Tổ chức cở sở đảng là khái niệm thành phần của đảng chính trị. Vì thế để thống nhất cách hiểu khái niệm này, cần đặt nó trong tổng thể hiện tượng đảng chính trị.
Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù của xã hội có phân chia giai cấp. Sự phát triển của xã hội hiện đại đã cho thấy: Đảng chính trị - yếu tố cơ bản của hệ thống quyền lực chính trị, của chế độ chính trị và xã hội công dân, ngày càng thể hiện vai trò to lớn là công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp, tổ chức lãnh đạo và đấu tranh giai cấp vì mục tiêu giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước và định hướng chính trị cho phát triển xã hội.
Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Khi xã hội đã phân chia thành giai cấp, có mâu thuẫn về lợi ích giai cấp là có đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp phát triển theo quy luật từ tự phát đến tự giác, từ hình thức thấp đến hình thức cao. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất vì nó giải quyết vấn đề quyền lực chính trị thuộc về giai cấp nào. Giai cấp nào giành được quyền lực nhà nước sẽ trở thành giai cấp thống trị về chính trị đối với xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các đảng chính trị không ra đời cùng với sự ra đời của các giai cấp. Đấu tranh giai cấp phát triển đến một trình độ nhất định là đấu tranh chính trị thì các đảng chính trị mới có khả năng ra đời. Lịch sử cho thấy không có một giai cấp nào cầm quyền mà lại từ bỏ quyền lực chính trị. Đấu tranh chính trị đòi hỏi giai cấp phải có mục tiêu chính trị rõ rệt, phải có tổ chức chặt chẽ để tập hợp lực lượng của giai cấp, để huy động lực lượng của đồng minh đánh bại kẻ thù, giành thắng lợi. Chính lúc đó, do đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh, do sự phát triển lực lượng và do yêu cầu về tổ chức, đảng chính trị của giai cấp ra đời.
Đảng chính trị là một bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của giai cấp nào đó hay của một tầng lớp nào đó của một giai cấp. Đảng chính trị là một phạm trù lịch sử. Nó là một tổ chức chính trị bao gồm những phần tử tích cực nhất, tiêu biểu nhất của một giai cấp hay các tập đoàn hợp thành giai cấp, nó là công cụ quan trọng nhất để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình.
Đảng chính trị là một tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp trong xã hội, liên kết nhiều đại biểu tích cực nhất của giai cấp hay tầng lớp ấy lãnh đạo họ đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định.
Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó, các đảng có thể là đảng vô sản, đảng tư sản, đảng địa chủ, nông dân hay đảng tiểu tư sản; cũng có thể là đảng phản ánh lợi ích liên minh các giai cấp như: đảng tư sản - địa chủ; đảng tư sản - tiểu tư sản.. Đôi khi (nhất là ở các quốc gia nhiều dân tộc) các đảng có sắc màu dân tộc- nhưng ngay cả trong trường hợp này thì cơ sở của mọi hoạt động của các đảng trước hết vẫn là lợi ích giai cấp. Bởi vậy, khi xét về bản chất của đảng này
hay đảng khác, không nên theo tên gọi của đảng hoặc cương lĩnh của nó mà phải xét theo việc làm cụ thể của đảng đó.
ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản là hệ thống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chế độ "đa nguyên chính trị" bề ngoài thì có vẻ dân chủ, các đảng đều có quyền tranh cử nhưng về thực chất thì đều là "nhất nguyên chính trị". Ngay cả trường hợp có một số đảng liên minh cầm quyền; trong thực tế vẫn chỉ có đảng lớn nhất, có thế lực nhất nắm quyền quyết định, và suy đến cùng là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa.
ở các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị và chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản tiến hành công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình, mục tiêu đã lựa chọn.
Như vậy, đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, đảng chính trị nào cũng tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện. Không có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp. Trong mọi thời đại khi xã hội còn phân chia giai cấp thì không thể có một đảng chính trị vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị bóc lột vừa đại diện cho lợi ích của các cấp và nhân dân lao động bị bóc lột. Chính vì vậy, không thể có cái gọi là một đảng chính trị của nhiều giai cấp như các đại biểu của giai cấp tư sản vẫn tuyên truyền.
Do đặc điểm chính trị của mỗi nước chi phối, nên số lượng và tên gọi các đảng chính trị cũng như cách thức tổ chức, hoạt động của các đảng chính trị trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Nhưng với tính cách là lực lượng cầm quyền, đảng chính trị nào cũng có trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc.
