So sánh các hệ thống

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 35 - 36)

Chúng tôi so sánh các hệ thống học thích nghi trên các tiêu chí: mô hình nội dung học, xây dựng mô hình học, cơ chế thích nghi trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: So sánh các hệ thống học thích nghi

Tiêu chí ELM-ART INTERBOOK AHA KBS Hyper- book

Mô hình nội dung Mạng Mạng Mạng Mạng

Nội dung khóa học Tập các khái

niệm Tập các chỉmục Tập các kháiniệm Tập các kháiniệm Mô hình người học Mô hình phủ

sử dụng giá trị nhị phân Mô hình phủ sử dụng miền giá trị Mô hình véc-

tơ Mô hình phủsử dụng giá trị xác suất Thuộc tính thích nghi Kiến thức Kiến thức Sở thích, kiến

thức Mục tiêu Kỹ thuật thích nghi Chỉ dẫn trực tiếp Cung cấp cácchú thích và Thay đổi trật tự liên kết Ẩn các liên

kết Tùy biến liênkết

Sau khi tìm hiểu, phân tích và so sánh các hệ thống. Theo quan điểm của chúng tôi, các hệ thống này còn tồn tại những điểm hạn chế dưới đây:

- Mô hình nội dung học: Các hệ thống đều sử dụng mô hình mạng để xây dựng mô hình nội dung học là tập các khái niệm. Các mô hình này mới quan tâm đến việc đưa ra được các khái niệm phù hợp với người học mà chưa xem xét việc thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ học phù hợp với người học trong quá trình tham gia khóa học. Các mô hình này lựa chọn được khái niệm phù hợp với người học nhưng chưa hướng dẫn người học làm thế nào để tìm hiểu được khái niệm đó.

- Mô hình người học: Khi xây dựng mô hình người học, các hệ thống nêu trên chưa sử dụng nhiều thuộc tính của người học để thích nghi. Sử dụng giá trị nhị phân (Ví dụ: biết/không biết), giá trị định tính (Ví dụ: tốt, trung bình, kém), giá trị định lượng (Ví dụ: tập số nguyên trong khoảng [1. . .100]) để định lượng mức độ hiểu biết khái niệm của người học. Các giá trị này không đạt được độ chính xác cao khi đánh giá mức độ hiểu biết của người học. Thêm vào đó, hệ thống sẽ gặp khó khăn trong việc phân lớp người học để thích nghi khi dựa trên các giá trị này. Ngoài ra, các hệ thống này cũng không đánh giá mức độ hoàn thành việc thực hiện các hoạt động của người học (Do cách tiếp cận mô hình nội dung học không xem xét đến các hoạt động, nhiệm vụ học tập).

- Cơ chế thích nghi: Lựa chọn các nội dung phù hợp với người học (Ví dụ: các khái niệm trong hệ thống INTERBOOK và AHA, bài tập lớn trong KBS Hyperbook

. . .), chưa tạo ra tiến trình học tập phù hợp với người học, cũng như trong mỗi giai đoạn của tiến trình học chưa hướng dẫn người học các bước cần thực hiện để có thể hoàn thành giai đoạn đó.

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)