Những nhân tố gây mất ổn định chính trịxã hội ở Kon Tum

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 46 - 48)

Lĩnh vực chính trị mặc dù có tính độc lập tương đối, nhưng trong tính chỉnh thể của đời sống xã hội chính trị vừa là cái phái sinh từ kinh tế, chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội nhưng đến lượt nó, chính trị có thể, có khả năng định hướng, chi phối tiến trình vận động xã hội. Vì lẽ đó, tính chất và trạng thái của đời sống chính trị - xã hội nói chung, luôn chịu tác động và phụ thuộc vào tất cả các nhân tố hợp thành đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; của các nhân tố bên trong, bên ngoài; nhân tố chủ quan, khách quan.

Trong tính cụ thể của nó, sự ổn định chính trị- xã hội ở tỉnh Kon Tum phải chăng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố bên trong thể chế chính trị: Trình độ của đội ngũ cán bộ

trong HTCT ở các cấp không đều và chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn; tổ chức cơ sở đảng ở một số nơi chưa phát huy vai trò lãnh đạo chính trị; việc luân chuyển cán bộ ở một số cấp uỷ còn mang tính chất tình thế; việc nắm bắt tư tưởng và tâm trạng xã hội chưa sâu sát, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCT còn chưa phản ánh đúng thực chất; việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo vẫn còn nhiều bất cập; công tác giáo dục chính trị tư tưởng và ý thức pháp luật vẫn

chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở vẫn còn mang tính hình thức, máy móc; cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa được tiến hành đồng bộ, hiệu quả thấp, tình trạng nhũng nhiễu và gây phiền hà khó khăn cho dân vẫn còn xảy ra nhiều, gây bất bình phẫn nộ trong nhân dân.

Với những cơ chế chính sách còn nhiều bất cập cộng với chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ chủ chốt bị thoái hoá biến chất, tham ô, hối lộ, lãng phí, bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý hình sự... đã làm mất uy tín cá nhân và ảnh hưởng rất lớn uy tín của cấp uỷ đảng và chính quyền trong nhân dân. Rõ ràng, sự yếu kém trên ở cơ sở đã trở thành yếu tố dễ gây mất ổn định chính trị-xã hội ở nông thôn.

Thứ hai, nhân tố kinh tế - văn hoá - xã hội

Những thách thức trên lĩnh vực kinh tế, tuy rằng các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đã rất nổ lực để lãnh đạo để phát triễn kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nhưng đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, mức thu nhập hàng năm thấp nhất trong cả nước (cuối năm 2005 là 4,7 triệu đồng), tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao (năm 2006 còn khoảng 32%). Tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật, thiếu việc làm. Chính vì vậy đã phát sinh những tiêu cực, tệ nạn xã hội kéo theo rất lớn, tình trạng mâu thuẫn trong xã hội gần đây có những diễn biến rất phức tạp, như: một số nơi tập trung đông người để khiếu kiện, khiếu nại và có trường hợp chống lại chủ trương, quyết định của chính quyền địa phương (trong việc đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng cây công nghiệp...), đã và đang là những vấn đề trở nên trầm trọng, là thách thức lớn đối với đảng bộ và chính quyền địa phương.

Trên lĩnh vực văn hoá vẫn liên tiếp diễn ra (sự suy giảm văn hoá truyền thống - đặc biệt là văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số; sự sùng bái những giá trị văn hoá ngoại lai; sự phát triển của các già làng tự xưng theo xu hướng tiêu cực; việc số hoá trong cách gọi tên thôn, làng). Thực trạng đó cho thấy nguy cơ đánh mất sắc thái văn hoá Tây Nguyên, làm suy yếu nền tảng tinh thần của xã hội và bản sắc tộc người... và nó đã tác động không nhỏ đến việc ổn định chính trị.

Thứ ba, nhân tố an ninh - quốc phòng: Kon Tum có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và quân sự hết sức quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không những đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với cả Đông Dương. Do vậy, chủ trương chiến lược của Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình” kết hợp bạo loạn lật đổ đối với Việt Nam - trong đó Tây Nguyên là một địa bàn trọng điểm. Âm mưu của chúng là thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập”, tạo ra vùng lãnh thổ ly khai ở Tây Nguyên (cùng với ý đồ lập Nhà nước Khơme Crôm ở Tây Nam Bộ và Vương quốc người Mông ở Tây Bắc) nhằm tạo cớ can thiệp quân sự. Để thực hiện mục tiêu ra đời “Nhà nước Đề ga”, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng những hạn chế, bất cập trên các lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, đất đai và những sơ hở, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở từ đó tạo ra cớ gây rối, chống đối, gây biểu tình, bạo loạn chính trị. Trong khi đó nhận thức về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế; thậm chí có nơi còn chủ quan thiếu cảnh giác tạo kẽ hở cho sự lợi dụng của kẻ địch.

Cuộc bạo loạn chính trị diễn ra vào đầu tháng 2/2001 và lặp lại vào tháng 4/2004 là hệ quả của những nguyên nhân đã đề cập trên. Nó thực sự là một tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn đề ổn định chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Sự ổn định chính trị chỉ đạt trạng thái vững chắc khi đó là sự ổn định động - ổn định phải gắn liền với sự phát triển; ổn định chỉ là điều kiện cho sự phát triển, còn phát triển mới là mục đích. Điều đó cũng chỉ rõ việc giữ vững ổn định chính trị ở Kon Tum và Tây Nguyên là vấn đề có tính cấp thiết và đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên các giải pháp có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh - quốc phòng.

2.2. Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn Kon Tum trong việc góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội - Kết quả, kinh nghiệm và

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)