Những hạn chế, một số kinh nghiệm và dự báo

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 62 - 76)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhận thấy một số hạn chế, đồng thời cũng là nguyên nhân, điều kiện mà kẻ địch có thể lợi dụng gây mất ổn định chính trị ở Kon Tum.

- Việc tổ chức học tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính phủ đến cán bộ và nhân dân còn chậm, chưa thường xuyên, còn hình thức theo kiểu đối phó trong thực hiện chủ trương chứ chưa coi đây thực sự là một giải pháp có tính chiến lược, vì vậy biện pháp tổ chức còn máy móc, đơn điệu, chưa phong phú, chưa phù hợp với đặc điểm từng địa phương nên hiệu quả chưa cao. Nội dung triển khai chưa sâu, chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm dân cư ở mỗi cơ sở, nhất là khi trình độ dân trí của đồng bào còn quá thấp. Công tác tuyên truyền về chính sách tín ngưỡng tôn giáo của Đảng còn chưa hiệu quả nên nhận thức của đồng bào về Tin lành còn ấu trĩ, nhiều người còn chưa phân biệt được tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tâm linh của đồng bào với những tổ chức tôn giáo trá hình mang mục đích chính trị. Chưa phân biệt được đạo Tin lành khác “Tin lành Đề ga” nên để cho “Tin lành Đề ga” lôi kéo, lừa mị. Quy chế dân chủ nhìn chung vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Kon Tum.

Cũng do công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, công tác dân vận còn nhiều hạn chế, cán bộ làm công tác dân vận chuyên trách quá mỏng, năng lực và sự nhiệt tình chưa cao, nên một số cơ sở ta để mất dân. Cho dù việc hỗ trợ đời sống cho đồng bào của Nhà nước và chính quyền địa phương có cố gắng đến bao nhiêu đi nữa, song đồng bào cũng chỉ coi đó là trách nhiệm. Trong khi đó, hoạt động của các tổ chức phản động, các Mục sư truyền đạo rất ráo riết, tinh vi nên dù quan tâm đến dân ít nhưng do nghệ thuật mị dân, dân vẫn nghe, vẫn tin.

- Uy tín của Già làng giảm, trước đây Già làng có nhiều của cải để giúp dân làng, quyền lực của Già làng rất lớn. Nay Già làng chỉ là người được dân cử do tuổi tác và kinh nghiệm nên tiếng nói và sức thuyết phục của Già làng đối với đồng bào hạn chế hơn.Vai trò của luật tục cũng giảm, trong khi vai trò của pháp luật, hương ước, quy ước chưa phát huy đúng mức trong đời sống cộng đồng. Trình độ học vấn thấp, trình độ hiểu biết pháp luật của đồng bào chưa cao, chưa nắm hết chế độ,

chính sách cũng như chưa biết đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình để vận dụng. Hương ước xây dựng quá dài, khó nhớ, còn rập khuôn theo mẫu, chưa phù hợp với từng thôn, làng khó áp dụng.

- Việc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền cơ sở còn chậm, không dứt điểm, còn nhiều vấn đề tồn tại, gây bất bình trong dân, dễ tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó cũng có tình trạng nhiều nơi, do trình độ dân trí thấp, dân không nắm được chủ trương, chính sách, chế độ, quyền lợi nên bình thường họ ít quan tâm bày tỏ ý kiến, nếu bức xúc thì chỉ thắc mắc miệng, có ai rủ rê, lôi kéo tụ tập phản ứng thì tham gia, ít khi, thậm chí là không có khả năng khiếu kiện bằng đơn thư. Đây là một thực tế cần quan tâm.

