Quan tâm xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 90 - 94)

Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. HTCT ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.. Thế nhưng, thực tế cũng cho thấy, hiện nay cơ sở và HTCT cơ sở đang là mắt khâu yếu nhất, là

điểm xung yếu nhất của HTCT nước ta. Vì vậy, hướng về cơ sở, quan tâm và đầu tư

cho cơ sở đã, đang và sẽ là quan điểm định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Năng lực lãnh đạo của TCCSĐ, trên một phương diện nhất định, vừa là nguyên nhân, vừa là một tiêu chí biểu hiện chất lượng của HTCT.Chính vì vậy, không ngừng tăng cường sức mạnh của HTCT là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính trị trọng yếu của TCCSĐ ở nông thôn. Từ thực trang HTCT cơ sở ở Kon Tum, cần ưu tiên các giải pháp sau:

- Cấp ủy đảng cần có chủ trương, giải pháp để từng bước nâng cao năng lực điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở.

Cùng với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có vai trò quan trọng. Với tư cách là người đại diện cho nhân dân, HĐND và UBND các cấp phải thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Trên cơ sở các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính quyền phải cụ thể hóa thành những chương trình hành động cụ thể, thiết thực và tổ chức cho nhân dân thực hiện. Hiệu lực quản lý và điều hành của chính quyền được thể hiện ở chỗ mỗi chủ trương, nghị quyết của Đảng đều đi vào cuộc sống của nhân dân để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Phải làm cho mỗi chủ trương, kế hoạch, chương trình hành động của chính quyền là một “mệnh lệnh” để quần chúng nhân dân chấp hành, thực hiện. Chính quyền phải là người nói dân nghe và nghe dân nói, không làm những điều phương hại đến lợi ích của nhân dân cũng như không để cho những người lợi dụng dân chủ làm những điều sai trái, vi phạm pháp luật, không tuân thủ những quy định của chính quyền về quản lý xã hội. Đương nhiên, ở bất cứ một tổ chức nào trong hệ thống chính trị cũng đòi hỏi

phải có một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, nếu không thì sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của Đảng giao. Do đó, muốn nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp thì phải có đội ngũ cán bộ vững mạnh, những người không chỉ có lòng trung thành, nhiệt tình, có tính quyết đoán mà còn phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu pháp luật, nắm vững các nguyên tắc quản lý kinh tế-xã hội và có đầu óc lãnh đạo, quản lý, điều hành các công việc thuộc phạm vi mình phụ trách. Có như vậy mới làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan công quyền đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực thi có hiệu quả công việc được giao ở từng địa phương, cơ sở.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể của quần chúng.

Việc phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể trong hoạt động của mình cũng góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Tây Nguyên. Có những vụ việc mà Đảng và chính quyền không thể giải quyết ngay được, hoặc không thể trực tiếp được đến đối tượng cần giải quyết mà phải thông qua mặt trận và các đoàn thể quần chúng để tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng sẽ làm cho quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân càng thêm gắn bó. Dân tin Đảng, hiểu được những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội là nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.

Vấn đề đặt ra là phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng sao cho mọi người dân đều có thể tiếp nhận và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, xa dân, phải đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng theo hướng sát dân. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đa dạng hóa các hình thức vận động và nâng cao tỷ lệ tập hợp quần chúng

nhân dân vào tổ chức, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân. Phát huy các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư, coi trọng vai trò già làng, trưởng thôn, những người có uy tín ở cộng đồng trong công tác vận động quần chúng. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chú ý đối với Tin lành miền Nam (Việt Nam) như chủ trương của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh. Giữ vững sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo, không tạo ra những khoảng cách để kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo và làm mất ổn định chính trị xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Vấn đề dân làm chủ cũng là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc.

Làm thế nào thực hiện tốt phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là việc làm không đơn giản nếu như không phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Và chừng nào qui chế này chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân thì cơ chế nhân dân làm chủ sẽ không được phát huy. Bởi lẽ, dân làm chủ thì mọi việc có liên quan đến sản xuất và đời sống của nhân dân thì họ phải biết, phải được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến. Mọi việc dù nhỏ hay lớn nếu người dân không được tham gia bàn bạc thì họ sẽ thắc mắc, thậm chí có những hành động tiêu cực, gây khó khăn cho chính quyền trong việc tổ chức thực hiện và nhất là không tạo được sự đồng tình, đồng thuận trong xã hội dẫn đến có những việc làm sai trái phải trả giá. Vì vậy, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong mọi hoạt động của đời sống xã hội nhằm tạo ra một sự nhất trí cao, một sự đồng thuận, đồng lòng trong xã hội.

Xây dựng các tiền đề kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện tốt dân chủ cơ sở. Phải xác định rõ ràng xây dựng và thực hiện dân chủ theo định hướng XHCN, làm cho bản chất dân chủ XHCN thấm sâu vào suy nghĩ, tâm tư tình cảm, nếp sống phong tục và khả năng sáng tạo của mỗi người dân, mỗi cộng đồng. Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí bằng phổ cập giáo dục từng bậc học, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Người dân không thể làm chủ bản thân, làm chủ xã hội khi còn nghèo nàn lạc hậu, ốm đau bệnh tật, mù chữ. Các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở phải thật sự coi trọng và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, đội ngũ cán bộ phải nắm vững tinh thần, nội dung của quy chế dân chủ và gương mẫu thực thi đồng thời tuyên truyền giải thích cho dân hiểu nội dung dân chủ và đảm bảo các điều kiện cũng như động viên nhân dân thực hiện đúng quy chế dân chủ, ngăn chặn loại bỏ các biểu hiện độc đoán chuyên quyền, trù dập nhân dân, biểu hiện dân chủ hình thức, dân chủ một chiều, dân chủ cực đoan.

Cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin cho nhân dân, đảm bảo thực hiện quyền được thông tin của mỗi người dân, thông tin cung cấp phải chính xác trung thực, đồng thời định hướng cho nhân dân hiểu đúng thực chất của thông tin để cung cấp thông tin kịp thời và chính xác phải đầu tư kinh phí cho việc hiện đại hoá các phương tiện truyền thông đồng thời kiểm soát chặt chẽ các kênh truyền tin để ngăn chặn các luồng thông tin xấu, đồi truỵ, phản động. Tuyên truyền vận động nhân dân khai thác những luồng những kênh thông tin chính thống, tiến bộ không khai thác luồng thông tin xấu, đồi trụy, phản động.

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)