Do tồn tại những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau về đảng chính trị, nên trên thực tế, không phải các đảng chính trị nào cũng có nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động giống nhau.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một Đảng cách mạng kiểu mới - Đảng Cộng sản, trong hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề này đã được đặc biệt chú trọng.
Những tư tưởng, quan điểm về vị trí, vai trò của TCCSĐ của các Đảng Cộng sản đã được C.Mác, Ph.Ăngghen nêu lên đầu tiên và được thể hiện trong quá trình xây dựng, lãnh đạo “Liên đoàn những người cộng sản”- một tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập vào tháng 12 năm 1847. Trong Điều lệ của “Liên đoàn những người cộng sản”, hai ông nêu: Các chi bộ của “Liên đoàn” được thành lập dưới hình thức các hội bí mật trong các hiệp hội công nhân, “Chi bộ gồm ít nhất là ba và nhiều nhất là ba mươi hội viên của liên đoàn” [32, tr.494]. Chi bộ là nơi kết nạp hội viên mới, quản lý hội viên, nơi tuyên truyền giác ngộ lý tưởng cộng sản, lãnh đạo công nhân đấu tranh với giai cấp tư sản nhằm lật đổ ách thống trị của chúng, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Điều lệ “Liên đoàn những người cộng sản” xác định: “Về cơ cấu, Liên đoàn gồm những chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ, Ban chấp hành Trung ương và Đại hội” [32, tr.132]. Như vậy TCCSĐ là một bộ phận cấu thành nên Đảng. Không có TCCSĐ thì không có Đảng, sự vững chắc từ nền tảng của Đảng là bảo đảm chắc chắn cho sự vững chắc của toàn Đảng.
Trong điều kiện “Liên đoàn những người cộng sản” chuyển từ hoạt động bí mật sang hoạt động công khai, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển những tư tưởng của mình về vị trí, vai trò của TCCSĐ. Hai ông chỉ rõ sự mơ hồ của phần lớn đảng viên trong bước chuyển đổi ấy. Đặc biệt là một số chi bộ của “Liên đoàn” bắt đầu buông lỏng và dần dần cắt đứt liên hệ với Ban chấp hành TƯ, làm cho Đảng “mất chỗ dựa vững mạnh và duy nhất của mình” [31, tr.167]. Hậu quả là các nhà dân chủ tiểu tư sản lợi dụng thời cơ khống chế và lãnh đạo liên đoàn [31, tr.167]. C.Mác và Ph.Ăngghen đã sớm thấy nguy cơ và hậu quả của tình trạng đó. Theo quan điểm của hai ông, nếu không như thế thì ĐCS sẽ lại một lần nữa bị giai cấp tư sản lợi dụng và kéo theo đuôi nó như năm 1824 [31, tr.168]. Nhiệm vụ mà C.Mác và Ph.Ăngghen để ra lúc này là phải tổ chức lại “Liên đoàn” làm cho Đảng công nhân phải hành
động sao cho có tổ chức nhất, thống nhất và độc lập nhất. Đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bọ của “Liên đoàn”, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân, trong đó lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản được đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Hai ông chỉ rõ: “Để khỏi một lần nữa bị tụt xuống làm vai trò của kẻ vỗ tay hoan nghênh bọn dân chủ tư sản, công nhân và trước hết là Liên đoàn phải cố gắng thành lập song song với phái dân chủ chính thức một tổ chức đảng riêng biệt, bí mật và công khai của công nhân và biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân'' [31, tr.348].
Như vậy, tuy chưa dùng thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng” nhưng những tư tưởng và quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ đã được nêu ra và phát triển trong quá trình xây dựng, lãnh đạo tổ chức “Liên đoàn những người cộng sản”. Những tư tưởng, quan điểm của hai ông đã coi các chi bộ là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nơi thực hiện nhiệm vụ xây dựng nội bộ Đảng, kết nạp và quản lý đảng viên, thảo luận các công việc của Đảng, là trung tâm, là hạt nhân chính trị của các hiệp hội công nhân, uốn nắn những lệch lạc, tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức lãnh đạo các hiệp hội công nhân thực hiện mục đích, lý tưởng cộng sản.