- Nhiều cấp ủy đảng (xã) phương thức lãnh đạo giải quyết tình huống chính trị xảy ra còn lúng túng, nhất là thực hiện cơ chế A2. Nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế, có biểu hiện xem nhẹ nhiệm vụ an ninh quốc phòng, thậm chí có lúc còn chủ quan thiếu cảnh giác tạo kẽ hở để kẻ địch lợi dụng chống phá. Công tác giáo dục an ninh - quốc phòng cho toàn Đảng, toàn dân trên địa bàn thôn, xã còn nhiều hạn chế, nội dung còn nghèo nàn, phương pháp tiến hành chưa hiệu quả. Chất lượng chính trị và độ tin cậy của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên chưa cao (cá biệt có trường hợp bị địch móc nối, lôi kéo). Trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang còn nhiều bất cập, chất lượng thấp và không đồng bộ.

- Tác động từ bên ngoài vào, chủ yếu là âm mưu của Mỹ, HCR, bọn người Thượng lưu vong đã bị ta đấu tranh ngăn chặn một bước nhưng chưa triệt để, ta chưa khống chế, kiểm soát được hoàn toàn thông tin móc nối chỉ đạo trong - ngoài. Đây chính là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho bọn trong nước tiếp tục lừa bịp, khống chế đồng bào, tập hợp lực lượng chống đối. Tuy ta đã bắt được nhiều đối tượng, làm tan rã phần lớn lực lượng Đề ga, nhưng vẫn còn nhiều đối tượng cầm đầu còn lẩn trốn, trong đó có một số tên cầm đầu vẫn được che dấu, nuôi dưỡng. Một số tên vẫn tiếp tục liên lạc và nhận được chỉ thị của bọn bên ngoài, vì vậy địch

vẫn có thể phục hồi trở lại. Đặc biệt ngày càng lộ rõ một bộ phận dấu mặt đứng sau cố vấn chỉ đạo bọn hoạt động công khai nhưng ta chưa phát hiện, truy bắt triệt để. Mới giải quyết được một phần tổ chức Đề ga, còn một bộ phận núp dưới vỏ bọc Tin lành ta có đấu tranh với số chấp sự cầm đầu nhưng chưa cơ bản, chúng vẫn hoạt động củng cố và lợi dụng vấn đề tôn giáo, kích động được quần chúng ly khai. Tình hình phát triển đạo Tin lành, Tin lành Đề ga đến nay vẫn chưa thuyên giảm. Đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo để tập hợp quần chúng còn là khâu yếu. Chủ trương của trung ương chỉ rõ phải xoá Tin lành Đề ga nhưng cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể phương thức tiến hành do đó chưa nhất quán và thực hiện còn lúng túng.

- Trong một bộ phận đồng bào, nhất là tầng lớp thanh niên, học sinh bị bọn phản động Đề ga tác động mạnh về tư tưởng ly khai, nhưng công tác đấu tranh ngăn chặn chưa mấy hiệu quả. Thực tế cho thấy, mặc dù ta có nhiều cuộc đấu tranh trấn áp, phá rã tổ chức địch, vận động quần chúng, giải quyết đời sống văn hoá - xã hội nhưng khi địch móc nối, họ lại tiếp tục hoạt động, bị khống chế, họ không dám tố giác. Rõ ràng ta chưa nắm được dân, chưa giải quyết triệt để tư tưởng ly khai, tự trị trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp giải quyết đồng bộ giữa các lực lượng nhưng thực tế chưa đáp ứng được. Chủ trương về cán bộ cũng chưa chuyển biến kịp để phục vụ yêu cầu kinh tế - xã hội nói chung và công tác an ninh quốc phòng nói riêng.

