Hệ giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nông thôn trong lĩnh vực giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 94 - 107)

nông thôn trong lĩnh vực giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

Tư tưởng chỉ đạo trong mảng công tác giữ vững ổn định chính trị- xã hội ở nông thôn trong điều kiện hiện nay là: Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp ở cơ sở nhằm phát huy vai trò sức mạnh của HTCT, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể cấp trên để tạo sự chuyển biến vững chắc về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; nâng cao khả năng quản lý, điều hành của chính quyền; bảo đảm mọi hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phải vì lợi ích của nhân dân, do nhân dân; chống tệ quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ ở cơ sở; thường xuyên nắm bắt tình hình kịp thời các âm mưu thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch, đồng thời có kế hoạch, phương án phòng chống có hiệu quả; làm chuyển biến được tình hình và làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của địch. Theo hướng đó, trước mắt cần tập trung lãnh đạo làm tốt các nội dung sau:

- Các cấp ủy đảng tập trung tuyên truyền các chính sách đảm bảo lợi ích cho đồng bào, nhất là vấn đề nhà ở, đất đai, hướng dẫn đồng bào sản xuất, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt; tuyên truyền vận động quần chúng nâng cao cảnh giác với

âm mưu của kẻ địch; không tin, không nghe theo luận điệu tuyên truyền của bọn phản động và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia.

- Triển khai thực hiện tốt các chương trình phúc lợi, các dự án được xây dựng tại các vùng dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa để đồng bào hiểu rõ hơn về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự vươn lên trong đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận đồng bào dân tộc hiện nay.

- Chủ động nắm tình hình, kịp thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác của đồng bào các dân tộc, xoá bỏ tư tưởng đòi ly khai, tự trị còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào dân tộc; tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 25/TW, các Thông báo 184, 255 của Ban Bí thư và Chỉ thị 01/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới”. Các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời có những tin bài đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, vạch trần bộ mặt thật của chúng, tăng cường các tin, bài về đại đoàn kết dân tộc, về đồng bào người Kinh giúp đỡ đồng bào dân tộc trong việc khắc phục khó khăn trong cuộc sống, trong sản xuất và trong sinh hoạt cộng đồng.

- Làm tốt công tác tập hợp, vận động, tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là đối với Kon Tum và Tây Nguyên.

- Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân thực sự vững chắc, xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh, không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “thế trận lòng dân” trọng tâm là ở cơ sở. Xây dựng xã vững mạnh về an ninh quốc phòng, nhất là các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh các xã biên giới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa. Xây dựng các công trình phòng thủ, kho tàng, chốt chiến dịch, đường cơ động, công sự chiến đấu (tập trung cho

biên giới), bảo quản và bảo dưỡng các công trình đã xây dựng. Tổ chức huấn luyện, diễn tập sát với tình hình thực tế, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu nhiệm vụ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để nắm chắc tình hình mọi mặt trên địa bàn (nhất là hoạt động của địch), để có thống nhất trong nhận định, đánh giá tình hình hoạt động của địch, chống thủ đoạn tung tin giả của địch, từ đó đề xuất các chủ trương, biện pháp chỉ đạo giải quyết xử lý thống nhất, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý biên giới, đối ngoại, nhanh chóng có biện pháp giải quyết tình hình người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia, làm thất bại âm mưu kích động, tiếp tay lôi kéo vượt biên ồ ạt và lập các trại tạm cư trên đất Campuchia. Ngăn chặn hoạt động xâm nhập của bọn phản động, làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” vùng lãnh thổ ly khai ở Tây Nguyên.

- Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang phát huy vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng hệ thống chính trị cơ sở theo Nghị quyết TW5 khoá IX để tạo sự chuyển biến vững chắc về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Nâng cao khả năng quản lý điều hành của chính quyền, tăng cường giáo dục vận động cảm hoá thuyết phục. Bảo đảm mọi hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phải vì lợi ích của nhân dân, do nhân dân. Chống tệ quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ ở cơ sở, làm chuyển biến được tình hình và làm thất bại âm mưu phá hoại của địch.

- Đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng do quân đội đảm nhiệm trên địa bàn Kon Tum, để kết hợp tốt việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng các khu quốc phòng - an ninh trên các địa bàn, thực hiện các dự án định canh định cư, giúp dân phát triển kinh tế trên các địa bàn xung yếu, dọc biên giới để thu hút dân tham gia sản xuất phù hợp với phương hướng phát triển sản xuất và an ninh quốc phòng góp phần bảo vệ vững chắc biên giới.

- Sử dụng lực lượng tổ đội công tác, tăng cường làm công tác vận động quần chúng trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng ở địa phương, do cấp uỷ, chính quyền từ cấp huyện, tỉnh chỉ đạo chặt chẽ, điều hành trực tiếp, cơ quan quân sự làm tham mưu, thực hiện theo cơ chế thống nhất, nghiên cứu cải tiến nội dung, phương

thức hoạt động, đầu tư thoả đáng phương tiện cho các tổ, đội công tác để nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần xoá bỏ Tin lành Đề ga, chống vượt biên, góp phần tích cực trong giải quyết những bức xúc và phức tạp tình hình trên địa bàn một cách hiệu quả. Tập trung vào biện pháp chính trị là cơ bản. Trước hết là phải tìm cách khôi phục niềm tin của dân. Vấn đề cơ bản nhất hiện nay là phải nắm được quần chúng, trước hết là quần chúng thuộc tín đồ Tin lành. Muốn vậy, phải trên cơ sở nâng cao đời sống của đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó giải quyết tư tưởng ly khai, tự trị để phát động quần chúng dám đứng lên tố cáo âm mưu địch, không để bọn Đề ga khống chế cán bộ cơ sở và khống chế dân.

- Khẩn trương xoá bỏ “Tin lành Đề ga”, song song với nó không thể chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số muốn theo Tin lành Việt Nam (miền Nam) ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Muốn giải quyết thoả đáng vấn đề tín ngưỡng của đồng bào phải trên cơ sở có nơi thờ tự, có đủ các chức sắc hành nghề tôn giáo thì chúng ta mới có thể thông qua các chức sắc của Tin lành để vận động nắm quần chúng và phát động quần chúng đấu tranh loại bỏ “Tin lành Đề ga”.

- Phối hợp với các ngành tổ chức đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực ngoại giao, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các đoàn ngoại giao, phóng viên báo chí nước ngoài lên Kon Tum không để địch lợi dụng móc nối, hoạt động. Đấu tranh đối ngoại của ta phải hoàn toàn chủ động, đẩy các thế lực thù địch của nước ngoài vào thế đối phó bị động.

- Kết hợp một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp để tăng cường công tác an ninh.

+ Sử dụng triệt để những người đầu thú khai báo tốt để tiến hành vận động quần chúng, vạch trần âm mưu của địch, kêu gọi đối tượng còn lẩn trốn tiếp tục đầu thú, khai báo. Sử dụng lời khai của các đối tượng và những thông tin của các đối tượng người Thượng lưu vong thông báo cho gia đình tình hình khó khăn ở trong các trại tị nạn và sự lừa bịp của Ksor Kơk để đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho dân hiểu rõ bản chất phản động lừa gạt của Ksor Kơk.

+ Nghiên cứu sử dụng ngay số đầu thú có điều kiện tiếp cận số đang lẩn trốn để tác động thúc đẩy số này ra đầu thú để họ yên tâm ra tự thú. Đối với những người đã ra đầu thú cần đối xử tử tế, yêu cầu khai báo hết tội lỗi và cam kết không tái phạm. Công bố cho họ được hưởng khoan hồng.

+ Song song với công tác tấn công phá rã cơ sở địch, phải đẩy mạnh công tác phát động quần chúng để tấn công hoạt động trái phép của đạo Tin lành, phát động quần chúng khôi phục văn hoá truyền thống dân tộc, qua đó tự bỏ đạo Tin lành Đề ga như các địa phương tiến hành đang thu được kết quả tốt. Sử dụng ngay số chấp sự Tin lành đã khuất phục trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng.

+ Có biện pháp ngăn chặn nguồn tài liệu, tài chính của bọn vượt biên, bọn Fulrô lưu vong gửi về nước để chỉ đạo, kích động, nuôi dưỡng bọn phản động trong nước. Đẩy mạnh hoạt động đấu tranh kiên quyết với các tổ chức phản động quốc tế, tổ chức phi chính phủ lợi dụng danh nghĩa Liên hiệp quốc làm từ thiện để móc nối, chỉ đạo bọn phản động.

