Phần này chúng tôi trình bày các thuộc tính của đối tượng khái niệm, nhiệm vụ. Mỗi khái niệm, nhiệm vụ trong mô hình được mô tả và phân biệt thông qua một tập các thuộc tính. Tập các thuộc tính được xác định phụ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể của khóa học thích nghi. Với mục tiêu xây dựng khóa học thích nghi theo nhu cầu và kiến thức của người học, ngoài các thuộc tính định danh, các thuộc tính của các đối tượng đều tập trung phản ánh hai khía cạnh nhu cầu và kiến thức nêu trên.
2.1.2.1 Thuộc tính của khái niệm
Bảng 2.1: Các thuộc tính cơ bản của Khái niệmThuộc tính Mô tả Thuộc tính Mô tả
Tên Thuộc tính Tên để định danh khái niệm. Khái niệm tiên quyết Danh sách khái niệm tiên quyết của khái
niệm.
Với mỗi khái niệm, ngoài các thuộc tính định danh (Bảng 2.1), chúng tôi sử dụng một số thuộc tính. Các thuộc tính này được sử dụng làm cơ sở để thích nghi theo nhu cầu và kiến thức của người học. Để lựa chọn được các khái niệm cũng như xây dựng tiến trình học phù hợp với người học, trong số các thuộc tính mô tả khái niệm cần có thuộc tính mô tả các đặc trưng của người học. Nhằm phản ánh các thông tin nhu cầu, kiến thức người học, chúng tôi sử dụng các thuộc tính sau đây:
• Thời gian hoàn thành: Thời gian trung bình để người học hiểu được khái niệm. Thời gian trung bình là thời gian để người học ở trình độ bình thường có thể hiểu được khái niệm, thuộc tính này cũng được sử dụng trong các mô hình [46, 59, 60]. Trong các mô hình này, không trình bày cụ thể độ đo của đơn vị thời gian. Chúng tôi xác định độ đo của thuộc tính là số giờ cần thiết để người học có thể hiểu được khái niệm. Thời gian hoàn thành khái niệm ở đây được hiểu là thời gian để hiểu được khái niệm khi đã hiểu các khái niệm tiên quyết.
Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", thời gian trung bình để người học hiểu được khái niệm Thực thể là 0.2 giờ.
• Độ khó: Mức độ đòi hỏi về trình độ đối với người học để hiểu được khái niệm. Chúng tôi cũng sử dụng thang giá trị: Rất dễ, Dễ, Trung bình, Khó, Rất khó như cách tiếp cận của V. Carchiolo [59] để đo mức độ khó của khái niệm.
Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", khái niệm Thực thể
là khái niệm Dễ.
• Bắt buộc: Nếu là khái niệm bắt buộc, để hoàn thành khóa học người học phải hiểu khái niệm, trong trường hợp ngược lại, người học không cần thiết phải tìm hiểu khái niệm này.
Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", khái niệm Quan hệ là bắt buộc, khái niệm Quan hệ 1-1 được xác định là tùy chọn vì khái niệm Quan hệ 1-1
trình bày chi tiết các kiểu quan hệ giữa các thực thể. Người học có thể không cần tìm hiểu khái niệm này vẫn có thể xác định được mối quan hệ giữa các thực thể. Tuy nhiên để xác định được quan hệ giữa các thực thể, người học cần phải hiểu khái niệm Quan hệ.
Ví dụ: Bảng 2.2 mô tả giá trị các thuộc tính của khái niệmBảng dữ liệu trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ"
Bảng 2.2: Các thuộc tính mô tả khái niệm Bảng dữ liệuThuộc tính Giá trị Thuộc tính Giá trị
Tên Bảng dữ liệu
Khái niệm tiên quyết Khái niệm thực thể Thời gian hoàn thành 0.15
Độ khó Dễ
Bắt buộc Có
2.1.2.2 Thuộc tính của nhiệm vụ
Các thuộc tính mô tả Nhiệm vụ được được liệt kê trong Bảng 2.3. Bảng 2.3: Các thuộc tính cơ bản của Nhiệm vụ Thuộc tính Mô tả
Tên Thuộc tính Tên để định danh nhiệm vụ. Khái niệm tiên quyết Danh sách các khái niệm cần có để thực hiện
nhiệm vụ.
Nhiệm vụ tiên quyết Danh sách các nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước khi thực hiện nhiệm vụ này.
Nhiệm vụ thành phần Danh sách các nhiệm vụ thành phần của nhiệm vụ này
Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", các thuộc tính nhiệm vụ "Xác định quan hệ giữa các thực thể" được mô tả trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Các thuộc tính của Nhiệm vụ "Xác định quan hệ giữa các thực thể"Thuộc tính Giá trị Thuộc tính Giá trị
Tên Xác định quan hệ giữa các thực thể Khái niệm tiên quyết Quan hệ
Nhiệm vụ tiên quyết Xác định thực thể
Nhiệm vụ thành phần Liệt kê các động từ, Xác định kiểu quan hệ