- Hệ thống chính trị cơ sở là chỗ dựa quan trọng cho công tác bảo đảm an ninh, cho lực lượng công an triển khai các biện pháp phối hợp nhưng nhiều nơi bộ máy hoạt động rất yếu, không nắm được tình hình, không nắm được dân, để địch có điều kiện lôi kéo, khống chế. Vì vậy, không đáp ứng được yêu cầu nắm tình hình kịp thời và giải quyết tại chỗ, không huy động được quần chúng truy quét địch. Một số chủ trương công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác đánh địch chưa được chuyển biến xuống cấp dưới, phần lớn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Đối sách với hoạt động của địch còn có những mặt lúng túng như nguồn tiền từ ngoài gửi vào ngày một nhiều đã có tác động lớn đến tư tưởng người dân muốn trốn

sang Campuchia để đi Mỹ; những hoạt động tụ tập đông người, quyên góp tiền để truyền đạo trái phép v.v.. Chính phủ đã có chủ trương xử lý nhưng việc vận dụng thực hiện ở các địa phương chưa có hiệu quả. ở một số địa phương, do chưa đánh giá phân tích nhận định tình hình chính xác và chưa có biện pháp đề phòng ngăn chặn nên khi xảy ra tình huống thì bị động đối phó đã dẫn đến sai lầm của một số nơi trên địa bàn, nôn nóng giải quyết ổn định tình hình, lạm dụng biện pháp hành chính, nặng về răn đe, coi nhẹ giáo dục thuyết phục, từ đó đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ảnh hưởng đến sự tin cậy của đồng bào với chính quyền, giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số ở, làm cho đồng bào không yên tâm sản xuất, gây tâm lý nặng nề, lo lắng, hoang mang, nghi ngờ và giảm sút lòng tin.

Nếu phân tích từ góc độ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng thì nhìn chung các TCCSĐ nông thôn ở tỉnh Kon Tum đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém:

- Nổi lên rõ nhất của các đảng bộ nông thôn Kon Tum hiện nay là năng lực nắm bắt, quán triệt và vận dụng đường lối chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của địa phương để xác định nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng và đề ra giải pháp đúng đắn, cụ thể, sát hợp với thực tiễn của địa phương, mặt này còn nhiều hạn chế, không ít đảng bộ còn lúng túng, bị động. Đúng như Nghị quyết 01 năm 2006 của Tỉnh ủy Kon Tum (khoá 13) đã đánh giá: Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở chậm và lúng túng trong đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động.

- Do chưa nhận thức đầy đủ và thiếu quan tâm đến công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhất là nhân dân nên đã hạn chế rất nhiều đến việc thực hiện đường lôí, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn, làm cho việc nhận thức về chính trị- xã hội, về kinh tế và khoa học kỹ thuật của nhân dân chưa theo kịp với sự phát triển đa dạng của các hình thức thông tin mà kẻ thù đang lợi dụng để thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” đối với đất nước ta. Cho nên nếu ta buông lỏng công tác tư tưởng, trận địa tư tưởng bị bỏ trống, đây chính là

miếng đất tốt cho những âm mưu thù địch, cho tư tưởng tiêu cực hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân ở nông thôn.

- Một trong những hạn chế hiện nay của các đảng bộ, chi bộ nông thôn mà đảng bộ và nhân dân Kon Tum quan tâm nhiều đó là phẩm chất và năng lực của đội ngũ cấp uỷ (từ đảng uỷ đến chi uỷ). Mặc dù qua mỗi kì đại hội, mỗi lần chỉnh đốn đội ngũ cấp uỷ của đảng bộ, chi bộ được kiện toàn một bước, chất lượng có được nâng lên song trước sự tác động của cơ chế thị trường thì phẩm chất và năng lực của đội ngũ cấp uỷ ở các đảng bộ, chi bộ nông thôn Kon Tum đã bộc lộ nhiều mặt yếu và chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.

