Nông thôn Việt Nam và vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn trong việc bảo đảm ổn định chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 34 - 42)

nông thôn trong việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội

Nông dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời đại các vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay luôn luôn phải đấu tranh với thiên tai, địch hoạ vô cùng khốc liệt. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, để chiến thắng, họ phải liên kết lại với nhau, dựa vào nhau. Cho nên nét đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của nông dân Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Xuất phát từ một nền văn minh nông nghiệp lúa nước điển hình, vai trò của gia đình, gia tộc và cùng với nó là cộng đồng làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất; hỗ trợ nhau về mặt tinh thần và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị. Tính cộng đồng thể hiện trong quan hệ huyết thống như thế vừa có tính hợp lý lại vừa bộc lộ mặt tiêu cực đối với xã hội, gây chia rẽ, bè phái. Quan hệ theo huyết thống là cơ sở của tính tôn ti: người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới; theo đó, con của người sinh ra trước thuộc bậc trên, con của người sinh sau thuộc bậc dưới (không kể tuổi tác). Sự phân biệt hết sức nghiêm ngặt này dẫn đến mặt trái là óc gia trưởng.

Bên cạnh quan hệ dòng họ chiếm số đông, những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Quan hệ họ hàng quyện chặt với quan hệ tình làng nghĩa xóm lâu đời tạo nên sự gắn bó keo sơn khó có thể tách rời. Người Việt Nam không thể thiếu được bà con làng xóm, đồng thời cũng không thể thiếu được anh em họ hàng. Hàng loạt sự tương đồng: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương... tạo sự đồng nhất sẵn sàng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Họ cùng chia sẻ niềm vui trước những thành công của người trong gia tộc, xóm làng; cùng đau xót trước những khó khăn, thất bại của những người trong họ, trong làng- những người hàng ngày cùng chung một bến nước, cùng chung một giếng nước, cùng cày chung một con trâu... Họ sẵn sàng cùng chia xẻ từng bát gạo, củ khoai khi giáp hạt; cho nhau mượn con lợn, thúng thóc khi đám cưới, đám tang, làm nhà... Người Việt Nam luôn có tính cộng đồng rất cao, gắn bó với cộng đồng, hoà đồng vào cuộc sống cộng đồng, ý thức về con người cá nhân thường bị xem nhẹ.

Những quan hệ vật chất và tinh thần ấy được hình thành, hun đúc và thử thách qua nhiều thế hệ, dần dần tạo thành những phong tục, tập quán mang tính làng xã, có sức mạnh liên kết nhau vô cùng bền chặt. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau.. Được phát huy đúng đắn, tính cộng đồng làng xã, dòng họ đó giúp cho người ta có thể vượt qua những khó khăn, thử thách không nhỏ làm nên những kỳ tích đáng tự hào. Tuy nhiên, tính dân chủ bình đẳng như thế kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng điều này được thể hiện khá rõ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, rõ nét nhất là ở vùng sâu, vùng xa...

Được cố kết bởi tình làng nghĩa xóm, bởi dòng họ qua nhiều thế hệ, trên một địa bàn tương đối ổn định, sản phẩm của tính cộng đồng đó là một tập thể làng xã mang tính tự trị: các làng tồn tại biệt lập với nhau và biệt lập với triều đình phong kiến. Làng nào biết làng ấy, mỗi làng là một vương quốc khép kín với luật lệ riêng (mà các làng gọi là hương ước, luật tục). Truyền thống phép vua thua lệ làng thể hiện quan hệ dân chủđặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam.

Người dân trong cùng một làng xã có thể hiểu rõ hoàn cảnh của nhau với tất cả mặt mạnh, mặt yếu của nó. Sự hiểu biết đó, về mặt khách quan, hình thành sự giám sát lẫn nhau trong công việc và trong các quan hệ đạo đức. Do đó, nó có tác động tích cực trong việc xây dựng cộng đồng tự quản ở nông thôn. Đó là mặt thuận lợi mà ở các phố phường không có được. ở nơi thôn dã, người ta có thể hiểu biết nhau, quan sát nhau thường xuyên, sự quan sát đó không chỉ trong một thế hệ, một đời người. Trong điều kiện đó "cuộc sống hai mặt" khó có đất tồn tại.