KếT LUậN

Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết để tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta. Sự ổn định chính trị là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố -trạng thái ổn định về chính trị chỉ vững chắc khi tất cả các lĩnh vực khác (kinh tế, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tư tưởng, an ninh - quốc phòng...) cũng đạt được sự ổn định tương ứng. Sự mất ổn định ở một lĩnh vực nào đó sẽ gây tác động tiêu cực đến sự ổn định chính trị nói chung và nếu các vấn đề đó chậm được giải quyết, hay giải quyết nửa vời sẽ kéo theo các hậu quả khó lường. Thời gian qua, tuy ổn định chính trị được giữ vững nhưng vẫn còn nhiều nhân tố phức tạp không thể xem thường. Những nhân tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định chính trị là vấn đề dân chủ, vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, vấn đề ruộng đất, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề tư tưởng...

Kon Tum là địa bàn có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự. Trên cơ sở đánh giá đúng vị trị chiến lược ấy; từ sau ngày đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung nhiều công sức và trí tuệ, phương tiện vật chất và có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng ở đây. Điều này bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt của Kon Tum trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế và đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là giữ vững ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

ổn định chính trị xã hội ở nông thôn đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn nói riêng và ở tỉnh Kon Tum nói chung. Vì nông thôn là địa bàn rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Nghị quyết TW5 (khoá IX) đã chỉ rõ những mục tiêu, phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010. Như vậy muốn đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, phải đổi mới cơ cấu cây trồng và vật nuôi, muốn phát huy được tiềm năng, trí tuệ của các thành phần kinh té, muốn giữ vững được an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, muốn phát huy được quyền làm chủ của nhân dân và đặc biệt hết sức quan trọng là muốn gĩư cho nông nghiệp và nông thôn phát triển theo định hướng XHCH thì tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ cơ sở ở nông thôn. Lẽ dĩ nhiên muốn lãnh đạo được công cuộc đổi mới toàn diện ở nông thôn thì tổ chức Đảng ở đó phải có trí tuệ, có như vậy mới quán triệt được đầy đủ tính khoa học của đường lối chính sách, mới phân tích đày đủ tình tình thực tiễn của dịa phương để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đúng đắn, đồng thời phải biết tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu đó. Để đáp ứng được đòi hỏi khách quan đó thì tất yếu phaỉ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn hiện nay.

Song, muốn nâng cao năng lục lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn hiện nay thì trước hết phải nâng cao trình độ văn hoá, lý luận và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ đảng viên ở cơ sơ hiện nay. Đồng thời để khắc phục tình trạng hiện nay ở các tổ chức cơ sở đảng nông thôn đó là: Đảng viên đông mà không mạnh thì phải hết sức coi trọng tới việc phát triển đảng viên mới cho sau này, đồng thời phải tích cực giải quyết cho miễn hoãn những đảng viên tuổi cao, sức yếu không còn khả năng tham gia lãnh đạo và sinh hoạt.

Hơn nữa muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn Kon Tum hiện nay phải tập trung giải quyết cho được chất lượng đội ngũ cấp uỷ, vì đây là trung tâm đầu não của toàn đảng bộ. Nếu đội ngũ cấp uỷ có phẩm chất và năng lực sẽ quyết định đến chất lượng lãnh đạo của Đảng bộ.

Một vấn đề nữa có ý nghĩa hết sức quan trọng và là nguồn động lực to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là mọi chủ trương, chính sách, chế độ của tỉnh, huyện phải hướng về cơ sở nông thôn, phải xuất phát từ vai trò lãnh đạo trực tiếp mọi mặt của Đảng bộ và quy định chế độ chính sách cho công bằng, hợp lý giữa cán bộ Đảng và chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Có như vậy mới khuyến khích được mọi cán bộ đảng viên yên tâm, hăng hái tham gia công tác góp phần vào vệc phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, con người mới XHCN.

Xây dựng tổ chức đảng nông thôn vững mạnh nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum trong giai đoạn hiện nay vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn, một quyết tâm cao của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Đây cũng là vấn đề quan trọng không chỉ cho Kon Tum mà còn cho cả nước nhằm đảm bảo giữ vững ổn

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 94 - 107)