễn đặc trưng của người học [22]. Mô hình người học là thành phần quan trọng để xây dựng các khóa học thích nghi, là cơ sở phân lớp các đối tượng người học để đánh giá và xây dựng nội dung học tương ứng cho từng đối tượng người học [62, 63].

Như đã trình bày trong phần đầu chương, đóng góp mới trong nghiên cứu, phát triển mô hình người học của chúng tôi là việc biểu diễn các thuộc tính của người học để mô tả thông tin trình độ kiến thức và mục đích, nhu cầu học tập của người học. Về thông tin trình độ kiến thức, chúng tôi biểu diễn trình độ kiến thức của người học thông qua các biến trạng thái và sử dụng giá trị xác suất để định lượng mức độ hiểu biết của người học, sử dụng mô hình mạng xác suất Bayes để định lượng trình độ kiến thức của người học đối với các khái niệm, nhiệm vụ có quan hệ với nhau. Các giá trị định lượng kiến thức là cơ sở để gợi ý người học cần phải làm thế nào để hoàn thành một nhiệm vụ. Chúng tôi cũng bổ sung một số thuộc tính để biểu diễn thông tin nhu cầu và mục đích học tập của người học, là cơ sở để tạo ra các tiến trình học phù hợp với nhiều mục đích, nhu cầu của từng người học khác nhau thay vì chỉ đưa ra các tiến trình học đáp ứng từng mục đích, nhu cầu riêng lẻ như trong cách tiếp cận của một số mô hình khác [2, 23, 40, 46]. Có nhiều thuộc tính của người học dùng để làm cơ sở thích nghi. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung vào hai khía cạnh của người học để làm cơ sở thích nghi: kiến thức và mục tiêu nhu cầu của người học. Các kết quả mới và đóng góp của chúng tôi trong nghiên cứu mô hình người học là việc lựa chọn và biểu diễn các đặc trưng của người học để làm cơ sở thích nghi theo hai khía cạnh nêu trên.

Các thông tin đặc trưng của người học được biểu diễn thông qua bộ ba giá trị: Đối tượng-Thuộc tính-Giá trị. Chúng tôi biểu diễn các đặc trưng của người học thông qua các nhóm thông tin sau: Định danh người học, Khóa học, Nhu cầu và mục đích học tập, Trình độ kiến thức (Về môn học người học tham gia) [64].

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 47 - 49)