Tính tự trị, chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng. Vì phải tự lập, tự lo liệu lấy mọi việc nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó đồng thời cũng tạo nên nếp sống tự cấp, tự túc, tự đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống trong làng xã mình. Mặt khác cũng do tính tự trị mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ và óc bè phái, địa phương cục bộ, óc gia trưởng- tôn ti, trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa, một điểm sinh đôi cùng óc gia trưởng vẫn đang tồn tại bám rễ dai dẳng trong xã hội. Tùy từng lúc, từng nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy. Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe doạ sự sống còn của cả cộng đồng thì tinh thần yêu nước, đoàn kết và tính tập thể lại trỗi dậy, nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên.

Ngày nay vẫn còn đó tất cả những giá trị quý báu và cả những hạn chế thuộc về đặc thù ở nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Kon Tum nói riêng. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Trách nhiệm đó thuộc về cả người nghiên cứu lý luận lẫn những nhà hoạt động chính trị thực tiễn; cả cán bộ lãnh đạo lẫn quần chúng nhân dân, cả HTCT từ trung ương đến cơ sở.

Ra đời và trưởng thành ở nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm số đông trong dân cư, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề nông dân. Các TCCSĐ nông thôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt tiến

trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, TCCSĐ nông thôn luôn giữ vai trò lãnh đạo quần chúng, nhạy bén, chủ động trong việc lôi cuốn và phát động quần chúng thực hiện đường lối giải phóng dân tộc, đem lại ruộng đất cho nông dân, đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng thật sự là chiến sĩ tiên phong, gắn bó mật thiết và lãnh đạo quần chúng ở nông thôn.

Vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn càng tăng lên khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân ta tiến lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm 80% dân số, điều đó càng trở nên đặc biệt quan trọng khi cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Với tính cách là hạt nhân chính trị của tổ chức Đảng ở cơ sở, trước hết đòi hỏi các chi bộ, đảng bộ cơ sở phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, nắm vững tình hình đặc điểm của đơn vị cơ sở để từ đó đề ra được phương hướng, mục tiêu, những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, thích hợp... góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Các chi bộ, đảng bộ cơ sở hoạt động trong mối quan hệ thường xuyên với quần chúng và với thực tiễn, chủ động giải quyết những vấn đề được đặt ra hàng ngày, hàng giờ trong sản xuất, công tác và đời sống nhân dân, phát huy tính chủ động và sáng tạo của chi bộ và đảng bộ cơ sở, đồng thời biết tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên. Sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ cơ sở nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và thường xuyên kiểm tra, giám sát, giáo dục, động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên của chi bộ, đảng bộ cơ sở nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong nhận thức và hành động; sàng lọc, loại bỏ ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa, lạc hậu, tạo điều kiện củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ cơ sở.

Vai trò nền tảng và vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ và thống nhất với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Vai trò hạt nhân chính trị được phát huy tốt

thì càng củng cố cho vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở thêm vững chắc, ngược lại, trên cơ sở giữ vững vai trò nền tảng, thì vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng cũng được nâng cao.

TCCSĐ nông thôn là nơi tiến hành mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng trên địa bàn nông thôn. TCCSĐ nông thôn là người đại diện cho lập trường giai cấp công nhân ở nông thôn, là hạt nhân của khối đoàn kết trong nông dân và khối liên minh công- nông- trí ở nông thôn, là đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng trên mặt trận nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

TCCSĐ nông thôn là “gốc rễ của Đảng” trong nông dân, là cầu nối liền giữa Đảng với nông dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của họ, phản ánh với Đảng để Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời TCCSĐ nông thôn còn là nơi kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách đó, cung cấp cho Đảng những kinh nghiệm quý góp phần làm cơ sở cho nhiều chủ trương, chính sách lớn đúng đắn của Đảng.

Trên 20% tổng số cơ sở đảng của toàn Đảng là TCCSĐ ở nông thôn với số lượng đảng viên chiếm trên 48% tổng số đảng viên của Đảng. Điều đó cho thấy năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ đảng viên nông thôn có quan hệ mật thiết đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng, đến chất lượng giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn theo đúng đường lối đổi mới của Đảng. Vì vậy trong những năm qua cùng với việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Đảng ta luôn coi trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ nông thôn.