Những tư tưởng của C. Mác và Ph.Ăngghen được Lênin kế thừa, phát triển trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức và tiến hành xây dựng một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, Lênin đặc biệt nhấn mạnh và quan tâm việc thành lập chi bộ của Đảng công nhân dân chủ- xã hội Nga ở nhà máy, công xưởng, quân đội, các địa phương và coi trọng xây dựng các chi bộ đó trở thành hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Người nhấn mạnh “mỗi nhà máy phải là một thành trì” [28, tr.17] của Đảng.
Thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng” đã được Lênin chính thức sử dụng trong bài báo “Về việc cải tổ Đảng” được viết vào cuối năm 1905. Trong bài báo này, Người chỉ rõ các chi bộ lúc ấy là các TCCSĐ [29, tr.108].
Thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng” đã được Lênin tiếp tục sử dụng trong các tác phẩm và bài viết tiếp theo. Trong bài báo “Tiến tới thống nhất”, Lênin viết: ”Những điều kiện khách quan đòi hỏi rằng những chi bộ công nhân phải làm cơ sở của Đảng [30, tr.448]. Người còn chỉ rõ: “Các tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng” [28, tr.77].
Trong bài báo “Bước vào con đường đúng”, Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của đảng trong quần chúng, nơi Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động, giáo dục, dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Người còn đưa ra quan điểm TCCSĐ là “điểm tựa” để Đảng làm chủ trong mọi tình huống, là điều kiện cụ thể khi Đảng tiến hành tuyên truyền, cổ động và thực hiện đường lối, chủ trương của mình [29, tr.258-259].
Khi Đảng Bôn-sê-vích Nga trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã đặt vấn đề phải đa dạng hoá hình thức tổ chức các TCCSĐ ở tất cả các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế- xã hội, ở tất cả các tổ chức, các hội và hiệp hội, phải tăng cường sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau và phải có nội dung, phương thức hoạt động phong phú, thiết thực. Có như thế các TCCSĐ mới toả rộng, ăn sâu, bám chắc trong quần chúng, mới thực sự là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội, trong tất cả các tổ chức quần chúng.
Những tư tưởng, quan điểm về TCCSĐ của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin nêu trên được Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Ngay ngày đầu thành lập Đảng, trong Điều lệ vắn tắt của ĐCS Việt Nam do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã chỉ ra: Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố. Đến Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, trong Điều lệ được Hội nghị thông qua, Đảng đã khẳng định vị trí nền tảng của TCCSĐ, lúc này là chi bộ. Điều lệ chỉ rõ: Căn bổn tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, mỏ, công sở, nhà buôn,
trường học). Tất cả đảng viên làm ở trong những chỗ ấy đều phải vào chi bộ. Vị trí nền tảng của TCCSĐ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 khẳng định rõ hơn: Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng. Luận điểm này đã được Hồ Chí Minh lý giải rõ ràng và dễ hiểu qua nhiều bài nói và bài viết. Người đã đưa ra luận điểm nổi tiếng: muốn làm nhà cho tốt, phải xây dựng nền cho vững; Chi bộ là nền móng của đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích vị trí, vai trò nền tảng của TCCSĐ ở những khía cạnh, những mặt chủ yếu như: quan hệ với việc xây dựng nội bộ và nâng cao chất lượng của Đảng, với vai trò và chất lượng lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, với mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng, với niềm tin yêu của quần chúng đối với Đảng.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chất lượng của TCCSĐ có quan hệ mật thiết với chất lượng của toàn Đảng, là nhân tố quan trọng cấu thành chất lượng của Đảng. Người chỉ ra rằng: để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ kém là những khâu yếu của Đảng. Vì thế, Người luôn nhắc nhở: xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò nền tảng của TCCSĐ còn được thể hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Đây là lý do, là cơ sở, điều kiện để Đảng tồn tại và có sức mạnh. Sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng luôn luôn là nguồn sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng. Sự ăn sâu, bám chắc của các TCCSĐ trong quần chúng làm cho đường lối, chính sách đúng của Đảng nhanh chóng được quần chúng tiếp nhận và thực hiện. Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng nhưng TCCSĐ không phải là một tổ chức thụ động, theo đuôi quần chúng mà là tổ chức lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của TCCSĐ được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây: vận động, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục quần chúng thấu hiểu sự đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, chủ động tìm giải pháp lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện, uốn nắm kịp thời những lệch lạc trong nhận thức và hành động của quần chúng, là hạt nhân,
trung tâm đoàn kết, củng cố niềm tin thực tế của quần chúng đối với Đảng. Vai trò hạt nhân lãnh đạo của TCCSĐ còn được thể hiện trong mối quan hệ nhân quả giữa