Thực trạng của công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng trong thời gian qua cho thấy, nếu chúng ta không làm tốt để loại bỏ các yếu tố gây mất ổn định thì tình hình có thể trở lại như trước tháng 02/2001. Những yếu tố đó là: Chúng ta không kiềm toả và bóc gỡ hết lực lượng ngầm bên trong để chúng phát triển đủ mạnh, an ninh nông thôn không ổn định. Hệ thống chính trị của ta không đủ mạnh, trong khi lực lượng của ta không nắm và kiểm soát được tình hình. Ta không kịp thời phát hiện và sửa sai ngay việc thực hiện các chính sách của Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, không nâng cao được đời sống để giác ngộ đồng bào, chính quyền không nắm được dân, không tách được dân ra khỏi bọn phản động Đề ga, chúng có thể kích động đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động Đề ga.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, trong đó xét từ phương diện chủ quan - vai trò của tổ chức Đảng cần lưu ý đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là: Còn khá nhiều tổ chức cơ sở đảng chưa phát huy được vai trò hạt

nhân lãnh đạo chính trị ở địa phương. Phân công trách nhiệm cho đảng viên chưa cụ thể. Công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế; công tác kiểm tra chưa được thường xuyên và còn mang tính sự vụ; một số tổ chức cơ sở đảng thiếu quan tâm công tác tạo nguồn phát triển đảng viên. Giác ngộ chính trị của cán bộ, đảng viên ở các Đảng bộ nông thôn hiện nay còn rất thấp- nhất là giác ngộ về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối xây dựng CNXH, đường lối đổi

mới của đảng còn đơn giản, hời hợt. Do đó không ít cán bộ đảng viên có biểu hiện dao động, hoài nghi, mất niềm tin vào CNXH, vào đường lối chính sách của Đảng. Một mâu thuẫn hiện nay đang tồn tại ở các Đảng bộ nông thôn cần phải giải quyết là không ít đảng viên một mặt chưa tin vào đường lối chính sách của Đảng, vào con đường đi lên CNXH, không chịu nghiên cứu học tập, nhưng mặt khác lại không muốn rời khỏi hàng ngũ của Đảng nếu không bị kỷ luật. Số đảng viên này còn tồn tại trong đảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính tiên phong, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng. Điều này cũng nói lên rằng có những TCCSĐ đông nhưng chưa mạnh.

Hai là: Do trình độ kiến thức các mặt của đội ngũ cấp uỷ, cán bộ, đảng viên

ở nông thôn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đổi mới kinh tế- xã hội, cho nên đã hạn chế đến việc tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những tri thức mới, những thành tựu về khoa học kỹ thuật- công nghệ, vì thế phần đông thiếu khả áp dụng những tri thức đó trong cuộc sống, trong làm ăn của gia đình mình, chứ chưa nói đến vận dụng tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện. Khi nền kinh tế chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, số đảng viên bị động, lúng túng không phát huy được vai trò tiên phong trong sản suất, phát triển kinh tế.

Đội ngũ cán bộ ở phần lớn các xã còn hạn chế về trình độ, năng lực, cốt cán ở thôn, làng mỏng; một bộ phận cán bộ chưa tâm huyết, trách nhiệm chưa cao, hạn chế trong việc cụ thể hóa chương trình, kế hoạch của cấp trên để triển khai thực hiện ở cấp mình, nhiều cán bộ chưa chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Một số cán bộ chủ chốt còn thiếu gương mẫu trong việc chấp hành và thực hiện qui chế làm việc; chậm đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành theo qui định. Công tác bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, nhất là cán bộ dân tộc tại chỗ. Vì vậy, nhiều nơi ở Kon Tum chưa đáp ứng được nhu cầu bổ sung đội ngũ cán bộ kế cận hoặc nếu có thì trình độ chưa tương xứng với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo sát của Trường chính trị tỉnh (để phục vụ cho đề tài đổi mới hệ thống chính trị ở nông thôn) ở 70 đảng bộ, số đảng viên có trình độ THPT mới có

19,21%, còn trình độ đại học chỉ có 3,1%. Về trình độ lý luận: qua số liệu điều tra mới có 15,84% qua trung cấp lí luận, trong số này chủ yếu là các đồng chí đảng viên nghỉ hưu đã có điều kiện học trước đây ở cơ quan,còn số đảng viên trẻ mới có 5,12%. Song điều cần lưu ý là trong số đảng viên có trình độ lý luận như đã nêu trên

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 62 - 76)