Với nhận thức đó và cách làm đó trong 20 năm đổi mới đất nước, nhiều vấn đề vướng mắc, cản trở đối với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn đã được từng bước tháo gỡ ; ngăn ngừa và xử lý khá kịp thời, tương đối có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột xã hội, cũng như các điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra trong khu vực nông thôn, miền núi; tạo lập được sự đồng thuận xã hội - môi tường và điều kiện để phát huy tiềm năng, lực lượng trong nông thôn nói riêng và trong toàn xã

hội nói chung. Những thành tựu to lớn trên mặt trận nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực đã tạo tiền đề vất chất cần thiết để bước đầu giải quyết thỏa đáng hơn vấn đề nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Tất nhiên với tư cách là nhân tố lãnh đạo cầm quyền, nơi nào có sai sót chủ quan, có cán bộ thoái hoá, đụng chạm đến lợi ích và cuộc sống của nông dân sẽ gặp sự phản ứng quyết liệt của họ. Nông dân ngày nay đã có một địa vị mới, có sự trưởng thành về nhận thức, năng lực hành động, họ càng không thể và không bao giờ chịu chấp nhận mối quan hệ kiểu quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, hách dịch, tư lợi, tham nhũng, sách nhiễu... của cán bộ, đảng viên và chính quyền địa phương. Tinh thần đó, sự phản kháng đó nhìn bằng con mắt tích cực chính là thành quả tinh thần vô giá của phong trào nông dân, của ý thức làm chủ của nông dân do sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đem lại. Chúng ta không cản trở mà phải phát huy mạnh mẽ giá trị này để xây dựng Đảng, xây dựng chế độ và phát triển đất nước.

Mặc dù có sự khác biệt giữa các cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay (do yếu tố văn hoá truyền thống, do tác động nhiều mặt của quá trình phát triển: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh), nhưng nhìn tổng thể, nông thôn nước ta hiện nay vẫn có thể nhận diện qua các nét đặc trưng chung sau:

- Đa số các cộng đồng làng xã Việt Nam vẫn còn trong tình trạng kinh tế thuần nông, tự cấp, tự túc, mức sống của nông dân quá thấp.

- Đa số các cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất hàng hoá như thị trường, vốn, khả năng kinh doanh; sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, không cạnh tranh được với thị trường bên ngoài, sức mua của nông dân giảm; thiếu việc làm cho người lao động.

- Tổ chức và cán bộ thuộc HTCT đều còn rất yếu, bất cập về nhiều mặt; thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, hủ tục lạc hậu có xu hướng phục hồi, pháp luật chưa đủ mạnh...

- Đồng thời, mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình đô thị hoá nông thôn cũng làm phát sinh những vấn đề phức tạp mới. Đó là tình trạng phân hoá giàu-

nghèo ngày càng có chiều hướng gia tăng, thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp tăng chậm (trên 80% hộ nghèo của cả nước tập trung ở khu vực nông thôn). Đó là hiện tượng một bộ phận nông dân không còn đất sản xuất, lấy tiền đền bù giải toả dùng cho việc ăn tiêu phung phí, không lo học nghề, tìm việc làm giải quyết đời sống lâu dài trở nên thất nghiệp, thiếu đói kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác làm phức tạp đời sống xã hội nông thôn, đặc biệt là nạn lừa gạt, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái ở các vùng nông thôn ra các đô thị và ra nước ngoài làm mại dâm ngày càng phức tạp. Tệ nạn ma tuý ở nông thôn miền núi và biên giới chưa suy giảm. Hiện tượng đề đóm, rượu chè, trai gái, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo... làm cho xã hội nông thôn Việt nam xưa vốn thuần khiết, nay đã có nhiều sự xáo trộn.

- Bên cạnh những người nông dân hết mình đấu tranh cho lẽ phải, đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ thành quả của cách mạng thì vẫn còn có những biểu hiện lãnh đạm chính trị. Đây vừa là một hiện tượng chính trị xã hội, vừa là một hiện tượng tâm lý xã hội của bộ phận dân cư nông thôn hiện nay, biểu hiện ở thái độ bàng quan trước quá trình chính trị đang diễn ra, thờ ơ với việc học tập nâng cao trình độ chính trị, không muốn tham gia hoạt động chính trị, né tránh những đòi hỏi phải thể hiện quan điểm trong đánh giá các cá nhân lãnh đạo, tổ chức và hoạt động của HTCT ở cơ sở. Nhiều cá nhân tham gia các hoạt động chính trị- xã hội một cách hình thức. Sự lãnh đạm trong nâng cao nhận thức chính trị cho bản thân của một bộ phận nông dân làm cho sự hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật... nói chung là sự hiểu biết chính trị của họ còn rất nhiều hạn chế. Những người này không phân biệt được đúng- sai, tốt- xấu, thật- giả, bạn- thù... đến khi bị kẻ xấu

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)